GIỚI THIỆU VĂN BẢN
HOÀNG TRIỀU SỬ KÝ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA
ThS. NGUYỄN ĐỨC TOÀN
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
I. Giới thiệu văn bản
II. Hoàng triều sử ký皇朝史記, văn bản hiện lưu tại Thư viện Quốc gia Hà Nội, mang ký hiệu R.2253. Sách dày 51 tờ (102 trang), viết bằng bút sắt mực xanh trên giấy bồi thường, chấm câu mực đỏ. Trang đầu tiên đề là皇朝史記;奉譯國音夢石/ Hoàng triều sử ký; Mộng Thạch(1)vâng dịch quốc âm . Ngay trang đầu tiên, bên trên đóng dấu Thư viện Quốc gia, bên dưới đóng dấu Trần Thúc Ngọc.
Cuối sách, tờ 51a còn nguyên dấu đỏ và chữ ký của cụ Thúc Ngọc Trần Văn Giáp(2), đề sao chép xong văn bản ngày tháng 4 năm 1972.
Chữ Nôm thể hiện trên văn bản là lối chữ gần gũi, dễ đọc hiểu. Nội dung chính là chép sử nhà Nguyễn từ đời Triệu Tổ Nguyễn Kim tôn dựng vua Lê Trang Tông ở đất Ai Lao, trải chín đời chúa, chín đời vua Nguyễn, đến đời vua thứ chín là Thành Thái (1907). Khả năng thời điểm hoàn thành tác phẩm là năm 1907. Được Thúc Ngọc Trần Văn Giáp chép lại, hoàn thành vào tháng 4 năm 1972. Vậy là, nguyên bản vẫn còn đến trước năm 1972.
Nhưng hiện nay chúng ta không biết hiện trạng nguyên bản, nhưng căn cứ vào bản chép tay rõ ràng, lại là của một nhà nghiên cứu thư tịch hàng đầu như Trần Văn Giáp, chúng ta có thể tin tưởng vào độ chính xác của bản chép này. Tuy đôi chỗ theo văn mạch và tự hình mà suy luận cũng có nhầm lẫn nhưng có thể lý giải và chấp nhận được. Như tờ [43a] chép Dật quan溢關(Dật quan là một phép nghiệm trong xem mạch của Đông y, chắc không có liên quan gì) chắc là chép nhầm của Ải quan 隘關; tờ [14a] chép là năm Giáp Thân, cách tính Âm lịch năm đó không phải là năm Giáp Thân, chắc chép nhầm năm Canh Thân 1800, khi vua Gia Long đem quân đánh ra Bình Định(3).
Nhưng hiện nay chúng ta không biết hiện trạng nguyên bản, nhưng căn cứ vào bản chép tay rõ ràng, lại là của một nhà nghiên cứu thư tịch hàng đầu như Trần Văn Giáp, chúng ta có thể tin tưởng vào độ chính xác của bản chép này. Tuy đôi chỗ theo văn mạch và tự hình mà suy luận cũng có nhầm lẫn nhưng có thể lý giải và chấp nhận được. Như tờ [43a] chép Dật quan溢關(Dật quan là một phép nghiệm trong xem mạch của Đông y, chắc không có liên quan gì) chắc là chép nhầm của Ải quan 隘關; tờ [14a] chép là năm Giáp Thân, cách tính Âm lịch năm đó không phải là năm Giáp Thân, chắc chép nhầm năm Canh Thân 1800, khi vua Gia Long đem quân đánh ra Bình Định(3).
Về dịch giả và viết lời bình - Mộng Thạch Dương Lâm
Về dịch giả Dương Lâm (1851-1920), cụ là em ruột cụ Dương Khuê, người Vân Đình, Hà Nội. Dương Lâm đỗ Cử nhân năm Tự Đức thứ 31 (1878), từng giữ nhiều chức vụ như: Huấn đạo huyện Ý Yên, Tri huyện Hoài Yên, Án sát Hưng Yên, Bố chính Sơn Tây hàm Quang Lộc tự khanh, Tuần phủ Thái Bình, Thượng thư Bộ Công, Tổng đốc Bình Phú(4) hàm Thái tử Thiếu bảo, khi về hưu được tặng Hiệp tá Đại học sĩ. Đặc biệt Dương Lâm từng đảm nhiệm những chức vụ phụ trách văn phòng rất quan trọng, được tiếp xúc nhiều tài liệu quan phương đa dạng, có cơ hội đọc nhiều tư liệu gốc có độ tin cậy lớn như các chức: Bang tá nha Kinh lược Bắc kỳ, Tham tri nha Kinh lược Bắc kỳ, Tổng tài Quốc sử quán. Thậm chí từng chính tay soạn thảo một số văn bản(5). Dương Lâm có nhiều tên hiệu như Vân Trì, Vân Hồ, Quất Bình, Quất Tẩu. Nhưng chưa có sách nào nhắc đến Dương Lâm còn có tên hiệu là Mộng Thạch. Nhưng trong quá trình tìm hiểu các văn bản của Dương Lâm, có một văn bản là Bắc kỳ châu quận canh hoán phân hợp phú 北圻州郡更換分合賦. , VHb.283 đề rõ: Ông Quất Tẩu Dương Lâm hiệu Mộng Thạch người Bắc Hà soạn北河橘叟楊琳夢石著. Văn bản này cũng có nét chữ quen thuộc của Trần Văn Giáp chép trong Hoàng triều sử ký.
Cùng với người anh, hai anh em họ Dương cùng nổi danh với các văn nhân danh sĩ thời bấy giờ như Nguyễn Khuyến, Vũ Phạm Hàm, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Thượng Hiền. Thơ văn của Dương Khuê, Dương Lâm được ghi chép và bình luận trong nhiều tài liệu văn học Việt Nam và sách giáo khoa, là những tác giả được ghi vào chương trình Quốc văn ở các bậc Trung học và Đại học(6). So với Dương Khuê, là tác giả của bài ca trù nổi tiếng Hồng hồng tuyết tuyết, và là bạn thân của Nguyễn Khuyến, được nhắc đến trong tác phẩm Khóc Dương Khuê. Dương Lâm ít nổi hơn, nhưng văn chương đầy uẩn khúc, hàm ý. Tỏ rõ ưu tư vì dân vì nước của ông trong giai đoạn ý thức hệ Nho giáo khủng hoảng và sa sút nghiêm trọng đối với các vấn đề của xã hội đương thời.
Hiện tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn các văn bản mang tên Dương Lâm, như: Túy hậu nhàn ngâm tập, A.1776; Dương thị văn tập, VHv.1893; Vân Đình biểu văn khải trướng toàn tập, VHv.1893; Tấu nghị tiền tập, VHv.43; Bắc kỳ châu quận canh hoán phân hợp phú, VHb.283.
Ông còn tham gia với một số trí thức quan lại khác như Đoàn Triển, Bùi Hướng Thành, Đỗ Văn Tâm biên tập hiệu đính soạn sách dạy chữ Hán cho các bậc Tiểu học, Trung học. Như Ấu học Hán tự tân thư, VHv.1485; cùng với Nguyễn Trung Khuyễn biên tập Trung học Ngũ kinh tiết yếu, A.2608/1-2
Ông còn soạn nhiều câu đối, trướng văn, các bài tựa, bạt trong một số tác phẩm chữ Hán khác.
Tác phẩm của ông còn lại gồm cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm, bộc lộ tư tưởng hưởng lạc, “nhàn tản sau cơn say” nhưng thực sự tâm tư ông có ý hoài cổ ưu ái với đất nước, nhằm mục đích hướng tới gây dựng giữ gìn lễ nghĩa, truyền thống cho dân cho nước. Trưởng thành và xuất sĩ trong giai đoạn quân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ và đặt ách cai trị, thơ văn Dương Lâm “phần nhiều đề cập trực tiếp hay gián tiếp đến thời kỳ này và nói lên cảm nghĩ của tác giả về các sự kiện lịch sử ấy”.(7) Với bối cảnh rối ren đương thời, kẻ sĩ trí thức với trách nhiệm ưu quốc, người thì “xuất dương” như Phan Bội Châu, người thì “ẩn dật” như Nguyễn Khuyến, người thì “xuất sĩ”, “đăng khoa” cho trọn đường khoa mục như Vũ Phạm Hàm. Nhưng Dương Lâm thì khác, ưu tư hoài cựu để mà khơi dậy lòng ái quốc, trước tác để bảo tồn văn hóa; ghi chép giữ nối truyền thống vẻ vang anh hùng của dân tộc. Đây chính là thể hiện một dòng tư tưởng của Nho sĩ trí thức cựu học trước thời cuộc.
Người tham gia bình thơ - Báo Chi Nguyễn Thượng Hiền
Nguyễn Thượng Hiền(1868-1925) tự Đỉnh Nam và Đỉnh Thần, hiệu làMai Sơn,còn được gọi làông Nghè Liên Bạt, sinh năm1868tại làng Liên Bạt, tỉnhHà Đông. Ông là con rể quan Phụ chính Đại thầnTôn Thất Thuyết, cha ông làHoàng giápNguyễn Thượng Phiên. Từ nhỏ Nguyễn Thượng Hiền đã nổi tiếng rất thông minh. Năm1884, khi 17 tuổi, ông đỗCử nhânkhoathi HươngởThanh Hóa. Năm 1885, ông đỗ đầu kỳthi Hộinhưng chưa kịp xướng danh thì kinh thành Huế thất thủ, ông phải về ở ẩn tại núi Nưa, Thanh Hóa. Đến năm1892, ông rathi Đìnhvà đỗHoàng giáp. Lúc đó 24 tuổi, Nguyễn Thượng Hiền được bổ làm Toản tu ởQuốc Sử quán, thăng Đốc họcởNinh Bình, rồi thuyên sangNam Địnhnên ông còn được gọi là ôngĐốc Nam. Trong thời gian ở Huế, ông cảm nhận tư tưởng tiến bộ của Đại thế thiên hạ luận 大勢天下論của nhà cải cáchNguyễn Lộ Trạchvà đọc nhiều tân thư củaTrung Quốc. Ông kết giao với nhiều sĩ phu yêu nước nhưTăng Bạt Hổ,Phan Bội Châu,Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. Năm1898, qua giao tiếp với Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thượng Hiền hỗ trợphong trào Đông Dunhưng vì cha ông lúc đó mang bệnh nặng nên ông phải ở lại vận động cách mạng trong nước.
Năm1907vuaThành Tháibị người Pháp buộc thoái vị, ông vào phủ toàn quyền đòi nhà nướcBảo hộbãi lệnh nhưng không thành. Thối chí, ông giả làm thầy bốc thuốc ở hiệu "Nam Thọ", Hà Nội rồi tìm đường sang Trung Quốc hoạt động và cùng với Phan Bội Châu lập raViệt Nam Quang phục hội. Năm 1914 sau khiPhan Bội Châubị bắt, ông là người lãnh đạo của hội.
Sau khi các hoạt động củaViệt Nam Quang phục hội thất bại, Nguyễn Thượng Hiền xuống tóc vào tu ở chùa Thường Tích Quang, Hàng Châu, tỉnhChiết Giang và mất tại đây ngày28 tháng 12 năm 1925. Theo di chúc, thi hài ông được hỏa táng, và tro rải xuống sông Tiền Đường.
Ông để lại một số tác phẩm thơ, văn bằng chữ Hán, chữ Nôm. Thơ ông chủ yếu ký thác những tâm sự của mình và khơi dậy lòng yêu nước, kêu gọi nhân dân đứng lên giành quyền tự chủ. Tập văn xuôiHát Đông thư dịcủa ông mang đậm tính chất truyền kỳ. Tên ông được đặt cho nhiều đường phố, trường học tạiViệt Nam.
Các tác phẩm để lại có: Nam chi tập (gồm 3 quyển), Mai Sơn ngâm tập, Nam hương tập, Mai Sơn ngâm thảo, Hát Đông thư dị. Một số bài thơ Nôm tuyên truyền cách mạng: Bài phú Cải lương, Hợp quần doanh sinh thuyết... Còn nhiều thơ văn, câu đối, trướng văn chép chung trong các tác phẩm khác.
Trong Hoàng triều sử ký皇朝史記,ông cũng đóng góp hai đoạn bình luận. Một là đoạn bình sự chúa Nguyễn Hiếu Minh khai thác đất Chiêm, hai là thời Tự Đức trọng văn khinh võ và từ chối sự giao thiệp với phương Tây.
Nhấn mạnh việc khai thác của tổ tiên ta đã khó khăn nhường nào. Sự gìn giữ còn phải gian nan, phải vững bền lâu dài:
Trên còn cửu miếu tinh linh
Sáng nghiệp đã vậy thủ thành làm sao
Búa này Thuấn chịu Nghiêu(8) trao
Lo sao phải tính giữ sao cho bền.
Nhìn nhận sự từ chối sự giao thiệp với phương Tây của nhà Nguyễn là không đúng đắn:
Người đà khôn khéo đến nhà
Vì ai ngăn đón hóa ra phụ lòng.
Bình luận chỉ có hai câu mà như một lời than thở đắng cay.
Tuy phần bình luận của Báo Chi ít hơn Mộng Thạch, mà cái tinh thần ưu ái với nước với dân dường như không kém hơn.
Người chép văn bản - Thúc Ngọc Trần Văn Giáp
Trần Văn Giáp(1902-1973), tựThúc Ngọclà một học giả lớn của Việt Nam, để lại cho giới nghiên cứu khoa học Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị. Ông là tác giả của bộ sách nghiên cứu thư tịch cổ Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, là một công trình khoa học rất giá trị về thư tịch văn học - lịch sử cổ điển Việt Nam. Với nội dung phong phú, bộ sách này đã giúp ích rất nhiều cho giới nghiên cứu Hán Nôm nói riêng và giới nghiên cứu Việt Nam học nói chung.
Lòng yêu thích và say mê thư tịch cổ của Trần Văn Giáp không chỉ thể hiện qua các công trình nghiên cứu, ông còn tự tay sưu tập sao chép lại sách, Hoàng triều sử ký là một trong các sách đó. Bản sao chép này được lưu tại Thư viện Quốc gia là bản sao chép đáng tin cậy từ một nguyên bản gốc mà ông sưu tầm được từ nguồn gia đình dòng họ Dương Lâm.
Cách trình bày của văn bản
Văn bản trình bày theo lối lịch đại, từ thứ tự các chúa, đến Gia Long thống nhất. Rồi từ Gia Long đến thời Thành Thái thứ 19 (1907), bằng văn xuôi chữ Nôm. Chủ yếu tập trung vào các sự kiện chính, và tiểu truyện những nhân vật lịch sử có ảnh hưởng. Đặc biệt là phần thơ văn bình luận của Mộng Thạch (Dương Lâm) và Báo Chi (Nguyễn Thượng Hiền). Trong đó, lời tổng bình của Dương Lâm thể hiện một cách sâu sắc quan điểm, cách nhìn nhận trước các vấn đề lịch sử, tấm lòng ưu ái với đất nước của dịch giả.
Các sự kiện trình bày mạch lạc, ngắn gọn:
Triệu Tổ, Nguyễn Kim,
- Lập vua Trang Tôn; đem quân về đánh Tây Đô (Thanh Hóa).
- Hàng tướng là Dương Vân đầu độc, Nguyễn Kim mất.
Gia Dụ嘉裕, Nguyễn Hoàng,
- Hoành Sơn một dải, dung thân muôn đời”.
Vào trấn Thuận Hóa, Quảng Nam, đóng đô ở làng Ái Tử.
- Phá quân Mạc ở sông Ái Tử.
- Đặt tỉnh Phú Yên.
Hiếu Văn孝文,
- Cải họ là Nguyễn Phúc,
- Dùng ông Đào Duy Từ, đắp Lũy Thầy.
- Đem giả sắc văn.
Hiếu Chiêu孝昭,
- Đánh nhà Trịnh, lấy [3a] châu Bố Chính.
Hiếu Triết孝哲,
- Đặt tỉnh Ninh Hòa, tỉnh Diên Khánh.
- Có tướng nhà Minh, xin thần phục nước ta.
Hiếu Nghĩa孝義,
- Dời đô vào Phú Xuân.
Hiếu Minh孝明,
- Đặt phủ Bình Thuận, đặt phủ Phước Long.
- Sai Mạc Cửu làm quan Tổng binh tỉnh Hà Tiên.
- Đúc ấn vàng, khắc chữ:“大越國阮主承鎮之寶Đại Việt quốc Nguyễn chúa thừa trấn chi bảo”.
Hiếu Ninh孝寧,
- Trọng Nho học, dạy dỗ cho dân Hà Tiên biết sự học hành.
Hiếu Vũ孝武,
- Cao Miên dâng năm tỉnh, cho thuộc về Hà Tiên.
Hiếu Định孝定,
- Trương Phúc Loan chuyên quyền.
- Tây Sơn nổi lên.
- Nhà Trịnh sai Hoàng Ngũ Phúc vào đánh.
Gia Long嘉隆,
- Bá Đa Lộc đem ông [9a] Hoàng tử Cảnh sang nước Đại Pháp cầu viện,
- Thu phục đất Gia Định.
- Anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đánh nhau,
- Bắt được Quang Toản. Định được thiên hạ rồi, đóng kinh đô ở thành Phú Xuân, niên hiệu Gia Long, làm vua được mười tám năm.
Minh Mệnh明命,
- Dùng văn thần như Trịnh Hoài Đức, Trương Đăng Quế, Hà Tông Quyền, Hà Duy Phiên.
- Minh Mệnh thứ 14 (1833), tên [24a] Lê Văn Khôi làm loạn.
- Đặt tỉnh Ninh Thuận, huyện Tuy Định, huyện Tuy Phong.
- Bảo hộ nước Vạn Tượng, tỉnh Trấn Ninh từ đó thuộc về ta.
- Đánh nhau với Xiêm tranh sự bảo hộ Cao Miên, đặt tỉnh Trấn Tây.
Thiệu Trị紹治,
- Quân ta (ở Cao Miên) rút về.
Tự Đức嗣德,
- Năm thứ 4 (1851) ngự lên tế Văn miếu.
- Năm thứ 10, tàu nước Đại Pháp và Y Pha Nho đến cửa Tu Đoan(9), đem thư xin giảng đạo; xin thông thương; xin mở phố ở núi Trà Sơn.
- Đến năm thứ 12, nước Đại Pháp và Y Pha Nho đem tàu binh vào cửa Cần Giờ đánh phá thành Gia Định,
- Ngoài Bắc kỳ, tên Lê Duy Phụng lại nổi lên.
- Cắt đất ba tỉnh Nam kỳ giao cho nước Đại Pháp để bồi thường chiến phí.
- Năm thứ 15 (1862), sai ông Phan Thanh Giản sang Pháp thương thuyết.
- Trương Công Định nổi lên... Đại Pháp lấy cả ba tỉnh nữa.
- Phan Thanh Giản đã ký tờ giao rồi tự vẫn chết.
- Năm thứ 18 (1865), làm điện ở Khiêm Lăng.
- Bọn Đoàn Văn Trưng, Đoàn Văn Trực làm loạn Chày Vôi.
- Năm thứ 20 (1867), giặc Tàu là Ngô Côn kéo sang nước ta.
- Năm thứ 22 (1869), tên Đồ Phổ Nghĩa (Jean Dupuis) ra Bắc kỳ xin thông thương đường Vân Nam.
- Ngạc Nhi (Garnier) đem một trăm quân đánh thành Hà Nội. Ông Nguyễn Tri Phương chết. Ngạc Nhi bị quân Cờ Đen giết chết.
- Đại Pháp được đặt Khâm sứ ở Kinh và đặt Lãnh sự ở Hà Nội, Hải Phòng.
- Năm thứ 35 (1882), ông Lê Vi Y Dư (Rivière), đem hai trăm quân đánh thành Hà Nội. Ông Hoàng Diệu tự vẫn.
- Phạm Thận Duật sang Thiên Tân.
- Đường Cảnh Tùng sang tỉnh Sơn Tây, ông Từ Diên Húc sang tỉnh Bắc Ninh.
- Năm thứ 36 (1883) tháng hai,... Rivière bị giết.
- Đến tháng sáu năm Quý Mùi (1883), Tự Đức mất.
Hiệp Hòa協和,
- Làm vua được bốn tháng mà thôi.
Kiến Phúc建福,
- Hòa ước Pháp-Thanh ở Thiên Tân.
Hàm Nghi咸宜,
- Đến tháng Giêng năm Hàm Nghi thứ 1 (1885). Ngày 23-5, quân ta phát hiệu đánh trước. Quân Pháp đánh vào Kinh.
- Nước ta trông thấy [45b] như thế, đâu đâu cũng đều dậy cả lên.
Đồng Khánh同慶,
- Năm Đồng Khánh thứ 4 (1888), ký Hòa ước giao Hà Nội, Hải Phòng, Tu Đoan, ba nơi(10) làm nhượng địa.
- Thành Thái成泰1907. Kết thúc Hoàng triều sử ký 皇朝史記.
Phần Tiểu truyện các nhân vật lịch sử, tuy dịch giả đề là Phụ chép nhưng những chi tiết thông tin trong Tiểu truyện đều khá chính xác và cụ thể, đan xen vào các giai đoạn lịch sử. Các Tiểu truyện là:
- Truyện ông Hoàng tử Cảnh.
- Truyện ông Vũ Tính, ông Ngô Tòng Chu.
- Truyện ông Trung quân Nguyễn Văn Thành.
- Truyện ông Tả quân Lê Văn Duyệt [19a].
- Truyện ông Bá Đa Lộc.
- Truyện ông Đào Duy Từ.
Tiểu truyện nào cũng có những lời phân tích bình luận nhân vật xác đáng. Cảm khái về nhân sinh quan, về thời thế bên cạnh đó là ngôn từ khen ngợi tài năng, đức độ, lòng trung quân yêu nước của nhân vật.
Phần thơ văn bình luận của Mộng Thạch (Dương Lâm) và Báo Chi (Nguyễn Thượng Hiền). Thể hiện tư tưởng của người bình luận trước các vấn đề lịch sử của đất nước. Công nhận sự lạc hậu của ta và văn minh tiến bộ của Phương Tây. Bên cạnh một chút tư tưởng hoài cổ mong ước một thời đại vua sáng tôi hiền để đưa đất nước, nhân dân ra khỏi lầm than. Phản ánh lối tư duy “thiên mệnh” của nhà Nho. Tuy nhiên cũng không tránh được tư tưởng thỏa hiệp, khi có ý thức thừa nhận sự bảo hộ của Pháp là mang lại văn minh khai hóa cho nước ta. Có cách nhìn chính xác về quan điểm của Trung Quốc với nước ta, qua nhận định hành động của Lý Hồng Chương, đưa quân sang thực tế để “hôi của” chứ không phải thực bụng “Thiên triều” đi cứu “Chư hầu” như triều đình Huế mong đợi. Bè lũ của Lưu Vĩnh Phúc, trước nay được coi là quy thuận nhà Nguyễn, góp phần làm nên hai lần chiến thắng ở Cầu Giấy, nhưng thực chất là một đảng thổ phỉ ăn cướp.
Cho dù như vậy, vấn đề nổi bật của bản dịch mà chúng tôi quan tâm, chính là tâm trạng của Dương Lâm, ưu tư của một nhà Nho trước vận mệnh tổ quốc. Qua đó thấy được niềm tự hào về lịch sử dân tộc vẻ vang, lòng mong mỏi đất nước được cường thịnh vững mạnh. Nó cũng là một dòng ít nhưng không xa lạ trong suy nghĩ của trí thức cựu học đương thời, nhưng chưa được nhìn nhận và tìm hiểu đúng đắn. Khi mà các nhà Nho “duy tân” tìm đường “xuất dương” để mở mang, để khai trí cho dân tộc thì Dương Lâm, một nhà Nho thuộc thế hệ cựu trào, vẫn tìm tòi trong truyền thống lịch sử những hạt vàng quý giá để phấn hưng nỗi niềm yêu nước. Với tinh thần Nho học “Ôn cố nhi tri tân”.
Chú thích:
(1) Mộng Thạch: tên hiệu của Dương Lâm (1851-1920), người Vân Đình, Hà Nội, đỗ Cử nhân năm 1878.
(2) Trần Văn Giáp(1902-1973), tựThúc Ngọclà một học giả lớn của nước ta, có nhiều đóng góp cho nghiên cứu lịch sử, thư tịch cổ Việt Nam.
(3) Một số sử liệu chép Gia Long đánh Bình Định là năm 1799.
(4) Bình - Phú: tức Bình Định - Phú Yên.
(5) Dương Lâm. Bắc Kỳ châu quận canh hoán phân hợp phú-Bạt, VHb.283: “tra sách cũ của triều xưa mà dâng chút sử liệu cho hậu thế”; “Mấy gian giường trúc mây song, nhớ năm xưa từng sung nơi Kinh Lược sứ. Tỉnh nọ châu kia, kìa chia kìa hợp, nghị thảo nhiều phen tới tay, rút trong lòng chút mực tích. Qua loa thành bài, còn e lầm lỗi. Mỗi khi có người qua đều đem tham vấn. Thấy đều thưa lại là, so với sách của quan bảo hộ, không một chút gì là không tương hợp.” (Bản dịch. Nguyễn Đức Toàn).
(6) Văn đàn bảo giám của Trần Trung Viên; Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm;…
(7) Dương Thiệu Tống. Tâm trạng Dương Khuê-Dương Lâm, Nxb. KHXH, H. 2005.
(8) Nghiêu 堯- Thuấn舜: là hai vị vua sáng thời cổ đại của Trung Quốc, trao truyền ngôi vị cho nhau, tỏ ý truyền chính thống.
(9) Tu Đoan tức Turane, tên của Đà Nẵng trên bản đồ của người Pháp phiên âm theo Hán Việt.
(10) Chỉ dụ của triều đình Huế ngày 6 tháng 8 năm Đồng Khánh thứ 3 (1-10-1888).
Thư mục sách đã dẫn
1.Hoàng triều sử ký 皇朝史記 -Mộng Thạch dịch quốc âm, R.2253 Thư viện Quốc gia Hà Nội.
2.Dương Lâm: Bắc kỳ châu quận canh hoán phân hợp phú北圻州郡更換分合賦 , VHb.283.
3.Dương Thiệu Tống: Tâm trạng Dương Khuê - Dương Lâm, Nxb. KHXH, H. 2005.
4.Dương Quảng Hàm: Việt Nam văn học sử yếu. Nxb. Hội nhà văn, H. 2002.
5.Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu. Nxb. KHXH, H.1993.
6.Trịnh Khắc Mạnh: Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam. Nxb. Văn hóa - Thông tin, H. 2007.
7.Trần Văn Giáp: Tìm hiểu kho sách Hán Nôm. Nxb. KHXH, H.1990.
8.Trần Văn Giáp: Lược truyện các tác gia Việt Nam. Nxb. KHXH, H. 1972.
10.Thanh Lãng: Khởi thảo văn học sử Việt Nam. H. 1953./.
Thân chào anh Toàn,
Trả lờiXóaAnh có thể làm loạt bài về văn bia Văn Miếu - QTG được không ạ? Trên trang hannom.org.vn thì nhiều bia thiếu phần Hán văn, mà mình tìm kiếm khắp trên mạng cũng không ra.
Người yêu Hán Nôm!
camr own ban. Minh cungx muon lamf, nhwng hien giow chwa co Thoi gian
Trả lờiXóa