Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

TRẦN VĂN GIÁP - LƯỢC TRUYỆN CÁC TÁC GIA VIỆT-NAM T.II / Giới thiệu về các sách tham khảo phân tích cho tập II

 

TRẦN VĂN GIÁP - LƯỢC TRUYỆN CÁC TÁC GIA VIỆT-NAM T.II / Giới thiệu về các sách tham khảo phân tích cho tập II

 

CHƯƠNG I

CÁC SÁCH THAM KHẢO

 BẢNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÀI LIỆU CHÍNH LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC BIÊN SOẠN • LƯỢC TRUYỆN CÁC TÁC GIA VIỆT - NAM » TẬP II

Về một số tài liệu cơ sở mà chúng tôi đã sử dụng đề biên soạn tập II này , trước hết chúng tôi căn cứ vào một số sách của người Việt - nam viết bằng Quốc ngữ . Mặc dầu những sách này toàn là sách thuộc loại Văn học sử hay loại Thi văn tuyển tập , chúng tôi đã cố gắng lựa chọn lấy những phần cốt yếu có nói đến tiểu truyện các tác gia . Thứ đến , chúng tôi dùng các sách Kinh tịch chí , các sách Mục lục viết bằng ngoại văn , chữ La - tinh , nhất là các sách lưu trữ ở Thư viện Quốc gia trung ương và Thư viện Khoa học trung ương .

A.   SÁCH VIỆT - NAM VIẾT BẰNG QUỐC NGỮ

Những sách viết bằng Việt văn mà chúng tôi sử dụng , phần nhiều là các sách thuộc loại Văn học sử , nói rất ít về tiều truyện các tác gia Việt - nam . Vả lại , những sách ấy đều rất phổ biến , cho nên chúng tôi chỉ xin nói đại lược một số sách sau đây là làm thí dụ :

1.     VIỆT - NAM VĂN HỌC SỦ YẾU

Tác giả : DƯƠNG QUẢNG HÀM

Sách này được soạn đi soạn lại nhiều lần , trước tiên với nhan đề Quốc văn trích diễm năm 1920 , đến năm 1941 đổi là Việt văn giáo khoa thư , gồm 2 quyền , quyền I là Việt - nam văn học sử yếu và quyển thứ hai là Việt - nam thi văn hợp tuyển . Bản Việt - nam bản học sử yếu in lại năm 1950 , gồm 497 trang , giấy thường , khổ 15x22 , có 459 trang sách , một biểu lược kê các tác gia và tác phẩm ( trang 469 - 475 ) và bảng Sách dẫn xếp theo thứ tự A. B. C. ghi tên các tác gia và tác phẩm có nói đến trong sách ( trang 476 – 197 ) . Sách này là một bản sách giáo khoa lớp trung học , nên đã soạn theo chương trình của các trường Trung học Pháp - Việt xưa , chia theo năm học từ năm thứ nhất đến năm thứ ba . Ngoài bài biên tập đại ý , v . v ... sách gồm có 6 đại mục :

1. Văn chương bình dân ( ch . I ) ;

2. Ảnh hưởng của người Tàu ( ch . II – VI ) ;

3. Các chế độ phép học , phép thi ( ch . VII – X ) ;

4. Các thể văn ( ch . XI - XVII ) ;

5 , Ảnh hưởng của người Pháp ( ch . XVIII ) ;

6. Vấn đề ngôn ngữ văn lạ ( ch . XIN ) . Sách Việt - nam văn học sử yếu biên soạn theo chương trình và thể cách một cuốn sách giáo khoa thời xưa .

2. NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI

Tác giả : VŨ NGỌC PHAN

Đây là một bộ sách phê bình văn học , in lần thứ nhất vào năm 1942 , Tân Dân thư quản xuất bản . Bộ này gồm 5 quyển , mỗi quyển trên dưới 300 trang ( Q.1 , 198 trang : Q. II , 283 tr : Q. III , 209 trang ; Q. IV , 460 trang ) , sách in hai loại giấy , giấy tốt và giấy bản , khổ 12x18 . Năm 1951 , bộ này được in lại thành 5 quyển , do nhà xuất bản Vĩnh Thịnh in . Nội dung cả 5 quyền như sau :

Q.1 - Các nhà văn lớp dầu :

 Những nhà văn hồi mới có chữ Quốc ngữ : Nhóm Đông - dương tạp chí ; nhóm Nam phong .

Qll – Những nhà văn độc lập :

a ) Biên khảo ,

b ) Tiểu thuyết ,

c ) Thi ca  .

Q.III - Các nhà văn lớp sau : Các nhà viết bút ký lịch sử , phóng sự , khảo cứu và phê bình ; các kịch tác gia và thi gia .

Q.IV ( tập thượng ) – Các nhà viết những loại tiểu thuyết sau :

1. Phong tục ,

2. Luận đề ,

3. Luân lý ,

 4. Truyện ký ,

5. Phóng sự ,

6. Hoạt kê ,

Q.IV ( tập hạ) tiếp tục : Các nhà viết tiểu thuyết :

7. Tả chân ,

8. Xã hội ,

9. Tình cảm ,

10 , Trinh thám .

Sau cùng là kết luận .

Tuy trong Lời nói đầu , có nhắc đến thân thế của các nhà văn , nhưng tác giả không ghi tiểu sử của những nhà văn đã được phê bình .
Ngoài ra , còn có các sách quen biết nhiều sau thay , chúng tôi xin phép không phân tích :

3. MỤC LỤC SÁCH VIỆT - NAM BẰNG CHỮ QUỐC NGỮ

Sách của Thư viện Khoa học trung ương , do nhiều tác giả , bản in rô - nê - ô năm 1958 .

4. ĐẠI CƯƠNG VỀ VĂN HỌC SỬ VIỆT NAM

Tác giả : NGUYỄN KHÁNH TOÀN

5. THI NHÂN VIỆT - NAM

Tác giả : HOÀI THANH

6.  SƠ THẢO LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT - NAM

Nhà xuất bản Văn Sử Địa xuất bản , do nhiều tác giả viết : Văn Tân , Hồng Phong , Nguyễn Đổng Chi , Vũ Ngọc Phan . Sách này gồm 5 quyền , tổng số ( 294+322 +300 + 292 + 171 ) = 1379 trang , khổ 16 x 24 , xuất bản năm 1957 – 1960 .

7. LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM

Sách của nhóm Lê Quý Đôn , xuất bản từ năm 1957 .

8 , HỢP TUYỀN THƠ VĂN VIỆT NAM tập II , III , IV , V

Công trình biên soạn tập thể , do Nhà xuất bản Văn hóa xuất bản .

9. VĂN THƠ CÁCH MẠNG VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX

Tác giả : ĐẶNG THAI MAI

B.   SÁCH KINH TỊCH CHÍ VÀ MỤC LỤC VIẾT BẰNG NGOẠI VĂN

 Về loại sách này , chúng tôi đã sử dụng các sách lưu tàng tại lai thư viện lớn ở Hà - nội : Thư viện Quốc gia trung ương và Thư viện Khoa học trung ương , và chỉ phân tích hai bộ sau đây là có nhiều tài liệu dùng được :

1. LISTE DES IMPRIMÉS DÉPOSÉS AU SERVICE DU DÉPÔT LÉGAL ( Danh sách những ấn phẩm đã nộp lưu chiểu ) , gồm từ năm 1922 đến năm 1940 , cộng tất cả là 14 tập cùng mang một ký hiệu của Thư viện Khoa học trung ương : 803643. Sách này của Direction des Archives et Bibliothèques ( Nha Giám đốc lưu trữ công văn và Thư viện ) xuất bản từ năm 1922 đến 1914. Chế độ lưu trữ của thực dân Pháp ở Đông - dương chỉ mới được thi hành từ ngày 31-1-1922 . Trong đó , có chia ra nhiều loại sách theo từng thứ tiếng : tiếng Việt , tiếng Lào , tiếng Cam - pu chia , tiếng Pháp , v.v ... và xếp theo các loại : báo chí ( périodiques ) và không phải bảo chỉ ( non périodiques ) ; sách đề riêng từng xứ trong lĩnh vực gọi là Đông - dương xưa . Vì vậy , ngoài các sách Kinh Tịch chí và các sách Mục lục đã nói trên đây , từ thời gian 1922 trở về sau , cần tham khảo các tập Danh sách các ấn phẩm ( Liste des imprimés ) . Ở trong các tập Danh sách các ấn phẩm ( Liste des imprimés ) , phần nội dung đã in khá rõ ràng lên báo chí , sách và các ấn phẩm khác theo thứ tự A , B , C và phân loại . Trước hết là danh sách những ấn phẩm phát hành có kỳ hạn ( periodiques ) tức là báo chí , gồm những chuyển san , tạp chí nội san , đã in ở trong năm xứ ( Bắc kỳ , Trung- kỳ , Nam – kỳ , Cao - miên và Lào ) bằng hai thứ tiếng Việt và Pháp .

Thứ đến danh sách những ấn phẩm in ra bất thường như sách , bản đồ ( non périoliques ) phát hành trong năm xứ và viết bằng tiếng Việt , Hán , Pháp , Cam pu - chia , các thứ tiếng khác : Anh , La - tinh , Quốc tế 1 ngữ v.v ... ,

Ngoài ra , còn có những chi tiết cần chú ý :

a ) Về báo chí thấy có ghi đủ : Tên báo , nhà in , địa chỉ tòa soạn , tên chủ nhiệm , quản lý , địa chỉ, địa chỉ ty trị sự , báo ra mấy kỳ , những số đặc san , giá bán hàng năm hoặc sáu tháng v.v ...

b ) Về sách , quảng cáo , bản đồ , có ghi rõ tên tác giả , nhà in , địa chỉ , số trang , khổ sách , bức vẽ nếu có , Và cuối cùng là một bảng sách dẫn phân loại xếp theo từng mục , thí dụ : hành chính , quân sự , hàng không , văn học , sử học , kinh tế v.v ....

Trong tất cả 14 tập , đều trình bày theo cách trên , chỉ có số lượng mỗi năm có khác nhau , nhưng một điều cũng cần chú ý là càng về các năm cuối , thư từ 1934 trở đi , thì số lượng ấn phầm , nhất là ở Bắc – kỳ , Nam - kỳ , càng ngày càng tăng . Qua bản nhận định và thống kê ( 1 ) Xem thống kê ở trang bên , chỉ riêng năm 1934 , về báo chí và ấn phẩm xuất bản có kỳ hạn ở năm xứ có 265 bản lưu chiểu :

Trung - kỳ: 27  

Cao – mên: 36

Nam - kỳ: 75

Lào và Quảng - châu - loan : 2

Bắc kỳ: 125

Cộng: 265

 

Từ 1922 đến 1941 , về các sách in và các ấn phẩm không có kỳ hạn ở hai xứ Bắc – kỳ , Nam – kỳ cũng nhiều , tất cả 5 xứ đã có 802 bản lưu chiểu :

Trung – kỳ : 22 +30 ( hai quý đầu năm 1934)

Cao mên : 20 + 16 (Hai quí đầu năm 1934 )

Nam - kỳ : 159 + 205 - nt –

Lào và Quảng - châu - loan : 0

Bắc - kỳ : 221 + 179 - nt

Cộng : 422 + 430 = 852

Để có một ý niệm về xuất bản phầm , chúng tôi ghi tỷ lệ của cả hai loại ( sách và báo ) xuất bản từ 1922 đến 1930 làm thí dụ :

Bảng tỷ lệ % số sách in trong 6 tháng hàng năm ở Việt - nam từ 1922 đến 1930 :

 

Năm

Bắc kỳ

              Nam kỳ

Trung  kỳ

Tiếng Việt

Tiếng Pháp

Cộng

Tiếng Việt

Tiếng Pháp

Cộng

Tiếng Việt

Tiếng Pháp

Cộng

1922

46,5

9,5

56

22

12,5

34,5

4

7

11

1923

42,5

28

70,5

27,5

15,5

43

8

6

14

1924

54

62

106,5

38,5

23,5

62

13,5

3

16,5

1925

66,5

67,5

134

43

13

56

13,5

5,5

19

1926

70,5

55,5

126

60

24

84

11

9

20

1927

100

69

169

67,5

25,5

93

12,5

5

17,5

1928

161,5

95,5

257

145

12,5

157,5

14,5

5

19,5

1929

158,5

79,5

238

183

31,5

215,5

25,5

15,5

4

1930

125

86

211

105

13

118

28

6

34

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Báo chí

1922

8

36

44

10

29

39

1

2

3

1923

10

45

55

13

30

43

1

3

4

1924

12

56

68

14

46

60

1

3

4

1925

13

56

69

11

38

49

1

2

3

1926

13

64

77

10

44

54

1

3

4

1927

16

62

78

16

45

61

4

5

9

1928

13

60

73

19

52

71

6

5

11

1929

14

58

72

27

44

71

6

4

10

1930

16

64

80

12

30

42

6

4

10

 

Trong các tập này còn có ghi lại những ấn phẩm bằng tiếng Pháp và một số vấn đề chính trị , kinh tế , sử học , dân tộc học , y học v.v .... ( tất nhiên là để cho độc giả chú ý đến các vấn đề thuộc địa ) .

Tóm lại , 14 tập Danh sách những ấn phẩm đã nộp lưu chiểu ( Liste des imprimés ) là những thư mục khá đầy đủ , có một giá trị nhất định . ( Ngoài ra chúng tôi còn làm bản thống kê các sách xuất bản của 5 xứ , trong sáu năm từ 1930 đến 1935 đề bạn đọc có một ý niệm về tình hình các sách đã được in trong thời gian đó . xin xem phụ lục II ở cuối

2. BIBLIOGRAPHY OF THE PEOPLES AND CUL TURES OF MAINLAND SOUTH EAST ASIA ( Lịch sử các sách nói về các dân tộc và văn hóa ở lục địa Đông Nam châu Á ) của Ăm - bơ - ri ( F. John Embree ) và Đốt - xôn ( L.O . Dotson ) do bộ phận nghiên cứu về Đông Nam Á của trường Đại học Y - a - lơ ở Niu Ha - ven ( New Haven Yale University , South , East Asia Studies ) xuất bản năm 1950 , khô giấy xếp tám , có phụ lục bản Sách dẫn , gồm ( 821 + 12 ) = 833 trang , ký hiệu Thư viện Khoa học trung ương : 808502 . Đây là một bản Kinh tịch chí của người phương Tây làm ; chúng tôi cũng dùng tham khảo thêm để biết thêm những sách nói về các tác gia và tác phẩm Việt - nam . Sơ lược nội dung như sau :

Ngoài bài tựa và bảng ký hiệu viết tắt tên các sách báo tham khảo , phần chính của sách là lịch sử các tài liệu gồm nhiều vấn đề từng nước vùng Đông Nam châu Á , như Miến - điện , Căm - pu - chia , Chiêm - thành , Lào , Thái lan , Việt - nam , Nam Trung - quốc v.v ... Trước khi vào phần chính , tác giả có tóm tắt qua lịch sử từng nước ấy . Thí dụ : về Việt - nam ( tr . 559-779 ) , phần quan trọng của sách , mở đầu , tác giả nhắc đến Việt - nam trước đây bị thực dân Pháp xâm chiếm làm thuộc địa , dân số từ 18 đến 20 triệu ( ? ) , đều nói một thức tiếng Việt - nam , v..v ... Phần lịch sử sách , tác giả xếp theo các loại : Địa lý thiên nhiên , Địa lý nhân văn , Khảo cổ – Dân tộc học , Tổ chức xã hội , Tôn giáo , Ngữ ngôn , Văn học , Truyền thuyết dân gian . Các sách nói về dân tộc thiểu số Việt - nam thì để theo từng dân tộc và cũng xếp theo các loại như trên . Ngoài ra , còn có các sách Mục lục và Kinh tịch chí khác mà chúng tôi thấy không cần thiết giới thiệu nội dung vì cách làm cũng đại loại như cuốn trên .

3. CATALOGUE DES OUVRAGES PUBLIÉS JUSQU'À CE JOUR ( Mục lục các sách xuất bản đến ngày nay , xuất bản năm 1884 của Trương Vĩnh Ký , Thư viện Khoa học , ký hiệu : Q.80 176 ) .

4. BIBLIOTHECA INDUSINICA ( Đông - dương tùng thư ) của Hăng - ri Coóc - đi - ê ( Henri Cordier ) .

5. BIBLIOGRAPHIE DE L'INDOCHINE ( Thư tịch Đông - dương ) của Buốc - joa ( Bourgeois ) và Bu - đê ( Boudel ) .

6. INVENTAIRE DU FONDS EUROPÉEN DE L'ÉCOLE FRANÇAISE D'EXTRÊME ORIENT ( Bảng kê khai kho sách châu Âu ở Trường Viễn Đông bác cổ ) . Chúng tôi đã trình bày qua một số sách hiện nay hiếm có mà chúng tôi đã sử dụng để biên soạn tập II này . Chúng tôi thấy không có riêng một tài liệu nào tự nó đầy đủ thích dụng . Độc giả sẽ thấy rõ , bộ sách nào cũng vậy , bên cạnh nhiều ưu điểm , nó còn có nhược điểm về tư liệu sử dụng cho tập sách của chúng tôi .

Ví dụ : sách Việt - nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm , có ghi được tiểu truyện một số tác gia , nhưng không kê cứu đủ các tác phẩm . Sách Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan , có ghi được một số tác gia , có in cả chân dung , chia thành từng khuynh hướng , trào lưu tư trởng văn học , nhưng không có tiểu truyện , không có niên canh quán chỉ. Sách Liste des imprimés ( Danh liệu sẵn có và về phương pháp sử dụng tài liệu của sách những ấn phẩm đã nộp lưu chiểu ) thì chỉ có các tên báo chí , tên sách đã in từ năm 1922 đến 1944 ( trừ các tác phẩm in bí mật ) , có thể gọi là đầy đủ , nhưng trái lại , không cho biết gì về tiểu truyện tác gia và nội dung tác phẩm như đã nói trên . Sách Bibliography of The peoples and Cultures of mainland South East Asia ( Lich sử các sách về các dân tộc và văn hóa ở lục địa Đông Nam châu Á ) là của người ngoại quốc biên soạn , tập hợp được một số tên người và tên sách viết bằng Anh văn , Pháp văn , v.v ... , cũng không nói đến tiểu truyện một tác gia nào cả . Còn các sách khác , mỗi sách đều nhắm một mục đích riêng của nó , đối với các tác gia cũng đại loại thiếu sót phần tiểu truyện . Cho nên , chúng tôi đã phải tra cứu , so sánh , chọn lọc và cân nhắc nhiều tài liệu mới viết thành Lược truyện từng tác gia. Vì vậy , chúng tôi phân tích mấy bộ trên đây làm thí dụ , để độc giả có một ý niệm chung về tài liệu sẵn có và về phương pháp sử dụng tài liệu của nhóm chúng tôi .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét