Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Tâm tình Dương Lâm với đất nước qua lời Bạt - Bắc Kỳ Châu Quận Canh Hoán Phân Hợp Phú Vhb.283.


Tâm tình Dương Lâm vi đất nước


qua li Bạt - Bắc Kỳ Châu Quận Canh Hoán Phân Hợp Phú Vhb.283.

 

 Nhà Nho Dương Lâm (楊琳; sinh năm 1851- mất năm 1920), cụ là em ruột cụ Dương Khuê, người Vân Đình, Hà Nội. Dương Lâm đỗ Cử nhân năm Tự Đức 31 (1878), từng giữ nhiều chức vụ như: Huấn đạo huyện Ý Yên, Tri huyện Hoài Yên, Án sát Hưng Yên, Bố chính Sơn Tây hàm Quang Lộc tự khanh, Tuần phủ Thái Bình, Thượng thư bộ Công, Tổng đốc Bình Phú[1] hàm Thái tử thiếu bảo, khi về hưu được tặng Hiệp tá đại học sĩ. Đặc biệt Dương Lâm từng đảm nhiệm những chức vụ phụ trách văn phòng rất quan trọng, được tiếp xúc nhiều tài liệu quan phương đa dạng, có cơ hội đọc nhiều tư liệu gốc có độ tin cậy lớn như các chức: Bang tá nha Kinh lược Bắc Kỳ, Tham tri nha Kinh lược Bắc Kỳ, Tổng tài Quốc sử quán. Thậm chí từng chính tay soạn thảo một số văn bản[2]. Dương Lâm có nhiều tên hiệu như Vân Trì, Vân Hồ, Quất Bình, Quất Tẩu. Trong quá trình tìm hiểu các văn bản của Dương Lâm, chúng tôi phát hiện có một văn bản là Bắc Kỳ châu quận canh hoán phân hợp phú 圻州 . VHb.283 đề rõ: Ông Quất Tẩu Dương Lâm hiệu Mộng Thạch người Bắc Hà soạn 夢石 . Văn bản này cũng mang nét chữ quen thuộc của Trần Văn Giáp chép trong sách Hoàng triều sử ký皇朝史記. Khả năng là cả 2 đều do Trần Văn Giáp sao chép lại.

Cùng với người anh – Dương Khuê, hai anh em Dương Khuê – Dương Lâm cùng nổi danh với các văn nhân danh sĩ thời bấy giờ như Nguyễn Khuyến, Vũ Phạm Hàm, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Thượng Hiền. Thơ văn của Dương Khuê, Dương Lâm được ghi chép và bình luận trong nhiều tài liệu văn học Việt Nam và sách giáo khoa, là những tác giả được ghi vào chương trình Quốc văn ở các bậc Trung học và Đại học[3]. So với Dương Khuê, là tác giả của bài ca trù nổi tiếng Hồng hồng tuyết tuyết, và là bạn thân của Nguyễn Khuyến, được nhắc đến trong tác phẩm Khóc Dương Khuê. Dương Lâm ít nổi hơn, nhưng văn chương đầy uẩn khúc, hàm ý. Tỏ rõ ưu tư vì dân vì nước của ông trong giai đoạn ý thức hệ Nho giáo khủng hoảng và sa sút nghiêm trọng đối với các vấn đề của xã hội đương thời.
Trong văn bản Bắc Kỳ châu quận canh hoán phân hợp phú 圻州 . VHb.283 cuối sách còn có 1 bài Bạt. Bài này viết hậu cho bài Phú về sự phân chia các tỉnh ở Bắc Kỳ dưới thời Khải Định(1885-1925). Qua đó ta thấy lòng ưu tư của những người như Dương Lâm, Tôn Thất Hân trước sự đổi thay của đất nước. Cảm khái trước công lao tiền nhân, giờ đổi thay trong chốc lát trước sức mạnh của công cuộc chinh phục xứ Đông Dương của Pháp. Hai người cựu học chỉ còn biết than thở qua cái công khí của chung thiên hạ[4], mong gửi gắm chút gì cho tương lai.
Chúng tôi hiếu cổ đa sự, đọc cái tâm của tin nhân mà cũng so thấy thời đại công nghệ  của chúng ta ngày nay cũng không kém phần ưu tư. Xin trình cái văn của Dương công cho bạn bè cùng đọc cho vui mà cũng là cái để nghiên cứu thêm v ông già nằm mơ với đá[5] vy.
Xem thêm https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng_L%C3%A2m

[1] Bình – Phú: tức Bình Định – Phú Yên.
[2] Dương Lâm. Bắc Kỳ châu quận canh hoán phân hợp phú-Bạt. VHb.283: “tra sách cũ của triều xưa mà dâng chút sử liệu cho hậu thế”; ”Mấy gian giường trúc mây song, nhớ năm xưa từng sung nơi Kinh Lược sứ. Tỉnh nọ châu kia, kìa chia kìa hợp, nghị thảo nhiều phen tới tay, rút trong lòng chút mực tích. Qua loa thành bài, còn e lầm lỗi. Mỗi khi có người qua đều đem tham vấn. Thấy đều thưa lại là, so với sách của quan Bảo hộ, không một chút gì là không tương hợp.”(Bản dich. Nguyễn Đức Toàn)
[3] Văn Đàn Bảo Giám của Trần Trung Viên; Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm; …
[4] Người xưa thường coi văn chương là cái khí cụ chung của thiên hạ. Văn chương, thiên hạ chi công khí文章,天下之公器。
[5] Hiu ca Dương Lâm là Mng Thch.

NGUYÊN VĂN 


便 [14b] 使 [15]



BẠT [1]

Thế cục, xưa nay như cái bàn xoay. Phân chia, như con cờ trên bàn thời cuộc. Vũ phục có chín châu[2]. Đường chia mười đạo[3]. Chư phiên chầu Tấn[4], kết minh quy Tần[5]. Đó là điều rõ ràng của môn khảo cứ[6], mà các nhà ghi chép soạn nên. Cực bắc sơn hà, bao triều cương thổ.

Vâng Hoàng thượng tuần du bờ bắc[7]. Lòng kính ghi thường hứa với non sông. Năm xưa vào chầu, Thủ tướng là Liên Đình công[8], vì việc đất cũ tên mới, sách vở bản đồ Bộ Hộ[9] ghi chép chưa đủ. Lâm đây là người Bắc[10], phiền làm cho Bài Phú, để tiện xem ghi. Lâm tôi từ tốn ứng vâng. Khi về núi [14a] hơn 30 năm thân ốc đóng cửa. Mấy phen mong làm nhạn không biết kêu[11]. Nhưng trọng lời Quý Bố[12] hứa vâng, nên cứ trên yên Phục Ba[13] mà chưa ra tay Phùng Phụ[14] vậy. Mấy gian giường trúc mây song, nhớ năm xưa từng sung nơi Kinh Lược sứ[15]. Tỉnh nọ châu kia, kìa chia kìa hợp, nghị thảo nhiều phen tới tay, rút trong lòng chút mực tích. Qua loa thành bài, còn e lầm lỗi. Mỗi khi có người qua đều đem tham vấn. Thấy đều thưa lại là, so với sách của quan Bảo hộ[16], không một chút gì là không tương hợp. Như soạn Ngữ âm, lời văn sửa đổi đêm ngày[17]. Ô hay! có thế chăng! Khách cũng biết ư! Nhớ Việt thì lời Việt, không nhớ Việt thì lời [14b] Sở ư![18]. Văn chương ma chướng, đến già chẳng chừa. Thói cũ thư sinh, nghiệp miệng vẫn xưa. Người xưa có câu: Bạc đầu cung nữ bàn chuyện xưa thời Thiên Bảo[19]. Người nay rơi lệ. Cố lão Bắc kỳ thuật Bắc kỳ cố sự. Lời Việt chăng! Lời Sở chăng! Như có lòng nhớ tới chăng! [20]

Lâm tôi cẩn bạt

Năm ngày sau Rằm tháng tư năm Canh Thân niên hiệu Khải Định thứ 5 (1920) [15a]

Hậu học là Trung tân - Nam Đường thị - Nguyễn cẩn dịch.

Năm ngày sau Rằm tháng tư năm Kỷ Sửu (2009).

Nguyên văn Trong Bắc Kỳ Châu Quận Canh Hợp Phú Vhb.283/ Viện nghiên cứu Hán Nôm






13.3.2017post 





[1] Bạt: lời tựa tác giả viết sau khi hoàn thành bài văn này, gọi là Bạt.
[2] Vua Vũ, (2205 TCN-2198 TCN) là vua đầu tiên nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc. Thường được gọi là Đại Vũ (大禹). Vua trị nước chia nước thành 9 châu.
[3] Đời Đường chia nước thành 10 đạo?; Đường có thể hiểu là vua Nghiêu họ Đào Đường, chia nước thành 10 đạo. Chú 51 và 52 ý nói việc chia định có liên quan đến giáo hóa, cai trị đất nước.
[4] Chư phiên chầu Tấn: Các nước chư hầu theo về nước Tấn. Nói nước Tấn ổn định, chia phân cương vực rõ ràng các nước khác thần phục.
[5] Kết minh quy Tần: Các nước chư hầu cùng kết minh ước theo Tần. Ý cũng như  Chư phiên chầu Tấn.
[6] Khảo cứ: Khảo chứng học. Học thuật nghiên cứu có dẫn chứng lịch sử, biện bác khoa học.
[7] Câu văn có thể chỉ việc Khải Định ra Bắc.
[8] Tôn Thất Hân hiệu là Liên Đình, đương quyền Thủ tướng
[9] Bộ Hộ: Bộ quản lý sổ sách, bản đồ, hộ tịch làng xã, ...
[10] Ý nói Dương Lâm là người Bắc Kỳ.
[11] Nguyên văn: Bất minh nhạn不鳴鴈: Chim nhạn không kêu. Ý nói định náu đi ẩn dật không màng thế sự.
[12] Quý Bố là người nước Sở, tính khí khái, thích làm việc nghĩa hiệp, nổi tiếng ở nước Sở. Ý nói, đã hứa thì giữ lời như  Quý Bố vậy.
[13] Phục Ba: Mã Viện (馬援) (14 TCN-49), tự Văn Uyên, là tướng thời nhà Đông Hán. Khi Mã già yếu, biên cương có chiến sự, vua đến thăm, Mã cố gắng lên ngựa tỏ ra khỏe còn đi đánh giặc được. Nhưng mệt quá, đã chót lên yên rồi phải cố ra vẻ. Đây ý nói Dương Lâm chót nhận lời Tôn Thất Hân nên phải cố gắng như Mã Viện vậy thôi.
[14] Phùng Phụ: Điển tích Phùng Phụ giỏi bắt hổ bằng tay không. Thực ý chỉ việc làm liều. Dương Lâm tự nhận mình làm Bài Phú là chót lên yên như  Phục Ba phải cố gắng làm liều như Phùng Phụ.
[15] Kinh lược sứ: tức Nha Kinh lược sứ. Dương Lâm từng làm Thư ký trong Nha Kinh lược sứ, nhiều lần tham gia biên soạn văn thư, nghị định, nên biết, nhớ nhiều việc.
[16] Ý nói so với sự ghi chép của quý quan Bảo hộ không khác nhau mấy.
[17] Nói soạn ra Quốc ngữ, nhưng lời văn mới chưa chuẩn, lại thay đổi luôn.
[18] Lời Việt, lời Sở: Điển tích người Việt đi lính nước Sở, hay hát bài lời Việt; nước Sở bị phá, người Sở cũng ca bài nước Sở để biểu lòng nhớ nước. Đoạn này tác giả tỏ ý ai oán hoài cổ, thương nhớ nước cũ.
[19] Thiên Bảo: Niên hiệu Đường Huyền tông từ năm 712 đến 756, là thời kỳ hoàng kim của nhà Đường. Sau Đường Huyền tông thoái vị thời hoàng kim suy thoái. Lấy ý trong bài thơ Hành cung của Nguyên Chẩn nói cảnh người cung nữ già nói chuyện về thời Thiên Bảo. Ý hoài niệm về 1 thời đã qua.寥落古行宮,宮花寂寞紅。白頭宮女在,閑坐說玄宗。《行宮》元稹.
[20] Ý tác giả là nhớ tới cố quốc hay chăng?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét