Năm 20 mười mấy, có dịp hồi quốc, cũng đem những tập cũ đã từng làm ra chụp lại để chờ đăng lên Blog. Sách cũ chụp vội cũng không được rõ. Nguyên là sách giấy Dó, đã bị Bản Viện đem đi sao chụp. Giờ chỉ cầm được bản Photcopy (Nhiều khi nghĩ cũng kỳ. Viện Hán Nôm chụp sách, soát sách, rồi chỉ khảo được qua bản Foto). Nhưng có phần đánh máy chế bản và phiên dịch kèm theo. Làm rườm mắt người đọc. Hôm nay xin đăng lên.
............................................................................
Văn bản Tập Đường thuật hoài
Nguyen Duc Toan
Vien nghien cuu Han Nom
1.Giới thiệu văn bản:
Tập Đường thuật hoài do Thám hoa Vũ Phạm Hàm soạn, mang số
ký hiệu A.2354, có đóng dấu của Viện Viễn đông Bác cổ. Sách dày 13 tờ, có đánh
số bằng chữ Hán ở mép, sách khổ 28 x 16, viết trên loại giấy dó thường, bìa
quét sơn.
Tờ đầu tiên có dòng đề “集唐述懷三十首Tập Đường thuật hoài- tam thập thủ” phía dưới có hàng chữ nhỏ gồm 5 chữ “探花武范諴 Thám hoa Vũ Phạm Hàm”. Sách không có đề
tựa bạt, chữ viết chân phương, nét chữ đều tay chứng tỏ do một người chép.
Nội dung gồm 30 bài thơ thể hiện lòng chán ghét danh lợi,
mơ ước sống cảnh điền viên thanh nhàn... Các bài không có tiêu đề gì mà chỉ
chia ra theo thứ tự: Kỳ nhất, kỳ nhị, kỳ tam.. (Bài 1, bài 2..) cho đến bài thứ
30 (kỳ tam thập).
Thơ thể thất ngôn bát cú, mỗi bài tám câu, mỗi câu bảy
chữ, dưới mỗi câu đều có ghi tên tác giả của câu đó, ghi bằng cỡ chữ nhỏ hơn.
Đặc biệt riêng bài thứ 22 chỉ còn có 6 câu thiếu mất 2 câu cuối không rõ nguyên
nhân.
Cuối bài thứ 30 có chép thêm “集唐人成句-四首Tập Đường nhân thành cú - tứ thủ”, dưới
đề là: “舉人阮其楠Cử
nhân Nguyễn Kỳ Nam”, gồm 4 bài thơ, kết cấu cũng chia ra các bài 1, 2, 3, 4 (kỳ
nhất, kỳ nhị, kỳ tam, kỳ tứ). Phần này chép liền một mạch tiếp phần trước. Nét
chữ ở phần này cũng hài hoà ăn khớp với nét chữ của phần trước, chứng tỏ là do
cùng một người chép chứ không phải người sau chép tiếp nối vào.
2. Khảo sát văn bản:
Qua phần giới thiệu tác giả cùng đối chiếu các từ điển
nhân vật ta thấy rằng rõ ràng Vũ Phạm Hàm có làm một tập thơ nhan đề là Tập Đường thuật hoài. Văn bản này mang ký hiệu A.2354 hiện
có tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm là văn bản duy nhất.
Theo kết cấu của văn bản ta thấy đây là một bản do một
người khác, hoặc do mến mộ tài thơ của cụ Vũ, hoặc do yêu thích lối thơ tập cổ
nên đã chép lại từ một bản khác( cũng có thể là do các cụ chép sách cho viện
Bác Cổ chép), bởi những lý do sau đây:
- Nếu là thi tập do chính tay cụ Vũ thủ bút, hoặc bằng
hữu hay con cháu của cụ chép ắt sẽ đề tên hiệu của cụ (là Mộng Hồ chủ nhân hoặc
Mộng Hải tiên sinh hay Thư Trì) vào dòng đề tên người soạn chứ không đề là
“Thám hoa”, vì các cụ ta thường hay xưng tên hiệu, tên quê hay chức danh chứ
rất ít khi xưng thẳng tên. Người chép lại văn bản này hẳn phải là người thuộc
thế hệ sau cụ Vũ nên mới dám xưng thẳng tên cụ là “Thám hoa - Vũ Phạm Hàm”.
- Chính vì là người khác chép lại nên mới có thể lý giải
sự thiếu của 2 câu cuối ở bài 22. Bởi vì người chép vì lý do nào đó quên bỏ sót
không chép 2 câu này. Hơn nữa khi so với Đường thi cổ suý唐詩鼓吹 bản in thì thấy có một số chữ chép nhầm do tự dạng giống nhau, chỉ có
chép lại nên mới có hiện tượng nhầm như thế.
- Từ tờ thứ 11b trở đi có chép “Tập Đường nhân thành cú- Tứ thủ集唐人成句、四首” của Cử nhân Nguyễn Kỳ Nam(người xã Nam Dư, Thanh Trì, Hà Nội), chứng
tỏ tập này phải được chép ít ra là từ sau khi Nguyễn Kỳ Nam đỗ cử nhân. Theo “Các Trạng nguyên, Hương cống
Việt Nam triều Nguyễn”[1] thì
Nguyễn Kỳ Nam đỗ Cử nhân năm Canh Tý Thành Thái thứ 12 (1900), thi đỗ năm 51
tuổi. Nghĩa là lúc này Vũ Phạm Hàm mới 36 tuổi và đã làm quan được một thời
gian.
3. So sánh đối chiếu tìm xuất xứ của câu
thơ và xác định tên tác giả :
1.Sau khi sơ
bộ khảo sát tác phẩm, chúng tôi nhận thấy vấn đề văn bản của Tập Đường thuật hoài có những điểm lưu ý như sau:
- Thứ nhất đây là một tác phẩm độc bản, không có dị bản
nên không thể tiến hành khảo sát tỉ mỉ, đối chiếu để tìm ra bản nào là bản tốt,
gần gũi nhất với tác giả được.
- Thứ hai, tác phẩm không đề năm tháng, không có tựa bạt
gì nên việc căn cứ vào các thông tin của tác phẩm truyền tải để tiến hành khảo
sát là cực kỳ khó khăn, mà chỉ có thể dựa vào gia phả và các ghi chép tản mát
trong các thi tập văn tập của chính tác giả hay người cùng thời với tác giả mà
thôi.
- Thứ ba do đặc thù của kiểu thơ “Tập cú” là mỗi câu lại
trích dùng câu nguyên của một người khác cho nên tuy gọi là độc bản nhưng thực
ra lại có dị cú. Dị cú ở đây có nghĩa là từ các câu thơ của các thi nhân đời
Đường được tác giả trích dùng, qua tay người khác sao chép nên dẫn đến sai ngộ
về câu chữ và tên tác giả (câu của người này lại gán cho của người khác). Ta có
thể đối chiếu văn bản tác phẩm với các tập thơ Đường in lối cổ hoặc sách in của
Trung Quốc để tìm ra những chỗ bất đồng đó. Nhưng thực tế, công việc này đòi
hỏi nhiều công phu và rất khó khăn, những khó khăn trong quá trình đối chiếu,
khảo dị tìm ra xuất xứ của câu thơ được trích dùng để “tập cổ”, vì bản thân các
tập thơ Đường, kể cả sách in theo lối cổ lẫn sách của Trung Quốc cũng đều có
những chỗ chép khác nhau. Ngoài ra, việc tìm kỹ được câu nào của tác giả nào,
bài nào trong các tập Đường thi lại là công việc khó khăn gấp bội, vì Đường thi
là cả một thế giới bao la với “hơn 48.900 bài thơ của hơn 2.200 tác giả”[2]
Từ
những thực tế công việc vừa được nêu ra, chúng tôi xin được giới hạn phạm vi
đối chiếu trong khuôn khổ cho phép, là lấy các tập thơ Đường in lối cổ, có niên
đại cùng thời với Vũ Phạm Hàm làm bản điều tra, đối chiếu. Chúng tôi xin chọn
bản Đường thi cổ
suý tiên chú
唐詩鼓吹箋註ký hiệu VHv 1533/1-2 in năm Tự Đức
4(1851)tại nhà in Phúc Văn Đường; Đường thi hợp tuyển tường giải唐詩合選詳解ký hiệu AC 215/1-2 in năm Minh Mệnh 15
(1834) tại Liễu Trai Đường, hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm làm bản
đối chiếu chính, vì 2 tác phẩm này được in vào thời điểm Vũ Phạm Hàm còn chưa
ra đời. Điều đó có nghĩa là, một người học rộng như Vũ Phạm Hàm chắc chắn đã
từng đọc qua 2 tập sách này(biết đâu chính Vũ Phạm Hàm lại chơi “tập cổ” từ những quyển này).
Hơn nữa, sau khi đối chiếu chúng tôi nhận thấy tỷ lệ câu được cụ Vũ Phạm Hàm
trích dùng hầu hết đều tìm thấy trong tập Đường thi cổ suý tiên chú này. Tập Đường thuật hoài gồm 30 bài thơ , mỗi bài 8 câu, trong
đó có 1 bài bị thiếu 2 câu, tổng cộng 238 câu. Trong Đường thi cổ suý tiên chú đối chiếu được 232 câu (khoảng
90%), trong Đường thi hợp tuyển tường giải
đối chiếu được 3 câu
(câu 7 bài 9, câu 3 bài 11, câu 6 bài 19) còn 3 câu còn lại không tìm được (câu
1, câu 4 bài 19, câu 4 bài 27) .
Từ những bước đối chiếu trên, chúng tôi
nhận thấy:
Văn bản Tập Đường thuật hoài là một văn
bản tương đối hoàn chỉnh, cho dù ở bài 22 bị thiếu mất 2 câu, sự sai khác của
văn bản chỉ là sự nhầm lẫn do tự dạng chữ giống nhau, âm đọc giống nhau, người
chép viết chữ dị thể hoặc sử dụng chữ gần nghĩa với nhau mà thôi, chữ sai hoàn
toàn cả tự dạng, âm-nghĩa là rất ít, hơn nữa có thể xác minh được.
2. Về vấn đề câu chữ trong văn bản có
những điểm đồng dị đáng lưu ý :
+ Vấn đề về chữ huý: Trong văn bản tỉ lệ chữ kiêng huý là
ít, chỉ có trường hợp chữ “thì” 時viết
cải ra chữ “thần” 辰nh ở câu 3 bài 5, câu 6 bài 8, câu 4
bài 12, câu 4 bài 13, câu 3 bài 16, câu 6 bài 17. Nhưng lại có chỗ viết chữ
“thì” 時nguyên dạng như ở câu 7 bài 7.
Còn đối với trờng hợp chữ “hoa” 花là một chữ bị kiêng huý khá phổ biến dưới thời Nguyễn,
thường phải viết bớt nét thì lại không có thay đổi gì. Từ đó chúng tôi nhận thấy rằng trường hợp chữ “thì” 時viết cải thành chữ “thần” 辰chẳng qua là do người chép bị ảnh hưởng lối dạy viết chữ Hán kiêng huý
ở thời Nguyễn quen tay nên viết ra như vậy chứ không có dụng ý kiêng huý.
+ Chữ dị thể có các trường hợp dùng chữ
dị thể như các trường hợp ở bản Đường thi cổ suý tiên chú thì dùng chữ này mà bản Tập Đường thuật hoài lại dùng chữ khác hoặc ngược lại mà 2
chữ ấy giống nhau về mặt nghĩa.
Để tiện theo dõi, chúng tôi đã so sánh
như sau:
Đường thi cổ suý tiêu chú
|
Tập Đường thuật hoài
|
Vị trí
|
thường -嘗
|
常
|
câu 2 bài 3
|
tạm
|
暫
|
câu 2 bài 5
|
nhĩ爾
|
尒
|
câu 5 bài 7
câu 5 bài 13
|
thán歎
|
嘆
|
câu 5 bài 12
|
thính聽
|
咱
|
câu 3 bài 15
|
quân勻
|
均
|
câu 6 bài 16
|
nhàn 閒
|
閒
|
câu 4 bài 17
|
nộn 嫩
|
lại 懶
|
câu 5 bài 18
|
sất匹
|
叵
|
câu 5 bài 25
|
hoãn暖
|
燠
|
câu 2 bài 27
|
do猶
|
câu 8 bài 4
|
|
phi 飛
|
câu 8 bài 29
|
|
kính逕
|
逗
|
câu 6 bài 30
|
+ Trường hợp dùng chữ gần nghĩa:
Đường thi cổ suý
|
Tập Đường thuật hoài
|
Vị trí
|
Ghi chú
|
Cái蓋(Quan cái)
|
đái 帶(quan đái)
|
C4b1
|
Nghĩa của từ không khác nhau là mấy
|
hồi迴
|
Hồi回
|
C41
|
thông nghĩa
|
Giao教
|
Giao交
|
C1b4
|
Thông nhau
|
Yên焉
|
An安
|
C5b4
|
chức năng ngữ pháp như nhau(có dị bản chép là chữ “hà-”)
|
Huyền懸
|
hoài懷
|
C4b6
|
nghĩa câu thơ biến đổi không nhiều
|
Cổ lai古 來
|
Tự cổ自 古
|
C5b7
|
nghĩa không đổi
|
lữ侶
|
bạn伴
|
C3b9
|
cùng chỉ bạn bè
|
dụng用
|
Nhậm任
|
C7b15
|
đều có nghĩa là dùng, nhậm dụng
|
đào 濤
|
ba波
|
C7b16
|
đều có nghĩa là sóng
|
Danh名(danh hoạn)
|
Sĩ仕(sĩ hoạn)
|
C6b7
|
Câu dịch không đổi nghĩa
|
+
Trường hợp chép nhầm do tự dạng giống nhau và do đồng âm nên chép sai
Đường thi cổ suý
|
Tập Đường thuật hoài
|
Vị trí
|
Ghi chú
|
mĩ美
|
tiển羨
|
C3b2
|
Tự dạng
|
sử使
|
lại吏
|
C2b3
|
tự dạng
|
tôn樽
|
Tôn尊
|
C4b5
|
đồng âm
|
huề thủ攜 手
|
hồi thủ回 首
|
C7b5
|
nt
|
khai開
|
quan關
|
C5b8
|
Tự dạng
|
lãng
|
lãng浪
|
C6b9
|
đồng âm
|
tỉnh省
|
khán看
|
C8b17
|
Tự dạng
|
Thì 時
|
Thuỳ誰
|
C4b10
|
đồng vận
|
hạ下
|
ngoại外
|
C4b10
|
đồng vận
|
Mạc幕
|
Mộ暮
|
C1b16
|
Tự dạng
|
ngạc鄂
|
sính郢
|
C4b17
|
Nt
|
ân恩
|
tư思
|
C3b21
|
Nt
|
quan官
|
cung宮
|
C8b21
|
Nt
|
mịch寞
|
mạc莫
|
C1b24
|
Nt
|
hạn 限
|
hận 恨
|
C7b24
|
Nt
|
phong風
|
phong楓
|
C5b30
|
nt
|
Hành行
|
Thành成
|
C2b16
|
đồng vận
|
Tỉnh省
|
Khán看
|
C8b17
|
Tự dạng
|
Hoàng篁
|
Hàn寒
|
C3b15
|
đồng vận
|
+ Trường hợp chép lộn thứ tự:
Đường thi cổ suý tiêu chú
|
Tập Đường thuật hoài
|
Vị trí
|
khai hoa開 花
|
hoa khai花 開
|
câu 1 bài 10
|
Cống Vũ貢 禹
|
Vũ Cống禹 貢
|
câu 4 bài 11
|
+
Trường hợp sai hẳn:
Đường thi cổ suý tiêu chú
|
Tập Đường thuật hoài
|
Vị trí
|
vương王
|
xuất出
|
câu 8 bài 13
|
vô出
|
hà何
|
câu 3 bài 3
|
khả可
|
mạc莫
|
câu 7 bài 28
|
phong thanh風 聲
|
颼 颼
|
câu 2 bài 29
|
2. 4.Về đối chiếu tác giả nguyên của
câu thơ chúng tôi thấy có một số nhầm lẫn. Trong văn bản dưới mỗi câu thơ đều
có đề tên tác giả của câu đó, trong lúc đối chiếu chúng tôi nhận thấy có sự
nhầm lẫn về tên các nhà thơ ở một số câu.
Đường thi cổ suý
|
Tập Đường thuật hoài
|
Vị trí
|
Trịnh Cốc
|
Bão Phóng
|
C7b4
|
Lý Bạch
|
Hoàng Phủ Nhiễm
|
C5b7
|
Đỗ Phủ
|
Đàm Dụng Chi
|
C6b9
|
Lý Thương ẩn
|
Lã Động Tân
|
C8b10
|
Đỗ Phủ
|
Hứa Hồn
|
C3b11
|
Vương Duy
|
Vương Hùng
|
C5b11
|
Liễu Tông Nguyên
|
Triệu Hỗ
|
C3;4b12
|
Đường Phu
|
Lưu Vũ Tích
|
C2b16
|
Vương Xương Linh
|
Đỗ Mục
|
C6b19
|
Đàm Dụng Chi
|
Ôn Đình Quân
|
C7b21
|
Lưu Vũ Tích
|
Trần Thượng Mỹ
|
C3b22
|
Tiết Phùng
|
Lý Thương ẩn
|
C3;4b24
|
Ôn Đình Quân
|
Tiết Triệu Năng
|
C7b25
|
[1] Các Trạng nguyên, Hương cống Việt Nam .
Bùi Hạnh Cẩn-Cao Việt Anh, NXB Thanh niên, H. 2001
[2] Đường thi tuyển dịch, Lê Nguyễn Lưu, NXB
Thuận Hoá. H. 1997
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét