Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Bài thơ mừng Viện nghiên cứu Hán Nôm năm Tân mùi 1991

Viện nghiên cứu Hán Nôm thành lập năm 1970 từ Ban Hán Nôm của Ủy Ban khoa học xã hội, nay là Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_Nghi%C3%AAn_c%E1%BB%A9u_H%C3%A1n_N%C3%B4m
Viện Nghiên cứu Hán Nôm là một tổ chức thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam hiện nay là nơi bảo quản, lưu trữ và nghiên cứu các di sản Hán Nôm gồm những thư tịch và liệu viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Viện có trụ sở tại số 183 đường Đặng Tiến Đông, quận Đống ĐaHà Nội
Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm thư tịch cổ, năm 1970 Ban Hán Nôm thuộc Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam được thành lập, quy tụ nhiều nhà hoạt động cách mạng lão thành, kiến thức Hán Nôm uyên bác, như: Phạm ThiềuThạch CanCao Xuân HuyHoa BằngĐào Phương BìnhCa Văn ThỉnhNguyễn Đổng Chi, v.v., cùng các cộng tác viên như Trần Duy Vôn, Lê Duy Chưởng, Nguyễn Hữu Chế, Nguyễn Văn Lãng, Lê Xuân Hòa, v.v.. Ban đã tổ chức nghiên cứu và phiên dịch các tài liệu Hán Nôm trong 9 năm (1970-1979).
Ngày 13-9-1979, Viện Nghiên cứu Hán Nôm chính thức được thành lập trên cơ sở Ban Hán Nôm, theo quyết định số 326/CP của Hội đồng Chính phủ[1] và được tái khẳng định thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia trong Nghị định số 23/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ.[2] Đây là một cơ quan duy nhất ở Việt Nam vừa là Trung tâm bảo tồn các nguyên bản chữ Hán và chữ Nôm, vừa là Trung tâm khai thác các tư liệu chữ Hán và chữ Nôm.
Trong thời gian đầu thành lập và xây dựng Viện, nhà thư pháp Hán Nôm Lê Xuân Hòa có lưu bút tích tại Viện với dòng Đại Tự: Viện Nghiên Cứu Hán Nôm, nay đã khắc gỗ treo trước cửa Đại sảnh Viện nghiên cứu Hán Nôm 183 Đặng Tiến Đông, Hà Nội. 
Nguồn ảnh Facebook Giang Pham https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10200918344255755&set=a.4157311125975.159670.1079907015&type=1&theater
 THANH HOẰNG KHÊ LÊ XUÂN HÒA Phụng bút
HÀ NỘI THỦ ĐÔ Tân mùi niên trọng xuân
Chúng tôi còn tìm được trong tư liệu của Viện bài thơ Mừng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, do cụ Lê Xuân Hòa thủ bút, nhà thơ Vũ Đình Liên dịch chú sang Pháp văn. Nét bút chữ Quốc ngữ có lẽ là của Nguyên Viện trưởng Trần Nghĩa(vì ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thầy Trần Nghĩa viết chữ rất đẹp nên chúng tôi đoán vậy): 
Nghiên cứu Hán Nôm viện 
Thi tụng
Phiên âm:
Hốt hậu chiêm tiền mạc khả ngôn,
Tinh hoa dân tộc quán càn khôn.
Văn minh hiện đại kim Khuê các,
Khai thác sưu tầm cổ Hán Nôm.
Tiên tổ hữu linh thần nhược tại,
Bình phong tuy tễ cách do tồn.
Nho gia khí tượng tiêu mô phạm,
Việt đỉnh khuông phù đạo lí tôn.
Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hòa đốn bút.
Bài dịch chép ngay dưới:
Thơ mừng Viện nghiên cứu Hán Nôm
Uyên áo huyền vi hiện trước sau,
Tinh hoa dân tộc vượt cao sâu.
Hán Nôm bảo quản sưu tầm mãi,
Khuê các văn minh hiện đại cao.
Tiên tổ vẫn lưu hồn quốc túy,
Bình phong còn giữ dấu kim âu.
Nho phong mô phạm phù chân vạc,
Gìn giữ non sông, đạo lý đầu. 
Cuối thu Tân vị Thanh Hoằng khê Lê Xuân Hòa.

Bản chú nghĩa tiếng Pháp của nhà thơ, nhà giáo Vũ Đình Liên:

DÉ DIÉ À L INSTITUT DE RECHERCHE DES VIEUX CARACTÈRES „HÁN NÔM“
Cette science du „Hán Nôm“ est pleine de merveilles: “regardant en avant apercevant cequise trouve en arrière”. L esprit de la nation englobe l univers: les cieux et la terre. Le Palais de la Culture s eleve actuel et moderne. Cet institut a pour mission de rechercher et d exploiter le tresor de l antique “Hán Nôm”. Nos ancetres, animes de l esprit divin des vieilles traditions, sont toujours presents. Ainsi qu um paravent abandonne, les caracteres “Hán Nôm” ne sont plus  depuis l apparition du “Quốc Ngữ” (ecriture en caracteres latins). Mais leur esprit a penetre profondement les moeurs et la vertu du peuple. Les cadres de l Institut possedant de larges connaissances en la matiere ont pour devoirde representer les normes de cette culture. Nous avons pour mission sacree d edifier de cous truire les “urnes à trois pieds” du pays Việt , consolidant la morale et la vertu de la nation dans la suite des siecles.
Text e d origine du vieux lettre Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hòa

Traduction en francais du poete et enseignant du peuple Vũ Đình Liên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét