Trần Văn Giáp/ Lược truyện các tác gia Việt Nam/ TẬP I/ CHƯƠNG I CÁC SÁCH THAM KHẢO I- SỬ CHÍ/
7. Kiến Văn Tiểu Lục见闻小录
Tác
giả: Lê Quý Đôn (1726- 1784)
Nguyên
sách đề là 9 Thiên 42 quyền. Bản hiện có là sách chép tay của thư viện Khoa Học
Trung Ương, có 322 tờ, mỗi tờ 2 trang, mỗi trang có 9 dòng mỗi dòng 20 chữ. Ký hiệu
A. 32.
Sách
đã có bản dịch ra Việt Văn do Phạm Trọng Điềm biên dịch, nhà xuất bản Sử học xuất bản 1960.
Nội
dung:
Mục lục 9 Thiên ấy như sau:
1.
Trâm cảnh(lời khuyên răn) quyển 1, 25 tờ.
2.
Thể
lệ (lệ luật) thượng: quyển 2, 110 tờ.
Thể lệ hạ: quyển 3,
thiếu.
3.
Thiên
chương(sách vở, văn chương) quyển 4, 37 tờ.
4.
Tài
phẩm (người tài giỏi) quyển 5, 20 tờ.
5.
Phong
vực (bờ cõi), thượng: quyển 6. 69 tờ.
Phong vực-Trung: quyển
7,
thiếu.
Phong
vực-hạ: quyển 8, thiếu.
6.
Thiền dật (Phật
giáo): quyển 9, 34tờ.
7.
Linh
tích (dấu Thiêng): quyển 10, 12 tờ.
8.
Phương
thuật (phép lạ): quyển 11, thiếu.
9.
Tùng
Đàm (chuyện vặt): quyển 12, 15 tờ.
1.
Trong
mục Trâm Cảnh, tác giả trích lục một số cách ngôn của các bậc Hiền Triết, học giả
Việt Nam và Trung Quốc. Sau mỗi đoạn văn, mỗi lời nói, tác giả có phê phán theo
ý mình. Trong 47 đoạn trích lục, như các sách Minh nho thang mộc, Tiên hiền Huấn
Phạm, La hồ dã lục, v. v … Tác giả có trích lục 1 tờ chiếu của Lê Thánh Tông răn bảo quần thần
(Bản triều Thánh Tông huấn Sức Quần thần chiếu) và liên hệ so sánh với bài văn của vua Khang Hi răn bảo các sĩ tử (sinh viên) (Đại Thanh Thánh
tổ nhân hoàng đế Hữu Huấn sức sĩ Tử Văn).
2.
Thiên
Thể lệ có 2 phần thượng và hạ. Phần hạ Thất Lạc. Thiên này chuyên nói về các thể
lệ chính trị của các triều đại Việt Nam, so sánh với các thể lệ Trung Quốc. Tác
giả chia lịch sử tổ chức quốc gia Việt Nam làm nhiều giai đoạn khác nhau. Chế độ
triều Lý, chế độ triều Trần, chế độ Triều Lê sau thời Hồng Đức, sau thời Trung Hưng
và từ thời Cảnh Hưng về sau, khác nhau thế nào. Về các mục: Lễ nhạc Dư phục, Khoa cử, Chức quan, Hộ khẩu
Nông điền, Tài Phú, Sướng trừ, Binh nhung, Lương sướng, Pháp luật, từ tụng. Nhưng
hiện trong sách, tờ 82 đến 110, chỉ còn thấy
các mục Lễ nhạc, Dư phục, Khoa mục, Chức quan và Lương sướng.
3.
Mục
Thiên chương có 378 tờ, chuyên nói về các trào lưu văn thơ Hán học ở Việt Nam
tác giả phê phán xu hướng văn học, tư tưởng của các tác gia đời Lý, đời Trần, nhấn
mạnh sự tồn tại của ảnh hưởng đời Đường; Mãi đến cuối Trần mới thấy có ảnh hưởng
của Tống Nho. Vì vậy, Tác giả Có trích dẫn tên 15 bài văn Kim Thạch, nghĩa là một
số các bài văn khắc trên chuông khánh bia kệ từ thời Lý, Trần. Tác giả có mách
kể 5 bộ sách của tác giả Trung Quốc đời Nguyên, Minh có thể giúp ích cho tài liệu
sử Việt Nam: 1. Thiên Nam hành ký của Từ Minh Thiện đời Nguyên; 2. Nam ông mộng
lục của Lê Trừng ngườiViệt Nam đời Minh; 3. Bình Định Nam giao Lục của Khâu Tuấn
đời Minh; 4 Sứ Giao Châu tập, cuả người đời Nguyên. 5. Thù Vực Chu tư lục của Nghiêm
Tòng Giản đời Minh.
Ngoài ra có phê phán về các sách của ta như: Lĩnh Nam
chích quái,Việt điện U Linh tập và Sách An Nam chí của Cao hùng Trưng đời Minh;
Thanh giang tập cuả Phó nhược Kim đời Nguyên. Các thơ của Phạm Sư Mạnh đời Trần,
của Cao Biền, của Đào Bật, của Cố nhữ Tu, nói về Việt Nam Đời Đường, Tống, Minh.
Các Thi tập của ta: Việt âm Thi tập của Phan Phu Tiên; Tinh tuyển thi tập của Dương
Đức Nhan; Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương và các sách khác của Việt Nam :
Thiền Uyển tập anh, Kiên biểu thất tập(sách này của Trung Quốc), Truyền Kỳ Mạn Lục
của Nguyễn Dữ Đoạn sách lục của Pháp Loa, Tiết Trai tập của Lê Thiếu Dĩnh, Ngọc Tiên tập của Huyền Quang,
Thiên Sơn tập của Nguyễn Vĩnh Thiên, Vong hài tập cuả Phùng Thạc, Vân biểu tập của
Doãn Hành, Tống khê tập của Vương Sư Bá, Phục trai (hiên) tập của Trần Khản, Tố
Cầm tập của Vũ Quỳnh, Cưu Đài tập của Nguyễn Huc. Các thi Văn tập của các sứ thần
ta sang TrungQuốc: Sứ hoa thủ trạch tập của Phùng Khắc Khoan, Chúc trai thi của
Đặng đình Tướng, Hoa trình thi tập của Nguyễn Quý Đức và Nguyễn Đình Sách, Sứ hoa
tập của Lê Anh Tuấn và Nguyễn Công Cơ, Tinh Sà tập của Nguyễn Công Hãng, Sứ trình
tập của Phạm Khiêm Ích, Hoàng hoa nhã vịnh của Ngô đình Khả, Hiệu Tần tập của Lê
Hữu Cảo, Sứ Hoa Tùng Vịnh của Nguyễn Kiều và
Nguyễn Tông Khuê, Huấn đồng thi tập của Phùng Khắc Khoan, Tàng chuyết tập
của Nguyễn Doãn Thường (người ở An toàn, thuộc La Sơn, tự hiệu là Mai Hồ), Quốc
triều biểu Chương tập của Trần Văn Mô. Một số các bài thơ của sứ thần Triều Tiên
làm ở Trung Quốc và Hà Tiên thập vịnh của Mạc Thiên Tích v.v ….
4. Mục Tài phẩm ghi lược chuyện các vị danh nhân, đặc biệt
có các vị sau đây ít chép ở sử sách:
Lý Ông Trọng,
Khương Công Phụ, Lê Dung, Nguyễn Cần, Nguyễn Văn Anh, Hà Quảng, Vương Kinh, Trần
Nho, Dương Liễn, Lê Trắc, Trần Ích Tắc, Cam Nhuận Tổ, Trần Vu, Nguyễn An. Các vị
học giỏi nết tốt không phải ít. Đời Trần: Chu An, Đặng Tảo, Trương Đỗ, Bùi Mộng
Hoa, Trần Đình Thám. Đời Tiền Lê: Nguyễn Thiên Tích, Bùi Cầm Hổ, Lý Tử Cấu,
Nguyễn Thì Trung, Nguyễn Trực, Nguyễn Dữ, Nguyễn Hãng (nhân việc Vũ Quỳnh soạn
Lĩnh Nam Trích Quái, soạn riêng 1 bộ đặt tên là Thiên Nam vân lục, 3 quyển), Lê
Trích, Lê Khôi, Nguyễn Trãi, Trịnh Khả, Bố Đông (người Chiêm thành), Đào Công
Soạn, Hà Lật, Hà Phủ, Nguyễn Đình Mỹ, Lý Tử Tấn, Trình Thuấn Du, Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Nguyễn Trực,
Lương Thế Vinh, Lê Niệm, Vũ Tụ, Ngô Tuấn Kiệt, Bùi Hàm Châu, Nguyễn Bảo (có
Châu Khê thi tập), Trần Củng Uyên, Thái Thuận, Đỗ CHính Mô, Trịnh Duy Liêu, Bùi
Bá Ký, Nguyễn Kim, Vũ Duệ, Ngô Hoán, Lê Tuấn Mậu, Đàm Thận Huy, Hà Nhiệm Đại,
Phùng Khắc Khoan, Lê Bá Ký, Nguyễn Văn Giai, Nguyễn Danh Thế, Nguyễn Thực, Nguyễn
Nghi, Phạm Công Trứ, Đặng Thế Khoa, (trong thiên này có phụ Sứ Giao ngâm và Nam
Giao hảo âm của Chu Sán, người Trung Quốc sang sứ triều ta).
5.
Mục
Phong vực, có ba thiên, thiếu hẳn thiên Trung và Hạ, chỉ còn Thiên Thượng, nói
về 3 trấn Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang đời Lê. Trong từng Trấn, nói về lịch sử
1 số phủ, huyện, tổng, xã, sông, núi, đường xá khá kỹ, nhưng không có thứ tự,
hình như chỉ là những bút kí, gặp đâu chép đấy.
6.
Mục
Thiền dật chuyên nói về các nhà tu học các tôn giáo, phần nhiều là Phật giáo.
Thiên này bắt đầu nói chung về Phật giáo theo các sách: Thái bình quảng kí,
Pháp uyển châu lâm, Lăng nghiêm kinh, Kim Cương kinh, Lăng Già kinh, Pháp tạng
toái kim lục của Côn Quýnh đời Tống, Kim Cương kinh của Vương An Thạch chú giải;
kế đó đến các vị sư sau đây, có liên quan đến chính trị các triều đại, từ triều
Đường trở xuống: Vô Ngại thượng nhân ở chùa Sơn Tĩnh thuộc Cửu Chân, Phụng Định
pháp sư, Duy Giám pháp sư, Ngô Chân Lưu, Trương Ma Ni, Đặng Huyền Quang, Đỗ Thuận
pháp sư, Vạn Hạnh, Bảo Tính, Tâm Minh, Đạo Hạnh, Minh Không, Hương Hải thiền
sư, Như Đức Thiền sư, Như Nguyệt (trong thiên này có nói đến tượng Phật Pháp
Vân).
7.
Trong
thiên Linh tích, tác giả nói về truyền thuyết mê tín các thần thiêng.
8.
Mục Phương thuật,
thiếu.
9.
Mục
Tùng đàm ghi nhiều điểm lặt vặt, tác giả kể rõ những lầm lẫn trong các truyền
thuyết và thần thoại Việt Nam và một số thần thoại hay.
Sách Kiến Văn Tiểu Lục do Lê Quý Đôn soạn xong năm Cảnh
Hưng Đinh dậu (1777), trong khi đang phụ trách dạy học ở Quốc Tử Giám và Biên
soạn quốc sử. Xem một đoạn bài tựa Trích dịch sau đây, ta sẽ thấy rõ sách này
chỉ là một tập độc thư bút ký, nhưng là
tập bút kí có giá trị. Tác giả ghi nhiều sự việc hoặc đọc trong các sách, hoặc
mắt thấy tai nghe trong thời gian từ khi tác giả mới ra làm quan, đi công cán
các nơi, cho đến trước năm 1777. Sau đem các điều ghi được ấy, soạn lại thành
sách, xếp đặt có hệ thống theo từng mục. Sách này là nguồn tài liệu có giá trị
cho sử học Việt Nam, cũng như bộ Vân Đài
loại ngữ của ông. Có lẽ cả hai bộ ấy đều là những tài liệu mà tác giả sưu tầm,
thu thập, chuẩn bị cho việc viết bộ Đại
Việt thông Sử.
Một đoạn trích trong bài tựa của tác giả viết năm 1777:
“Tôi … thửa trẻ thích chứa sách, khi lớn ra làm quan.
Trong thời gian lâu dài ấy, ở gia đình được cha tôi dạy dỗ, học tập sách của
nhà, sẵn có trên giá; ra ngoài được học các bậc quan học giỏi, bạn bè hay. LẠi
được sai đi làm việc công, đi đây đi đó khắp nơi: Phía bắc đã đi đến miền Trung
Nguyên (giữa Trung Quốc); phía tây sang công tác ở Ai Lao; phía nam vào kinh lí
hai trấn Thuận Hóa, Quảng Nam. Đi đến đâu, tôi lưu ý sưu tầm hỏi han sách vở.
Có khi tai nghe, mắt thấy gì, tôi liền ghi ngay và phê phán qua loa, cất vào
trong túi riêng. Những tài liệu ghi ấy được tập hợp lâu ngày, đã thành từng quyển.
Nay đem ra, soạn thành 9 thiên, 12 quyển …”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét