17. ĐẠI VIỆT LỊCH ĐẠI TIẾN SĨ
KHOA THỰC LỤC 大越歷代進士科實籙
Tên này đề ở tờ 2, trang b, 1 quyển,
103 tờ(khổ giấy bản cũ 29x 20), tờ 2 trang, trang 9 dòng dòng 32 chữ. Không rõ tên tác giả. Ký hiệu A. 2010.
Nội dung: Trên trang 1, dòng đầu đề niên hiệu „Lê triều Dương đức nhị niên tuế tại giáp dần trọng
thu(8-1674)“; dòng thứ hai: „Đăng khoa lục tục tự“. Trong bài tự này có chỗ nói là „Tục vi đăng khoa
thực lục“ không có tên người. Cũng theo bài
tựa ấy, tác giả thuộc một nhà thế gia, đã sưu tầm tra cứu kỹ các tài liệu làm sách này,
đặt tên là Đăng khoa thực lục. Một đoạn trong bài tựa: Tôi may đựơc nối nghiệp nhà, nhân rảnh việc công, muốn theo đòi các cụ xưa, tôi bèn soạn những điều chép trong quốc sử làm
ra sách này]; xét lại các tên người thi đậu, tạc trên bia Quốc tử giám, và sưu tầm thực lục giấy tờ cũ của các triều,
ở các công sở, cùng là các sách biên chép của các nhà, khảo cứu về từng vị, so sánh tra xét lại quê quán, họ hàng,
tên tuổi, ông cha, con cháu,
anh em, chú cháu đã kế tiếp nhau thi
đậu, có vị chức tước cao vinh có vị sự
tích đáng ghi. …
(Dư thiểm thừa thế lộc chi gia, thích nhàn công sự chi hạ; dục kế phương tích
ư tiền trình, nãi tham chi quốc sử tư soạn, chất chi Giám bi đệ danh, cập sưu tầm chư triều, nha thực lục, dữ chư gia di biên nhi khảo đính
tra tỉ, quán chỉ, niên canh,
tính danh, tổ phụ, tử tôn, huynh đệ, thúc điệt, tương kế đăng khoa, hoặc
chức tước vinh ưu, hoặc sự tích khả ký …)
Thứ đến (tờ 2), một truyện Phạm Tử Hư, kể chuyện
hoang đường mê tín về khoa cử.
Bắt đầu tờ 3, mới chính thức là
sách Đăng khoa lục, chép từ triều Lý Nhân Tông khoa ất mão, năm Thái ninh thứ 4
(1075), có trích lời chép trong sử, như chiếu, v.v ... năm ấy có một Lê Văn Thịnh
thi đậu, làm quan, v.v … và ghi rõ cả chuyện Mục Thận có liên quan đến Lê Văn
Thịnh, nay còn đền thờ Mục Thận ở Tây-hồ.
Bản chất sách này là sách tốt. Một số khuyết điểm chỉ là do thời gian và kẻ
vụ lợi vô lương tâm tạo ra. Thực ra, sách này vừa cổ qúy, không những chữ viết kỹ,
lối cổ, mà từ năm Chính hòa qúy hợi (tờ 95) trở về sau, khoa nào cũng có chua đầu
đề thi (thơ phú) khoa ấy. Nhưng tiếc rằng sách Bị tàn khuyết nhiều, người đem
bán sách đánh số liều cho có thứ tự, rồi người mua bị lừa, không kiểm kỹ, cứ
đem đóng thành tập. Dù sao tập này vẫn có giá trị của nó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét