Đình nguyên Thám hoa Vũ Thạnh và văn
bia chùa Đại Minh
Thích Minh
Tín[1]
(Bài
đăng Tạp chí Hán Nôm số 6/109-2011)
Chùa Đại
Minh ở thôn Duyên Trường, xã Duyên Thái huyện Thường Tín, Hà Nội. Đây là một
ngôi chùa cổ lâu đời. Theo thông tin từ các vị cao niên và căn cứ tên chùa thì
có lẽ chùa được xây dựng từ thời Thuộc Minh. Trên chuông đồng tại chùa có ghi lời
nhận định: 吾 延 長 賀 泰 二 社 有 寺 曰 大 明 其 祀 於 胡 末 之 屬 于 明 乎/ Hai xã Diên
Trường Hạ Thái ta có ngôi chùa là Đại Minh. Có lẽ chùa từ cuối đời
nhà Hồ xây dựng thời thuộc Minh chăng![2].
Trải qua mưa nắng lâu ngày, chùa đã qua nhiều lần trùng tu khởi tạo.
Trong quá trình điền dã tại địa phương, chúng tôi phát hiện tại chùa còn lưu giữ
một văn bia do Đình nguyên Thám hoa triều Lê là Vũ Thạnh soạn.
Vũ Thạnh 武晠(1664 - ?), tự là
Phác Phủ 仆甫người làng Đan Loan, huyện Đường An,
trấn Hải Dương (nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Theo văn bia tại chùa Đại Minh,
ông còn có hiệu là Đoan Phủ端甫. Ông xuất thân là con nhà nghèo, sau
lưu lạc đến ở khu vực chùa Báo Thiên trong kinh thành Thăng Long[3]. Từ thuở nhỏ ông đã theo thờ Tiến sĩ Vũ Công Đạo[4]
làm thầy. Đến năm Ất Sửu (1685) niên hiện Chính Hòa thứ 6 đời Lê Hy Tông,
đỗ Đình nguyên Thám hoa lúc mới 23 tuổi. Ông làm quan, lần lượt giữ các chức vụ
quan trọng như: Hồng lô tự khanh, Thiêm đô ngự sử, Bồi tụng.
Sau vì ông đem việc các quan hoạn hay
cầu cạnh, xin xỏ trong việc kiện tụng ra nói ở phủ Tiết chế, Chúa cả giận giao
triều đình luận bàn, rồi cho bãi chức ông vì tội gièm pha.
Ông về mở trường dạy học tại nhà ở làng Hào Nam (nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.
Đình làng Hào Nam
suy tôn ông làm Thành hoàng làng). Một thời gian sau, ông được khởi phục, làm đến
chức Tự khanh.
Vũ Thạnh là người ưa thực nghiệp,
ghét hư văn, ra sức cải cách văn phong. Nghe tiếng ông, hàng ngàn học trò xa gần
đến thụ nghiệp ở trường ông, ềnhiều người đỗ đại khoa, có nhiều người làm quan có danh tiếng.
Vũ Thạnh mất năm nào không rõ, được triều đình truy tặng
chức Tham chính. Con ông là Tiến sĩ Vũ Huy, cũng đậu Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1712)
niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 8, làm quan đến chức Hữu Thị lang.
Hiện nay đường vào khu tập thể Hào Nam (quận Đống Đa, Hà Nội),
nơi ông dạy học xưa kia được gắn biển phố mang tên ông. Tác phẩm của Vũ Thạnh
có Hào Nam văn tập 豪南文集(nay đã bị thất lạc) và một số văn
bia. Hiện trong Toàn Việt thi lục 全越詩錄còn lưu lại 24
bài thơ viết bằng chữ Hán của ông[5].
Qua những vần thơ ấy, người ta biết ông là “một
trí thức ước mong một cuộc sống thanh cao, nhàn dật trong cảnh điền viên. Cũng
có lúc than thở về nhân tình thế thái, nhưng giữ thái độ an bần lạc đạo, giữ vẹn
tình nghĩa ở đời. Lời thơ tao nhã, chân thực, ít gò bó, có phong vị dân tộc”[6].
Tư liệu về danh nhân Vũ Thạnh hiện
còn trong tình trạng tản mát, thất lạc. Việc sưu tầm các thơ văn trước tác của
ông là một việc làm có ý nghĩa, nhân chuyến đi công tác của mình chúng tôi sưu
tầm thác bản và giới thiệu dịch nghĩa tấm bia này, góp phần sưu tầm, bổ sung tư
liệu để tìm hiểu sâu sắc hơn về thân thế cuộc đời, và sự nghiệp thơ văn của nhà
khoa bảng Vũ Thạnh, nhà giáo, danh nhân thời Lê Trung hưng.
Nguyên văn tấm bia 2 mặt:
大 明 寺
MẶT 1.
山 南 道 常 信 府 青 池 延 長 賀 泰 二 社 大 明 寺 後 佛 碑 寺 并 銘
謂 夫, 有 功 德 於 民 者 必 享 其 報, 而 蒙 恩 於 人 者 可 不 追 思 而 祀 之 乎! 睠 茲
聖 朝 正 府 侍 內 宮 嫀 陳 氏 題 號 妙 提 者, 迺 於 本 縣青 池 社 人 也. 生 得 質 秀 仙 顏 德 符 佛 子. 及 笄 而 選 入 君 王 側, 寵 冠
椒
房. 產 麟 趾 東 平 之 忠 孝. 頒 白 而 大 發 菩 提 心. 樂 遊 鷲 嶺, 躅 牟 家 觀 世 之 慈 悲. 間 見 住 持 所 言. 大 明 寺 乃
二 社 古 跡 名 藍. 久 歷 星 霜, 頗 侵 魚 蠧. 爰 興 功 德 作 福 大 發 錢 財 不 勒 經 費, 木 石 山 儲 鳩 工 雲 集. 既 修 造 前
堂 一 座, 重 修 燒 香, 上 殿, 後 堂 各 連. 倏 然 而 成, 黃 金 之 宮 殿 ,碧 玉 之 樓 臺. 復 棟 美 銅 鑄 為 洪 鐘, 當 中 天 而 吼
鯨 音, 震 大 聲 以 覺 蠢眾. 遂 使 仙 宮 法 器 藹 爾 完 全. 尤 厚 惠 以 銅 錢 田 畝. 一 舉 而 善 緣 圓 滿. 二 邑 之 民 自
此 而 有 祝 聖 之場, 有 祈 福 之 所. 男 女 老 幼 孰
不 屬 目 而 仰 望, 孰 不 傾 心 而 敬 慕 焉. 乃
相 與 語 曰: 人 言
佛 在 兜 率 之 天, 誰 知 我 之 此 邑 亦 有 降 生 此 佛 乎! 始 信 山 不 在 高 有 仙 則 名 而 心 即 佛 也. 因 共 論 冒 瀆 保
請 尊 奉 正 府 侍 內 宮 嫀 陳 氏 題 號 妙 提 為 大 明 寺
後 佛. 其 儀 禮 具 有 恒 式, 其 香 火 約 等 長 天, 方 面
承 一 許 更 心 誓 數 言. 茲 後 生 二 邑 為 斯 民 者, 但 當 思 慕 不 忘, 奉 承 靡 斁. 千 載 而 一 日 萬 古 而 一 心 .
以 長 存 而 吾 二 邑 之 美 俗 仁 風, 享 昇 平 之 益, 永 與 天 地 而 長 泰 等 社 日 月 以 光 明. 顧 不 韙 歟! 因 徵
文 為 序 勒 之 貞 珉 以 壽 其 傳. 更 為 銘 曰
陳 氏 貴 嬪,
青 鄉 秀 出.
寵 預 俶 房,
心 馳 兜 率.
明 寺 重 修,
殿 堂 盤 鬱.
且 鑄 洪 鐘,
以 警 群 物.
錢 作 福 貲,
田 供 祭 實.
民 慕 若 慈,
奉 為 後 佛.
保 語 孔 彰,
記 碑 有 屹.
傳 戒 自 欺,
詩 賡 相 室.
世 有 億 年,
誠 存 一 日.
峕
皇 朝 正 和 萬 萬 年 之 十 五 歲 在 甲 戌 孟 冬 穀 日
賜 乙 丑 科 第 一 甲 進 士 及 第, 知 侍 內 書 寫, 戶 番 陪 從 ,禮 科 都 給 事 中, 奉 天 壽 昌 報 天 武 端 甫 撰
佛 弟 子 沙 彌 字 真 香 法 寶 和 尚 住 持 拜 寫
MẶT 2
後 佛 碑
常 信 府 青 池 縣 延 長 賀 泰 二 社 延 長 社 鄉 長 姓 名 腳 色 官 員 社 村 長
計
陳 榮
監 生 阮 碩 望
官 員 子 阮 繼 芳
官 員 子 陳 廷 寶
監 生 馮 有 敬
生 徒 社 正 謝 曰 寧
社 史 阮 名 高
社 胥 阮 進 善
官 員 孫 鄧 登 進
生 徒 謝 曰 壽
前 社 長 阮 內, 阮 光 弼
官 員 阮 操, 馮 材
前 社 長 馮 京, 謝 致 平
前 社 長 阮 有 志, 范 傳, 鄧 千 春, 鄧 德 名, 黎 俊 才
前 社 長 陳 克 仁, 鄧 時 相
前 社 長 鄧 公 正
生 徒 前 社 長 阮 攀 隆
前 社 長 杜 登 相, 謝 攀 鱗
生 徒 前 社 長 阮 生 祿, 謝 曰 仁. 黎 為 儒
生 徒 上 下 等
賀 泰 社 聯 名 官 員 社 村 長
計
杜 攀 龍
前 社 長 阮 廷 魁
社 官 首 合 杜 克 用
社 胥 杜 文 致
前 社 長 張 榮 進, 杜 文 興, 阮 文 信
前 社 長 阮 冠 倫
生 徒 前 社 長 張 調, 謝 文 常, 何 有 志
前 社 長 阮 光 朝, 陳 文 魁
前 社 長 阮 文 得, 杜 公 純
前 社 長 杜 曰 福, 杜 閉, 杜 進 成, 陳 進 強
前 社 長 丁 公 成, 阮 克 讓, 陳 文 教
并 銘 鄉 老 上 下 巨 小 等
常 聞 千 香 之 芳 必 有 聲 名 之 木. 十 室 之 邑 必 有 忠 信 之 人. 茲 二 社 承 見 本 縣 青 池 社 正 府 侍 內 宮 嬪 陳 氏 題 號 妙 提 發 菩 提 心 興 功 作 福 修 造 前 堂 并 重 修 上 殿 燒 香 後 堂 原 二 社 古 跡 名 藍 大 明 寺 其 二 社 自 阮 進 善 至 陳 文 教 上 下 巨 小 等 人 人 仰 慕 發 歡 喜 心 敬 保 陳 氏 題 號 妙 提 為 後 佛 以 恭 祀 事 以 求 流 傳 為 此 承 保 所 有 各 條 開 陳 于 左
計
一 忌 日 七 月 二 十 八 日
一 敬 奉 正 府 侍 內 宮 嬪 陳 氏 題 為 後 佛
一 每 年 係 常 先 節 料 并 生 日 其 二 社 敬 禮
一 百 歲 之 後 其 二 社 敬 忌 具 齊 盤 十 八 盤
一 許 二 社 田 八 畝 各 所 處 東 西 四 至 四 畝 為 後 佛 奉 事 二 畝 為 敬 忌 顯 考 陳 一 郎 字 惠 寧 九 月 初 十 日 齋 具 二 盤 及 顯 妣 何 貴 氏 號 慈 仁 諡 榮 敬 四 月 十 七 日 齋 具 二 盤
二 畝 在 本 寺 為 供 佛 并 預 告 敬 忌 前 日 孫 女 侯 陳 氏 平 號 妙 公, 陳 氏 餒, 陳 氏 朝, 陳 氏 忝, 陳 氏 曉 .
常 信 府 青 池 縣 延 長 賀 泰 二 社 官 員 社 鄉 長 字 阮 進 譜 至 陳 文 教 上 下 巨 小 等 係 田 寺 延 長 二 分 賀 泰 一 分
常 謂 朝 廷 以 紀 綱 為 法 人 民 以 敬 讓 為 先 茲 二 社 承 見 本 縣 青 池 社 乳 養 王 子 阮 氏 錦 號 妙 順 玉 盛 金 剛 菩 薩 興 崇 佛 法 陰 其 德 則 德 行 兼 全 語 其 才 則 才 能 貫 世 其 二 社 自 阮 進 善 至 陳 文 教 上 下 等 應 敬 保 阮 氏 錦 號 妙 順 為 後 佛 亦 儀 隨 次 奉 事 繼 世 綿 綿 永 永 以 享 久 長 之 福. 為 此 茲 保 所 有 各 條 開 陳 于 左
一 敬 奉 乳 養 王 子 阮 氏 錦 號 妙 順 玉 順 玉 盛 金 剛 菩 薩 為 後 佛 一 忌 日 十 二 月 初 四 日
一 許 二 社 田 一 畝 又 一 高 在 本 寺 為 預 告 前 日
一 百 歲 之 後 敬 忌 齊 盤 共 三 盤
仁 夫 陳 貴 公 字 純 德
諡 敦 厚 府 君 忌 七 月 十 一 日 齋 具 一 盤 顯 考 阮貴 公 字 福 正 親 男 陳 貴 公 字 睿 達 諡 明 敏 府 君
皇 朝 正 和 十 五 年 十 一 月 十 二 日 立 碑 記
田 在 寺 和 尚 香 二 畝 二 高 為 奉
Dịch nghĩa:
CHÙA ĐẠI MINH TỰ
Bài Tựa và bài Minh bia Hậu Phật chùa Đại Minh ở hai xã
Duyên Trường, Hạ Thái huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, đạo Sơn Nam.
Nói rằng ôi, người có công đức
với dân tất hưởng báo
đáp của dân, mà đội ơn của người mà có thể không truy ân
người mà phụng tự người ta hay sao! Kính rằng đây có bà Thị nội cung
tần trong chính phủ thời thánh triều
ta là bà Trần Thị Đề hiệu Diệu Đề, là
người trong xã, ở huyện Thanh Trì. Sinh ra
được vẻ đẹp tú lệ, cốt cách tiên nhân, đức sùng phật tử.
Đến kì cập kê mà
được tuyển vào hầu cận bên vua. Lòng sủng ái khắp cả tiêu phòng[7]. Sinh
con hiền như điềm hiện móng lân[8],
đức trung hiếu như Đông Bình
đời Hán[9].
Tuổi cao lại phát bồ đề tâm[10].
Lòng hoan lạc vui chơi miền Thứu lĩnh[11].
Theo lối
nhà Mâu học
gương từ bi Quan Thế[12].
Lại thấy lời sư trụ trì. Rằng
chùa Đại Minh tự ấy cổ tích danh lam của
hai xã (Duyên Trường, Hạ Thái). Nay đội phong sương
đã lâu, lại thêm mối mọt phá hoại. (Bà) liền hưng công đức làm phúc mở phát tiền tài, chẳng
ngại kinh phí, gỗ
đá như núi, thợ thuyền như mây. Đã tạo nhà
tiền đường một
tòa, lại trùng tu nhà thiêu hương, nhà
thượng điện, nhà
hậu đường các bên. Trong
chốc mà thành, cảnh
đẹp như cung điện vàng son, lâu đài ngọc
bích. (Bà) lại đóng góp đồng tốt, đúc đại hồng chung[13],
chuông lớn giữa trời âm Kình ngân tiếng[14],
vang đại thanh để
giác ngộ kẻ tối ngu. Thế là tiên cung pháp khí đầy
đủ hoàn toàn. Lại
hậu ban
thêm tiền đồng
ruộng mẫu. Cử
một lần mà việc thiện duyên viên mãn.
Hai ấp dân tự đây
thờ thánh có nơi, cầu phúc có chốn. Trai gái trẻ già, ai là không giương mắt
ngóng trông, ai là không thuận lòng kính mộ. Thế
mới có lời rằng:
Ai hay ấp ta cũng có Phật đấy giáng sinh!
Mới biết núi chẳng phải vì cao,
Có tiên mà danh nổi
Tâm ấy là Phật, Phật ấy tại tâm
Nhân cùng luận
bàn, mạo muội
phiền nhiễu, bầu xin
thỉnh tôn phụng
bà Chính phủ thị nội cung tần Trần Thị Đề, hiệu
là Diệu Đề làm hậu phật
chùa Đại Minh. Nghi
lễ thờ
phụng đã có cách thức, để
cho hương hỏa thờ
bà được với trường thiên.
Lại hứa một lần mà lòng thề mấy chữ .
Những kẻ hậu sinh của hai ấp, làm
dân ở đây, phải suy xét chớ quên, phụng thờ chớ bỏ.
Nghìn năm như một buổi, muôn thủa giữ một lòng.
Tuy
chùa này có cũ mà nghi lễ này không gì có từ khởi thủy không giữ cho mới. Tuy bia này
có mòn vạt mà tâm ấy không từng mai một. Được như thế thì ơn trạch của bậc tôn đức[16]
còn mãi mãi muôn kiếp trường tồn mà
hai ấp dân
ta mĩ tục nhân phong,
được hưởng thăng bình ích lợi,
mãi mãi với đất trời; mà Trường
mà Thái các xã[17]
nhật nguyệt
chiếu soi. Thế chẳng hay đẹp lắm sao ! nhân
xin lời văn làm tựa khắc
vào đá cứng để truyền lưu muôn đời.
Vậy làm bài minh rằng
Để tỉnh muôn vật .
Lời bầu rõ ràng,
Đời có muôn niên ,
Tứ Tiến
sĩ khoa Ất Sửu, Tri thị nội thư tả, Hộ phiên bồi tụng, Lễ khoa Đô cấp sự trung, Phụng Thiên Thọ Xương Báo Thiên Vũ Đoan Phủ soạn[22]
BIA HẬU PHẬT
Kê tên
Kê tên
Từng
nghe rằng cỏ thơm muôn dặm, ắt có cây nổi danh. Mà một ấp mười nhà tất có người
trung tín. Nay hai xã nhân dân thấy bà Trần Thị Đề hiệu Diệu Đề là cung tần thị nội
trong chính
người xã Thanh Trì
trong bản huyện,
phát bồ đề tâm hưng công làm phúc, tu tạo tiền đường lại
trùng tu thượng điện, thiêu hương, hậu đường của
chùa Đại Minh, nguyên
là cổ tích danh lam tự của
cả hai xã. Vậy
nhân dân hai xã từ ông Nguyễn
Tiến Thiện đến ông
Trần Văn Giáo
trên dưới lớn nhỏ người người đều ngưỡng mộ, phát tâm hoan hỉ kính bầu bà Trần Thị Đề hiệu Diệu Đề làm hậu phật, để cung việc
thờ tự, để cầu cho
(gương tốt bà) được lưu truyền.
Vậy thừa bầu, có
ruộng các sở khai trần
vào bên trái.
Kê rằng
Một, giỗ ngày 28/7
Một, kính phụng
bà Chính phủ thị nội cung tần Trần Thị Đề làm hậu phật.
Một, mỗi năm hễ đến tiết Thường Tiên[28] và ngày sinh nhật. Nhân dân hai xã đều phải kính lễ.
Một, mỗi năm hễ đến tiết Thường Tiên[28] và ngày sinh nhật. Nhân dân hai xã đều phải kính lễ.
Một,
khi bà trăm tuổi, thì dân hai xã kính giỗ
com chay 18 cỗ.
Một, hứa cho
hai xã ruộng
tám mẫu. Các sở ở đông tây 4
phía bốn mẫu làm việc
phụng sự hậu phật. Hai mẫu làm
giỗ cho các cụ: Hiển khảo Trần nhất lang,
tên tự Huệ Ninh giỗ
ngày 10/9 cỗ chay hai cỗ. Cụ bà, là
Hiển tỉ Hà quý thị tên
hiệu
là Từ Nhân
tên thụy là
Vinh Kính,
giỗ ngày 17/4 cỗ chay hai cỗ[29].
Hai mẫu để
cho bản tự lo việc cúng phật,
và dự cáo
ngày giỗ các vị hầu gái, cháu bà là các vị: Trần Thị Bình hiệu Diệu Công, Trần Thị Nỗi, Trần Thị Triêu, Trần Thị Thiểm, Trần Thị Hiểu.
Quan viên xã hương trưởng
2 xã Duyên Trường Hạ Thái huyện Thanh Trì phủ Thường Tín từ
ông Nguyễn
Tiến Phổ chí Trần Văn Giáo
trên dưới lớn nhỏ, chia phần ruộng cho xã Duyên Trường
2 phần, xã Hạ Thái một
phần.
(Văn bia thêm người cung tiến). Thường
nói rằng triều đình lấy
kỉ cương
làm pháp tắc,
nhân dân lấy
kính nhượng
làm đầu. Nay hai xã ngưỡng
trông bà Nhũ mẫu dưỡng dục cho Vương tử, là người bản huyện Thanh Trì tên
Nguyễn
Thị Cẩm hiệu Diệu Thuận Ngọc Thịnh kim cương bồ tát[30],
góp sức hưng sùng phật pháp. Đức
ngầm thì hiếu hạnh kiêm toàn,
nói tài thì tài năng vượt thế.
Hai xã tự ông Nguyễn
Tiến Thiện cho đến
ông Trần Văn Giáo
trên dưới cùng ứng kính bầu bà Nguyễn
Thị Cẩm hiệu Diệu Thuận làm hậu phật,
cũng tùy
nghi thứ bực
phụng sự, để
việc nối mãi muôn đời, để hưởng
phúc đến trường
cửu. Vậy nên ,
bầu đặt các thửa ruộng khai trần vào bên trái.
Một, kính phụng
Bà nhũ dưỡng Vương tử, tên
là Nguyễn
thị Cẩm hiệu Diệu Thuận Ngọc Thuận Ngọc Thịnh kim cương bồ tát làm hậu phật được
một giỗ ngày 4/12.
Một, khi bà trăm tuổi kính giỗ
cỗ chay ba cỗ.
Bia ghi lập ngày 12 tháng 11 năm niên hiệu Hoàng triều Chính Hòa thứ 15 (1694).
[1] Trường Trung cấp Phật học
Hà Nội.
[2] Đại Minh tự chung大明寺鍾.(Bản
dịch tư liệu cá nhân)
[3] Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Ất sửu niên hiệu Chính
Hòa năm thứ 6
(1685)/Đệ nhất giáp Tiến
sĩ cập đệ đệ tam danh, 1 người: Vũ Thạnh 武晟người phường Báo Thiên huyện
Thọ Xương. (nay thuộc
phường Hàng Vải quận Hoàn Kiếm Tp. Hà Nội).
[4] Vũ Công Đạo, người làng Mộ Trạch, Đường An - nay là Bình Giang, Hải Dương. Đỗ tiến sĩ năm 1659, làm quan dưới các đời chúa Trịnh Căn, Trịnh Tạc. Từng được cử đi sứ Trung Quốc,
làm Đốc đồng ở Sơn Tây, rồi thăng lên đến Thượng thư bộ Hộ. Vũ Công Đạo còn là một thầy giáo xuất sắc,
thu nhận nhiều học trò danh tiếng.
[8] Lân chỉ麟指:
tức Móng con Lân, cũng là tên bài thơ trong Kinh Thi. Lân là loài thú không ăn sinh vật, không dẫm lên cỏ xanh,
người xưa cho là loài nhân thú, tượng trưng cho đức tính nhân hậu, chỉ người
con cháu có tài đức. Kinh Thi có thơ:
"Lân chỉ" khen ngợi những người con hay cháu tốt, có tài có đức.
Đây ý nói bà Trần Thị Đề làm cung tần trong Chính phủ, được vua yêu chiều, sinh
được con hiền như là móng con Lân vậy.
[9] Đông Bình chi trung hiếu東平之忠孝: Điển tích đời Hán, Lưu Vũ dòng dõi vua Hán, là người đôn hậu,
trung hiếu, được phong là Tư vương ở đất Đông Bình, luôn có lòng nhớ
về kinh sư. Người đời sau dùng điển Đông Bình東平 để chỉ người con cháu trong hoàng tộc có
lòng trung hiếu, có lòng mong nhớ khôn nguôi.
[10]
Bồ đề tâm 菩提心: Lòng Bồ đề tức chỉ Phật tâm,
tâm từ bi hỉ xả, gây dựng Phật pháp gọi là tâm Bồ đề.
[11] Thứu
lĩnh 鷲嶺: Núi Thứu lĩnh nơi đức Phật tu hành đắc đạo. Sau
dùng từ Thứu lĩnh để chỉ đất Phật
[12]
Mâu gia 牟家: Mâu tức chỉ Phật Thích Ca Mâu Ni, nhà Mâu cũng nói là Phật vậy ;
Quan thế 觀世: tức là Quan thế âm, các cụ bà tu hành theo Phật pháp thường lấy gương
từ bi tu hành của Quan Thế âm
[14] Kình âm 鯨音: âm Kình. Kình là 1 loại cá lớn ngoài biển, mỗi khi
sóng lớn thường gào thét vùng vẫy như muốn sô bờ để bắt con Bồ lao, là con thú
trong truyền thuyết, thường làm treo ở móc chuông, con Bồ lao cũng thét lên rất
lớn mỗi khi cá Kình sô lại, nên người đời sau mới dùng hình tượng Kình hay Bồ
lao để ví với tiếng chuông.
[15] Đâu Suất兜率: cõi cung trời tối
cao thanh tịnh chỉ những bậc tu hành giác ngộ cứu thế gian mới lên được, theo
truyền thuyết Phật ngự ở cõi này.
[16] Bậc tôn đức: người có đức cao đáng tôn,
đã giúp dân xã dựng chùa. Được dân xã suy tôn là bậc Tôn đức.
[17] Trường – Thái : viết tắt của hai xã Duyên
Trường, Hạ Thái, mà cũng là lời cầu mong cho dân hai xã được lâu dài thái bình
[19] Đâu Suất兜率: cõi cung trời tối
cao thanh tịnh chỉ những bậc tu hành giác ngộ cứu thế gian mới lên được, theo
truyền thuyết Phật ngự ở cõi này
[21] Lời Kinh
Thi có nói, sự báo đáp như quà tặng cho nhau cành đào thì báo lại cành mận.
Điều ấy là sự thật không sai.
[22] Vũ Thạnh (1664 - ?) là nhà thơ, nhà giáo Việt Nam thời Lê .người làng Đan Loan, huyện
Đường An, trấn Hải Dương. Năm Ất Sửu (1685) đời Lê Hy Tông, ông đỗ Đình nguyên Thám hoa lúc mới ngoài 20 tuổi. Ông làm quan, lần lượt giữ các chức vụ quan trọng
như: Hồng lô tự khanh, Thiêm đô ngự sử, Bồi tụng. Sau vì ông đem việc các quan
hoạn hay cầu cạnh, xin xỏ trong việc kiện tụng ra nói ở phủ Tiết chế; phủ tâu
lên chúa Trịnh. Chúa cả giận giao triều đình luận
bàn, rồi cho bãi chức ông vì tội gièm pha. Về mở trường dạy học tại nhà ở làng
Hào Nam, it lâu sau, ông được khởi phục, làm đến chức Tự khanh. Vũ Thạnh là người
ưa thực nghiệp, ghét hư văn, ra sức cải cách văn phong; nghe tiếng hàng ngàn học
trò xa gần đến thụ nghiệp, đỗ đại khoa đến hơn 70 người, về sau có nhiều người
làm quan có tiếng tăm. Vũ Thạnh mất năm nào không rõ, được triều đình truy tặng
chức Tham chính. Hiện nay đường vào khu tập thể Hào Nam (quận Đống Đa, Hà Nội), nơi ông dạy học xưa kia được gắn biển phố mang
tên ông. Tác phẩm của Vũ Thạnh có Hào
Nam văn tập (đã thất lạc)
và một số văn bia. Hiện trong Toàn Việt thi lục còn lưu lại vài chục bài
thơ viết bằng chữ Hán của ông. Qua số thơ ấy, người ta biết ông là “một trí thức ước mong một cuộc
sống thanh cao, nhàn dật trong cảnh điền viên. Cũng có lúc than thở về nhân
tình thế thái, nhưng bao giờ cũng tỏ ra an bần lạc đạo, giữ vẹn tình nghĩa ở đời.
Lời thơ tao nhã, chân thực, ít gò bó, có phong vị dân tộc”.
[23] Giám sinh: Học vị Giám sinh
[24] Quan viên tử: Tước ăn theo bổng lộc của
cha. Cũng như Quan viên tôn, tước ăn theo bổng lộc của ông
[25] Sinh đồ: Học vị Sinh đồ
[26] Xã sử: 1 chức danh thuộc việc trong xã, ngoài ra còn các chức Xã
tư
[27] Thủ hợp cũng là 1 chức danh trong hàng Xã
[28] Lễ Tường Tiên là lễ Cơm mới, còn gọi là
Thường Tân.
[29] Tức là cụ ông cụ bà thân sinh ra bà Trần
Thị Đề cũng được phối hưởng cũng giỗ
[30] Bà Nguyễn Thị Cẩm là nhũ mẫu cho con vua.
[31] Tức cụ ông thân sinh ra bà Nguyễn Thị Cẩm
Mặt 2 Hậu Phật bi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét