Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2022

Góp ý cho bản dịch Việt sử tiệp lục diễn nghĩa: Bản phiên âm của GS Nguyễn Văn Sâm (Viện Việt học- Hoa Kỳ)



 

Bản Việt sử tiệp lục diễn Nghĩa do giáo sư Nguyễn Văn Sâm phiên âm. Bản có đóng dấu dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Việt Sử Tiệp Lục Diễn Nghĩa.

Tài liệu của Viện Khảo Cổ VNCH.

Nguyễn Văn Sâm phiên âm và giới thiệu.

Viện Việt Học California xuất bản - 2005.

<><><>

越史捷綠演義

越南苔孕國中

涇王陽𧘇夲𣳔帝明

.... Tuy vậy bản phiên âm của giáo sư Sâm vẫn còn một vài chữ chưa đọc được. 

Ảnh lấy từ nguồn Facebook của nhóm nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều
https://m.facebook.com/groups/203903011550724/permalink/473256784615344/








Phần phân tích những chỗ chưa thỏa đáng trong bản phiên âm của giáo sư Nguyễn Văn Sâm: 
Tờ số 1:  phần chú thích số 2 thâỳ Sâm chú thích: "người nước trên: chỉ nước tàu. Cách nói này không chính xác". Thực ra người làm chú thích đã không hiểu về cách thức diễn âm của các cụ nhà nho xưa. Đó là dịch sát nghĩa nhất. Các cụ nhà Nho xưa thường dịch bám từng Chữ đối từng Nghĩa. Người nước trên tức là dịch của từ "Thượng quốc nhân上国人". Người nước trên, dùng chỉ nước Tàu là Khá Sát nghĩa theo lối dịch cổ cũ. 上Thượng - Trên, 國Quốc- Nước, 人Nhân- Người: dịch ra thì đúng sát là Người Nước Trên. Dưới tiếp Thầy Sâm không đọc được chữ NHẤT viết kép: 壹. Mạch thơ sẽ là:
Xưng đế truyền con cháu nhà,
Đặng năm đời chọn Hán qua nhất liền.
NHÂT壹: Với ý nghĩa là thống nhất. Nhà Hán diệt nhà Triệu thống nhất đất nước về một mối. 


Tờ số 2: Thầy Sâm không đọc được chữ Hoa viết kiêng húy đời nhà Nguyễn. Thời vua Thiệu Trị ban quý tự mẹ vua là bà Hồ Thị Hoa. Chữ hoa 華viết khuyết nhất nét. Mạch thơ sẽ là: 
Hán quan Sĩ Nhiếp nhân nghì,
Dạy dân lễ nghĩa văn từ Hoa phong.
HOA: Hoa Phong 華風 ý nói văn chương chữ nghĩa học theo lối người Hoa Hạ.
Phần dịch tiếng Việt, chú thích số 7 phía dưới, thầy Sâm cũng chú thích rất là ngây thơ. Vì đây là thơ diễn âm, nhiều chỗ Khuyết Chủ ngữ - Tân ngữ. Tác giả không nhất thiết viết theo chính xác từng chi tiết của lịch sử. Hiểu chung chung là Mã Viện đánh giết quân Trưng Vương mà thôi. Chứ không nhất định là tự tay giết Hai Trưng hay là Hai Trưng phải nhảy xuống sông tự vẫn. Thầy Sâm chú thích rằng"không hiểu tác giả căn cứ  vào đâu mà đưa ra chi tiết Mã Viện giết Hai Bà Trưng ở  chỗ này, tất cả sử cũ của ta đều nói hai bà tự trầm ở sông Hát Giang". Lời chú thích dường như rất hồn nhiên, khi mà wikipedia tiếng Việt có chú rõ ràng sách Hậu Hán Thư ghi "hai bà bị Quân Mã Viện bắt được và bị chặt đầu đem về Lạc Dương"(https://vi.wikipedia.org/wiki/)
Hay là Thầy Sâm không coi Hậu Hán Thư là Sử Nước Ta? Nhưng các nhà Nho ta soạn sử thì chắc chắn có đọc chứ! 
Chú Thích số 9: 爱戴Ái tải: Thương mến mà xưng tụng. Chữ này không đi được vào trong ngôn ngữ Việt. Thật kỳ là lạ cho Thầy Sâm. Chữ có ghi trong thơ Nôm của người Việt - LẠI KHÔNG ĐI ĐƯỢC VÀO TRONG TIẾNG VIỆT ? là sao ta ? Chắc ý Thầy Sâm là ta không có từ Ái tải trong ngôn ngữ Việt hiện nay? Vậy sao lại có trong thơ Nôm của người Việt- thời Nguyễn? 
Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh có sưu tập vào, coi nó là từ Hán Việt. Nó không ở trong tiếng Việt thì nó đi đâu? 


Tờ số 3: bên chú thích số 11 ở bên phần tiếng Việt. Thầy Sâm lại chú thích một câu rất là buồn cười: "chẳng có con sau: không có con. Cách nói này chỉ là cách nói vì túng vần". Mà không hiểu rằng"con sau" là lối dịch sát nghĩa của các cụ nhà nho ta ngày xưa. Các cụ dịch từ "後嗣 Hậu tự" là 後Hậu- Sau, 嗣Tự- Con. Không phải"con sau" thì là Con gì!  
Tờ số 4: 
+chú thích số 15 của thầy Sâm là:"Nhuận vị: dư vai trò. Đây nói chuyện Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con mà vẫn cầm quyền Triều Chánh với vai trò Thái thượng Hoàng". Nhưng cái chữ Nhuận vị ở đây thầy Sâm đã không tra từ điển một cách kỹ càng.
閏: (Danh) Vua tiếm vị gọi là nhuận thống  hay nhuận vị  (đối lại với chánh thống ). 
Nhuận, như "năm nhuận, tháng nhuận, ngày nhuận". Ý nói những giai đoạn THỪA không tính trong lịch chính thống. 
Ở đây nói là Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần, cũng giống như nhà Mạc tiếm ngôi nhà Lê gọi là Nhuận vị. Hay còn gọi là Nhuận Hồ; Nhuận Mạc.
Câu số 50: Thầy Sâm cũng đọc nhầm chữ NỐI 綏thành chữ KẾ繼. Cả câu phải đọc là:
Hồ Triều Nhuận vị dư phân, 
Truyền cho con thứ Hán Thương NỐI dòng.
+Ở chú thích số 16 Thầy Sâm chú: "dịch phiền役煩 tang trọng 賍重: "Công việc sưu dịch thì lao khổ, của đút do quan đòi thì nặng nề." Đúng ra Thầy Sâm đã  đọc nhầm chữ thứ 3. Đây không phải là chữ Tang mà là chữ Phú 賦viết thảo. Chữ Phú 賦 nghĩa là Thuế. Cả cụm là Dịch phiền phú trọng 役煩重 nghĩa là Sai dịch phiền hà, Thuế khóa nặng nhọc. Chữ Tang  thì nghĩa là ăn đút lót. Thiết nghĩ quan người Minh họ cướp nước ta, họ đặt sưu thuế cướp của  ta thẳng thừng chứ họ cần gì ĐÚT LÓT.  
Dân ta lúc ấy khổ thay,
Dịch phiền PHÚ trọng càng ngày càng thêm.
+ Cũng trên tờ số 4: chữ Giàu𢀭. Chữ này thì Thầy Sâm lại đọc bừa là chữ VÀO tự ép vần cho theo chữ CAO ở câu trên , rồi chú thích là: "không hiểu sao bản  Nôm này lại viết VÀO 𠓨bằng chữ GIẦU𢀭 giọng đã đớt" (thầy Sâm có thể nhận xét 1 cụ Nho học - Cựu học là túng vần, là đã đớt ?😔)..."


Chữ đó vẫn đọc là GIẦU, chỉ mượn ÂM gần với các âm nghĩa như chữ RÀU, RẦU, NHÀU, NHÂÙ tức  Nhầu nhiều phen; Đánh cho Rầu lòng luôn. Chứ không phải là GIẦU với nghĩa GIẦU SANG. 
Lam Sơn Lê tổ tài cao,
Nhất nộ khởi nghĩa đánh RẦU/NHẦU Minh binh.
Tờ số 5: 
.câu số 62, thầy Sâm không đọc được chữ Kình勍, nghĩa là Cứng mạnh trong cụm từ KÌNH ĐỊCH; chữ 衝XUNG ở cuối câu nên đọc là chữ XONG. Cả câu đọc là: 
Mười năm nếm mật kinh dinh,
Mưu cùng tướng tá đánh KÌNH địch xong.
.Câu số 64: thầy Sâm đọc nhầm chữ THOẢ 妥thành chữ NỖI浽.Chữ nên đọc là: 妥thoả lòng lê nguyên/ nghĩa là: thoả lòng dân đen. Thày Sâm lại dịch là: 浽 nỗi lòng Lê Nguyên/ viết hoa thành ra Lê Nguyên tự nhiên thành - DANH TỪ RIÊNG, như kiểu có tên nhân vật Lê Nguyên? 
Bình Ngô đại cáo vũ công, 
Nhất nhung định quốc THOẢ lòng lê nguyên.
. Chữ Tùng ở câu thứ 71 là đọc Bừa. Đây không phải là Tùng mà là bộ Thủ 才và chữ Đồ徒. Thầy Sâm luận dưới là Tên người Trịnh  Khải thì trên là tên người tên Tùng. Thầy bôi đỏ đấy, nếu thầy để dấu Hoa thị * thì tôi không nói là ĐỌC BỪA! Thầy đề là Tùng. Nhưng không có người tên Tùng. Nếu hiểu là Trịnh Tùng thì càng Sai, vì Trịnh Tùng chết lâu lâu rồi ... trước khi có Tây Sơn kia.
Chữ đó theo anh Phan Anh Dũng, để đọc là ĐÙA: 
-"Nhưng không phải là "chơi đùa" theo nghĩa ngày nay mà đùa là biến âm của chữ lùa (lùa vào, dồn vào). Đánh đùa là đánh lùa, đánh dồn." Cũng là một cách lý giải rất hay và có khả năng phù hợp cao.
Tôi xin góp ý là: chữ này còn 1 cách đọc là DÒ: 
      - DÒ với nghĩa là THĂM DÒ, là Thử thách, Thử nghiệm. Quân Tây Sơn ra Bắc lần đầu là để thăm dò. Kiếm cớ Phù Lê diệt Trịnh. Sau lại giả quyền cho họ Lê, để họ Trịnh nổi lên quấy rối. Lại ra Bắc lần thứ hai để dẹp tiếp. Để người ở lại giúp họ Lê không được. Lại phải ra Bắc lần thứ ba. Lần này Lê Chiêu thống mới sang cầu nhà Thanh. 
Vậy nguyên câu với 2 cách đọc: 
-Đánh LÙA/DÒ giết Trịnh Khải rồi,
Lê Hoàng sang bắc cầu mời cứu binh.
Tờ số 6:
Câu số 81, thầy Sâm lại chú thích theo ý kiến riêng. Chú thích số 27: "奸欺gian khi: dối gian lừa đão. Từ này cũng không thông dụng. Bản triều xử tội gian khi: Câu này cho thấy tác giả Thiên lệch. Xử tội và bị xử tội chỉ vì thắng bại, chớ không có tội dối gian, lừa lọc gì hết."  Như tôi đã giải thích ở bên trên, thơ diễn âm không nhất thiết phải chính xác về chủ ngữ -vị ngữ -tân ngữ. Xử người Gian khi, không có nghĩa nhất định là XỬ TỘI NGUYỄN QUANG TOẢN. Đây cũng có thể hiểu là XỬ NHỮNG NGƯỜI THEO TÂY SƠN, là những kẻ Gian khi.  
Và "không thông dụng" ?😁 Thầy Sâm đã không tra cứu kỹ càng và chú thích theo cảm giác! 奸欺Gian khi là một cụm từ có thể tra được cả trong Hán ngữ cổ đại lẫn Hán ngữ hiện đại. Là cụm từ đã có trong cổ Hán ngữ từ đời Đường với những đại gia văn học. Trong thơ Lục Chất, Hàn Dũ, trong Minh sử, văn cận đại của Chương Bính Lân: 


 Chỉ cần Google là ra cả gốc lẫn ngọn: 


Kết thúc, văn bản Việt sử tiệp lục diễn âm là 1 tác phẩm thơ ngắn, ra đời vào khoảng giữa triều Nguyễn. Chữ viết chân phương đơn giản, do chép lại từ một bản khác, có thể viết Thảo hơn. Tác phẩm đã được giáo sư Nguyễn Văn Sâm giới thiệu phiên âm. Một vài chỗ thầy Sâm đã không đọc được, đã đánh dấu hoa thị hoặc bôi đỏ. Tuy nhiên phần chú thích tiếng Việt khá là hồn nhiên, thiếu kỹ càng. Nhân đây xin góp một vài ý kiến nhỏ để mọi người cùng tham khảo!  
Nga-U chiến kỳ 2022.
Việt tây -Phụ Nguyên thị khảo.
Nguyễn đức Toàn.

3 nhận xét:

  1. Cám ơn đã đọc cẩn thận nhứt là mấY CHỮ HỒN NHIÊN.. Và phê bình nhẹ nhàng. Không làm thì không sai. Người sau sẽ không sai như người trước và học đươc nhiều điều từ người đi trước. Tôi quên cái cuốn nầy lâu rồi, cũng không hiểu nó xuất hiện ở đâu vì quá lâu...

    Trả lờiXóa