Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

NIÊN BIỂU Thám Hoa Vũ Phạm Hàm


VŨ PHẠM HÀM NIÊN BIỂU
Nguyễn Đức Toàn
Viện nghiên cứu Hán Nôm 2002
Vũ Phạm Hàm tự là Mộng Hải, tự khác là Mộng Hồ, hiệu Thư Trì người xã Đôn Thư, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Đôn Thư, xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây). Là vị Thám hoa cuối cùng của triều Nguyễn và của nền khoa cử phong kiến ở Việt Nam. Theo “Từ điển các nhân vật lịch sử Việt Nam” thì “đương thời giới trí thức rất hâm mộ tài học và đức độ của ông”, “thơ văn của ông được truyền tụng nhiều vì nội dung nghệ thuật sâu sắc, có nhiều hình tượng nghệ thuật mà giới yêu thơ thán phục”. “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam” còn dẫn ra bài thơ vịnh “Mã Yên sơn lăng馬鞍山陵 ” của ông để dẫn chứng. 
Trong quá trình tìm đọc tư liệu về Vũ Phạm Hàm, chúng tôi đã khái quát được niên biểu của cụ theo văn bản Mộng Hồ gia tập HV58 (Gia phả nhà Vũ Phạm Hàm)và Vũ Phạm Hàm lý lịch H 471- Viện sử học. 
NIÊN BIỂU HÀNH TRẠNG
Thám Hoa Vũ Phạm Hàm
Năm tháng
Hành trạng
Sự kiện
1821 (Minh Mệnh 2)
Ông nội là cụ Vũ Đăng Dương đỗ Cử nhân ở trường thi Sơn Nam. Bổ làm Tri phủ
Cụ Vũ Đăng Dương sinh được 3 con: Dự, Cao, Khoa; 
1858
Ông Vũ Phạm Dự lấy bà Nguyễn Thị Lượng (con gái quan Giáo thụ phủ Nghĩa Hưng Nguyễn Huy Quan, đỗ Hương cống khoa Ất Dậu - 1825)
Ông Dự sinh được 3 con là: Hàm, Châm, Cảnh
19/8/1864 (Tự Đức thứ 17)
Vũ Phạm Hàm sinh


12 tuổi theo cha đi học ở Cự Đà


Học quan Đông Phần[1] tiên sinh rất yêu mến nhận làm con nuôi.


13 tuổi đi thi Hạch[2]


Đông Phần tiên sinh đích thân dạy dỗ 5 năm

1876 (Tự Đức 29)
Đi thi nhưng không đỗ

1878 (Tự Đức 31)
Có cậu đi thi, đỗ.
Bản thân tái thí nhưng không đỗ.

1882 (Tự Đức 35)
Bắc Thành hữu sự[3], ở nhà phụng dưỡng mẹ.
Pháp gây chiến ở Bắc Kỳ lần thứ 2

Đông Phần tiên sinh lên Kinh nhận chức. 18 tuổi Sang học với quan Nam Ngư Phạm Hi Lượng[4]


19 tuổi, lấy vợ là con quan Giám sát Ngự sử Lê công (Lê Văn Xuân[5])

26/5
Mẹ mất
Về quê chịu tang mẹ
1884 (Kiến Phúc 1)
21 tuổi, Thi đỗ Giải nguyên (1) ở trường thi Thanh Hóa. Quan chủ khảo là Khiếu Năng Tĩnh[6], lấy nội dung Trung hiếu Trạng nguyên làm đề thi. Bài của ông hay, được các sĩ tử truyền tụng.
Người Pháp tiếp tục gây hấn[7]. Hai trường Hà Nam – Nam Định phải thi ở Thanh Hóa. Từ đó về sau thì thi ở Nam Định
1885
Thi Hội, không đỗ. Ở lại Kinh dạy học cho nhà quan Thượng thư bộ Hộ là Phạm Thận Duật[8]
(Năm ấy có cụ Vũ Đông Phần làm chủ khảo, Lê Văn Xuân làm Phó Chủ khảo. Vì tránh tiếng nâng đỡ người thân nên để trượt)
1885(Hàm Nghi 1)
Sự biến kinh thành[9]. Không tổ chức thi
Sau loạn lạc. Kinh thành bị đốt phá. Thơ văn của ông làm khi ở Kinh cũng ra tro. Ông có soạn bài Văn tế tập thi cảo ở Kinh là Tế Kinh hành thi cảo.
1886(Đồng Khánh 1)
Thăng hàm Biên tu. Nhận làm Giáo thụ ở Phủ Kiến Thụy[10].

1889
Sinh trai: Vịnh (mất sớm)


Vợ 2 sinh gái: Nhạ

1892 (Thành Thái 4)
29 tuổi, theo Diên Mậu Quận công Hoàng Tướng công[11] lên Kinh. Thi Hội, đỗ đầu Đình Nguyên Thám hoa


Sinh trai: Thảng

1893
Thăng hàm Quang lộc tự thiếu khanh. Được bổ chức Đốc học Hà Nội, sung Đồng Văn quán[12]

1896 (Thành Thái 8)
Thăng hàm Hồng Lô tự khanh. Bổ chức Hiến Sát sứ tỉnh Hưng Hóa[13]; 
Nha kinh lược Bắc Kỳ chỉ định Dương Danh Lập về lĩnh Đốc học Hà Nội thay Vũ Phạm Hàm. Có soạn bài Hưng Hóa tỉnh phú. Cha được phong tặng Hàn lâm viện thị giảng

Sinh gái: Tấn

1897
Sinh trai: Phổ
Cha được phong tặng Hàn Lâm viện thị giảng học sĩ. Mẹ được phong tặng Cung nhân.
1898
Ở nhà nhàn dưỡng, câu cá ngâm thơ
Làm nhà ngói
tháng 9
Bổ làm Đốc học tỉnh Ninh Bình


Sinh đôi 2 gái: Uyển - Diễm

1901 (Thành Thái 13)




7/2
Bố mất.
Về quê chịu tang bố
tháng 12
Bổ làm Đốc học tỉnh Phù Lỗ[14]
Đang trong kỳ cư tang bị buộc phải đi nhận chức.



1902
Bị bệnh xin nghỉ việc.
Sinh con gái: Bích

1903
Đổi làm Đốc học tỉnh Cầu Đơ[15], kiêm sung Phó hội viện hội đồng viện Thượng Thẩm; Hàn lâm viện trực học sĩ; Giám thí; Ký lục Thông sự
Bố được gia phong Trung Thuận đại phu, Hàn Lâm viện Thị độc học sĩ

Sinh trai: Tuyển (còn có thể đọc là Soạn)-mất sớm
Vợ bé sinh gái: Du

1906 (Thành Thái 18)
Được bổ làm Án sát tỉnh Hải Dương. Vua Thành Thái ngự giá Bắc Kỳ. Đến hành cung yết kiến.

14/5
Năm ấy bị bệnh nặng, xin về quê nhà

17/5
Về đến quê thì mất. Hưởng thọ 43 tuổi
Được truy tặng hàm Tham tri



[1] Vũ Nhự (1840-1886) người phường Kim Cổ tổng Thuận Mỹ huyện Thọ Xương phủ Hoài Đức tỉnh Hà Nội (nay thuộc quận Hoàn Kiếm Tp. Hà Nội). Cử nhân năm Tân Dậu (1861), thi đỗ khi mới 29 tuổi. Ông giữ các chức quan, như Tri phủ Từ Sơn, Đốc học Hà Nội, hàm Quang lộc Tự khanh sung làm ở Nội các, Tuần phủ Hà Nội, Tổng đốc, Hàn lâm viện Trực học sĩ, Toản tu Quốc sử quán, Tham tri Bộ Lễ.
[2] Hạch: là kiểu thi sát hạch nhỏ, tổ chức ở các trường, để kiểm tra kiến thức chung của học sinh.
[3] Năm 1882, quân Pháp có Đại tá Henri Rivière chỉ huy, đem quân ra Bắc Kỳ, đánh thành Hà Nội lần thứ 2, quan Tổng đốc Hoàng Diệu tử tiết.
[4] Phạm Hy Lượng: danh sĩ đời Tự Đức. Ông sinh năm 1834. Năm Mậu Ngọ 1858 ông đậu cử nhân. Năm Nhâm Tuất 1862 ông đậu Phó bảng, được bổ làm tri huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, Kinh Bắc. Năm Canh Ngọ, 1870, được thăng hàm Quang Lộc tự thiếu khanh và được sung đoàn đi sứ nhà Thanh. Năm 1872 sau khi đi sứ về, ông được thăng hàm Quang Lộc thiếu khanh, ông được giao trách nhiệm cùng một số người nữa duyệt kiểm bộ sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Năm Quý Dậu 1873, Phạm Hy Lượng được cử giữ chức bố chánh Quảng Bình. Lúc đó, có khởi nghĩa chống Pháp tại địa phương. Vì không thẳng tay đàn áp nên Phạm Hy Lượng nhiều lần bị triều đình luận tội. Năm Quý Mùi 1883, Phạm Hy Lượng được phục chức, lãnh án sát Ninh Bình rồi quyền tuần phủ. Năm Giáp Thân 1884, Phạm Hy Lượng cáo bệnh, về Hà Nội mở trường dạy học. Năm 1886 (Bính Tuất) ông qua đời.
[5] Lê Văn Xuân: Người xã Kim Bài, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Đỗ thi Hương khoa Đinh Mão năm Tự Đức 20 (1867) tại trường thi Hà Nội. Làm quan đến chức Ngự Sử.
[6] Khiếu Năng Tĩnh (1835 – 1920), danh sĩ đời vua T Đc (18291883) tự là Trọng Định, hiệu Mỹ Đình quê làng Trực Mỹ hay còn gọi là Chân Mỹ, xã Yên Thắng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Năm Mậu Dần 1878, ông đỗ Cử nhân, đỗ tiến sĩ khoa Canh Thìn năm 1880, 45 tuổi, từng làm Đốc học Nam Định, rồi làm Tế tửu Quốc tử giám.
[7] Năm 1884, Pháp gây sức ép, buộc Triều đình Huế chấp nhận Hòa ước Patênôtre còn gọi là Hoà ước Giáp Thân ( năm 1884 ), công nhận sự  Bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Đông Dương, hủy bỏ ấn phong của Trung Quốc, tuyên bố không còn phụ thuộc nhà Thanh nữa. Pháp chia nước ra làm hai khu vực là Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Tuy hai Kỳ cũng thuộc về quyền bảo hộ của nước Pháp, nhưng mỗi Kỳ có một cách cai trị khác. Về sau, dần dần Hoà ước năm 1884 cũng mất cả ý nghĩa , và thực quyền về chính phủ bảo hộ hết cả. Triều đình ở Huế chỉ giữ cái hư vị mà thôi.
[8] Phạm Thận Duật (1825 – 1885), hiệu là Quan Thành, hiệu khác là Vọng Sơn (tên một ngọn núi ở quê Ninh Bình của ông). Ông sinh ngày 4 tháng 11 năm 1825. Quê làng Yên Mô Thượng, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, Ninh Bình, trong một gia đình nông dân nghèo, có truyền thống hiếu học. Ông chủ trương đánh Pháp, theo Chiếu Cần Vương ra Bắc tổ chức kháng chiến, bị giặc, đày ra Côn Đảo rồi sang Tahiti. Ông mất trên đường đi đến vùng biển Malayxia.
[9] Ngày 4 tháng 7 - 5 tháng 7 năm 1885, trận đánh Kinh thành Huế. Do phái chủ chiến, có Tôn Thất Thuyết cầm đầu, tấn công đồn Mang Cá, nơi quân Pháp trú quân. Quân Pháp phản công chiếm lại Kinh thành.
[10] Kiến Thụy: Nay thuộc Hải Phòng
[11] Diên Mậu Quận công Hoàng tướng công: tức Hoàng Cao Khải. Họ Hoàng rất mến tài của Vũ Phạm Hàm. Nhiều lần tiến cử cất nhắc.
[12] Đồng Văn quán: tức Đại Nam Đồng Văn nhật báo. Báo chữ Hán đầu tiên ở Bắc Kỳ.
[13] Hưng Hóa: Một tỉnh cũ của Việt Nam cuối thế kỷ 19. Nay một phần thuộc Phú Thọ.
[14] Phù Lỗ: tức tỉnh Phúc Yên.
[15] Tỉnh Cầu Đơ: tức Hà Nội.





Sách tham khảo:
[1] Theo Các nhà khoa bảng Việt Nam, Ngô Đức Thọ chủ biên. NXB Văn học. H. 1991 thì sau khoa thi của Vũ Phạm Hàm (1892) thì không còn ai đỗ Thám hoa.
[2] Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nguyễn Quang Thắng-Nguyễn Bá Thế. NXB KHXH. H.1991. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét