Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

Bút tích vua Lê Hiển Tông hay chúa Trịnh Sâm?

Bài Thư bút ngự tứ này copy trên Facebook của bạn trẻ Nguyễn Phạm Bằng. Có đề dẫn là Ngự bút của vua Lê Hiển Tông.
Chúng tôi đồ chừng rằng đây là bài Ngự tứ ban tặng cho bậc công thần quốc lão đã từng lịch duyệt chính sự trong triều. Nay khi Hoàng thượng mới sơ chính, mời vị nguyên lão này ra phụ giúp chính vụ nên ban tặng bài thơ này. Sau khắc vào đá để tưởng thưởng. Qua những thông tin trong bài Thơ bia này, thì vị Đại thần này tài cao đức trọng, từng trong triều lịch duyệt 39 năm chính vụ. Cụ đã về di dưỡng tuổi già vùng Sông Đức Giang, núi Thai Lĩnh (cũng có thể hiểu là sông Đức- non Thai là tuổi cao đức trọng mà thôi). Nay chính trị mới triển khai, mong mời cụ ra giúp nước được thái bình như triều Ngu, triều Chu bên Trung Hoa vậy. Chúng tôi tìm hiểu thêm thì bài bia nguyên văn đã được Nguyễn Công Việt giới thiệu trên Thông báo Hán Nôm học năm 2005
Trong bài này, Nguyễn Công Việt đã xác định được người được tặng thơ là Trần Danh Lâm (https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Danh_L%C3%A2m), và con dấu trên bia là Ngự tiền chi bảo 御前之.  
Tuy vậy chúng tôi nhận thấy bài viết có mấy chỗ không phù hợp:
Thứ nhất: Phiên âm thiếu mất 1 chữ  Lân câu cuối.
Thứ 2: Bài dịch nghĩa không trọn ý.
Mới làm chính nên cần giúp rập
Hiền nhân phò giúp có hạng nào đâu (trích dịch Theo bản dịch của Văn khắc Hán Nôm Việt Nam)
Thứ 3: Chữ Tráp là 30, bị hiểu nhầm là Chấp 廿 là 20. Ở câu thứ 2. Đáng phải hiểu là 39 năm thì người dịch lại dịch là 29 năm.
Sau đó tác giả lại suy diễn thời gian đó ra. Nhưng theo thông tin trên https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Danh_L%C3%A2m thì ông Trần Danh Lâm phục vụ triều đình tất cả 39 năm.
Tới năm 1776, ông lại được chúa Trịnh Sâm đặc cách gọi ra làm việc ở Bộ Lại. Nhưng được ít lâu sau ông qua đời, thọ 73 tuổi. Triều đình truy tặng ông làm Thiếu bảo, thụy là Trung Lượng.
Vậy bài thơ này được ban ra vào năm 1776 chứ không phải năm 1760 như tác giả Nguyễn Công Việt nhận định. Đồng thời cũng không có chứng tích nào chứng tỏ đây là Ngự bút của Lê Hiển Tông cả. Chúng tôi lại có thời gian cũ từng sưu tầm được Ngự bút của Chúa Trịnh Sâm đề núi Vân Lỗi sơn, ở huyện Nga Sơn, Thanh Hóa (http://yeuhannom.blogspot.de/2013/07/ngu-but-chua-trinh-sam-e-nui-van-loi.html). Nguyên bia còn đề rõ: 
Đại nguyên soái Tổng quốc chính, Sư thượng, Thượng phụ, Duệ 
đoán, Văn công, Vũ đức, Tĩnh vương ngự bút.
Ảnh ngự bút Trịnh Sâm đề núi Vân Lỗi, Thanh Hóa
Thác bản do Viện nghiên cứu Hán Nôm thực hiện
Chúng tôi so 2 ảnh với nhau thì thấy trùng chữ Thắng




Chúng tôi có thể gỉa  định là đây là ngự bút của Trịnh Sâm chứ không phải của Lê Hiển Tông. Trường hợp bị nhận nhầm ngự bút của nhà Chúa thành của vua Lê cũng đã có tiền lệ. Con cháu cựu thần họ Trịnh về sau khi nhà Nguyễn làm chủ đất nước cũng tránh phiền phức những ban tặng của họ Trịnh đều đổ hết cả cho vua Lê. Như trường hợp Gia phả dòng họ Phạm Đình Trọng (http://yeuhannom.blogspot.de/2013/05/hai-quan-cong-tien-si-pham-inh-trong.html).
Chúng tôi xin giới thiệu nguyên bia và bài dịch của chúng tôi:

Ảnh ngự bút ở xã Phương Triện, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. (thác bản do Nguyễn Phạm Bằng thực hiện)
Thư bút ngự tứ
Thư hương thế phiệt trọng nho lâm,
Tráp cửu niên lai lí lịch thâm.
Tế lí túc xưng Đường quốc bảo,
Huệ nhàn hề lận Hán đình kâm.
Đức Giang thắng khái cung di dưỡng, 德江
Thai Lĩnh kì bằng lạc dự trâm.
Sơ chánh chính kim cầu cựu thiết, 初政正今求
Ngu lân Chu phụ cánh hà tâm.虞隣周更何心

Trùng tứ đề

Bút ngự ban tặng
Là dòng dõi thư hương thế phiệt trong rừng Nho học,
Hơn ba mươi chín năm lịch duyệt đã lâu dài.
Giúp nước đáng khen như báu vật của triều Đường,
Ơn nhàn hưởng ban có kém gì vàng đời Hán.
Cảnh đẹp dòng sông Đức giang cung vẻ cho tuổi cao di dưỡng,
Như núi Thai sơn trong đám bạn già cũng dự hàng châm áo.
Nay là buổi chính sự mới đang cần người tài cũ,
Góp sức giúp cho nên như triều Ngu, triều Chu còn có lòng nào hơn.
Đề ngày 4 tháng 4.
Dịch thơ:
Thư hương nổi tiếng chốn nho lâm,
Chính trường tham dự ba chín năm.
Giúp nước triều Đường khen của báu,
Hưởng nhàn đời Hán nọ hoàng kâm.
Đức giang dòng chảy còn di dưỡng,
Bạn già Thai lĩnh cũng đeo trâm.
Chính mới đương mong người hiền cũ,
Triều thịnh Ngu Chu lọ khác tâm.
Đề ngày 4 tháng 4.
Deutschland. Hè tháng 7/ 2016. 
Nguyễn Đức Toàn viết khảo và dịch.
Cám ơn bạn Nguyễn Phạm Bằng đã sưu tầm. 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét