Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

Vua Ta là vua Tàu?! Vua Tàu là vua Ta! ?😅

Đã tìm ra chân dung vua Quang Trung !?!?
Qua Facebook, cuối năm đọc bài Đã tìm ra chân dung vua Quang Trung, của bác Nguyễn Duy Chính, trên trang Blog của Trần Đức Anh Sơn.
(https://anhsontranduc.wordpress.com/2017/12/30/da-tim-ra-chan-dung-vua-quang-trung/). 
Càng ngày càng có nhiều tư liệu sử học mới được nghiên cứu khai thác. Bấm like ngay, bài viết rất sinh động và lý thú, cả tư liệu lẫn chữ Hán. Dẫn nguồn từ nhà nghiên cứu Trần Quang Đức (tác giả cuốn Ngàn Năm Mũ Áo/ với tư liệu tranh cực đẹp😤). Nhưng nhìn hình Vua Quang Trung, thấy gợn gợn. Một cảm giác kỳ lạ. Gương mặt gày gò, sống mũi độn, mắt sế sế kiểu người Hoa.  Hôm sau, trên cửa Facebooker Nguyễn Xuân Diện tỏ ý hoài nghi về việc trình độ thẩm mỹ của họa sư triều Thanh:
Bài viết rất hay. Rất đáng chú ý.
Chân dung Quang Trung hoàng đế ư? Chỉ cần nói Ngài mất năm 40 tuổi thì bức họa của họa sĩ cung đình nhà Thanh vứt đi rồi. Nếu là trực họa Quang Trung thì vua quan nhà Thanh hóa ra chả biết gì về hoàng đế Quang Trung!
. (https://www.facebook.com/nxdien2k15/posts/1764825833820380?comment_id=1764869463816017&notif_id=1514823158812692&notif_t=feed_comment_reply)
Khiến chúng tôi suy tư về bức hình vẽ 1 vị quân vương trắng bạch, gày gò, hóp má sắt lại, râu lơ thơ (có vẻ hoang dâm quá độ?, thiếu sinh khí?).
Chúng tôi cũng nhận thấy 1 vài điều cần thảo luận về bài viết của bác Nguyễn Duy Chính. Đọc lại cả bài gốc của Trần Quang Đức (http://dcvonline.net/2017/07/30/dau-moi-that-quang-trung/) và (https://www.facebook.com/quangduc.tran) để rõ nguồn cơn.

-Loại bỏ chi tiết Quang Trung Thật – Giả. Thì bài viết ngắn này của Trần, chỉ là quan điểm giới thiệu 1 tư liệu Tranh do 1 người bạn Trung Quốc gửi(?😎?), có dòng đề về An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình. Trần Quang Đức có ý cần khảo sát sâu hơn, nhưng trân trọng “sử thực”. "Sử Thực" là Bức ảnh đăng đen trắng, khá mờ ảo. 😆 Thì cũng nên từ từ! Chữ viết rất khó nhận dạng, nhưng tác giả cũng đọc đoán, tra truy ra được(?😃?). 
-Bài của Nguyễn Duy Chính trước khi dẫn lại bức Tranh kia, đã lướt qua 1 loạt các nghiên cứu, ghi chép về hình mạo Quang Trung từ trước qua các nguồn: Đại Nam liệt truyện, Tây Sơn thuật lược, Tượng ở chùa Bộc, hình trên tiền VNCH, ghi chép của Sứ Triều Tiên – Từ Hạo Tu, dẫn thêm tư liệu Tranh màu rất đẹp.
Hình 1. An Nam quốc vương chí Tị Thử sơn trang [安南國王至避暑山莊] (Cái này chỉ thấy lưng Quang Trung, chứ không thấy hình); 
Bức này thì chỉ thấy lưng vua thôi, nên không góp ý gì được 😩

Đáng còn có 1 bài thơ nữa chép trong Ngự chế thi. Là Quang Trung xin đổi y phục theo Thiên triều. Vua Càn Long ban khen cho bài thơ nữa:安南國王阮光平乞遵天朝衣冠嘉允其請並詩賜之. 
(https://zh.wikisource.org/zh-hant/%E5%BE%A1%E8%A3%BD%E8%A9%A9_(%E5%9B%9B%E5%BA%AB%E5%85%A8%E6%9B%B8%E6%9C%AC)/%E4%BA%94%E9%9B%86%E5%8D%B7059)
Chúng tôi không dẫn thêm cho rườm rà. Chỉ tập trung vấn đề Tranh vẽ Quang Trung mà thôi.

Hình 2.An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình cập Mông Cổ vương công, Triều Tiên, Miến Ðiện, Nam Chưởng các quốc sứ thần cung nghinh vạn thọ lai kinh ư thử chiêm cận[安南國王阮光平及蒙古王公, 朝鮮, 緬甸, 南掌, 各國使臣恭迎萬夀來京於此瞻覲]. Thì Hình màu rất đẹp,  zoom lên không còn nét nhưng cũng hình dung ra râu ria mũ áo😝.

Nhưng đến phần chính, giới thiệu bức hình vua Quang Trung mới phát hiện, thì lại là hình đen trắng, chữ mờ mờ ảo ảo. Trần tiên sinh kết giao với người ở Thượng Quốc cũng hay lắm, gửi ảnh Đen Trắng thôi đã là rất quý, chắc là khó chụp lắm, hoặc giả công nghệ không cho phép chăng. Và ông vua oanh liệt chiến công, được người dân dựng tượng vẽ hình đẹp đẽ, uy phong  theo trí tưởng tượng của người đời sau lại hiện ra đen trắng, gày gò, hóp má, với kiểu mũ được cho là của An Nam. Tất nhiên người gày gò, má hóp cũng có thể là người dũng lược, mưu trí chứ tôi cũng không nói họ theo tướng mạo: hèn, tiểu gì cả. Nhưng bảo tin vào cái hình mờ thế với dòng chữ Hán toét mắt mà luận, bảo tin vào đó là Quang Trung thì cũng nên từ tốn kiểm tra kỹ đã.

Phần thứ tư của bài viết, tác giả Nguyễn Duy Chính giới thiệu những điểm đáng nghi nhận từ việc khảo cứu bức chân dung đen trắng này. Chúng tôi lưu ý những điểm như sau:
1.     Tác giả say sưa phân tích cái Mão Xung Thiên của vua chúa nước ta. Có ý chừng là cái Mão ấy, đúng là cái Mão trong hình vẽ Quang Trung, vua An Nam đây. Nhưng Mão trong hình là cạnh vuông, còn mão minh họa tròn trơn ra. Theo tôi thi không liên quan lắm. Nhưng nhận xét  Sứ thần Triều Tiên vì chưa nhìn thấy triều phục của vua chúa nước ta nên đã nhầm mũ xung thiên với thất lương kim quan. Thì tôi cho là khá chủ quan. Nếu Sứ nước Tây Dương thì không nói, chứ Triều Tiên và An Nam đều ảnh hưởng Nho học, đều học tập theo Cổ chế Trung Hoa. Từ thời nhà Minh, sứ thần 2 nước đi triều cống đã từng giao lưu gặp gỡ, thơ văn xướng họa rồi.


2.     Bức tranh có dấu Ngọc tỷ của Càn Long. Ý chừng là quý lắm đấy, vua còn phải ngự dấu vào đấy là xác tín lắm đấy không phải đùa đâu. Nhưng ảnh là đen trắng mà tác giả cũng luận được chữ triện trên Ngọc tỷ, dù có 1 Tỷ chỉ nhìn được 1 nửa. Và cũng dẫn ra ảnh gốc màu các Ngọc này, chắc ở nguồn khác chứ không phải từ bức Tranh đen trắng kia. Bái phục ! Bái phục! Nếu mà tác giả luận tra được nốt mấy cái dấu con con thì hay biết mấy 😆! 


Trong đó 2 triện: Ngũ phúc ngũ đại đồng đường cổ hi thiên tử bảo, Bát trưng mạo niệm chi bảo đóng phạm vào dòng Chú thích. Khiến không đọc được chữ ở đó😱.

3.     Hàng chữ xác tín, nhận định đây là hình vua Quang Trung: Tân phong An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình.[23] [新封安南國王阮光平].🙌 Thì có ý là đấy là hình vua An Nam. Tôi cũng hơi băn khoăn về cách dùng từ: Tân phong- Mới phong! Tân phong quốc vương: Nghe sao sao !!! Nếu chỉ đề An Nam Quốc vương thì còn có nhẽ. Lại có từ Tân?. Nhưng không thể tranh luận được nếu không tìm được 1 bản rõ ràng, có nguồn gốc. Trên Internet đã phổ biến bức hình đen trắng này trên Wikipedia bản chữ Hán:  
https://zh.wikipedia.org/wiki/%E9%98%AE%E6%83%A0
 Và
https://commons.wikimedia.org/wiki/File:%E5%AE%89%E5%8D%97%E5%9C%8B%E7%8E%8B%E9%98%AE%E5%85%89%E5%B9%B3%E5%9C%96.jpg 
(Tác giả lại là Trần Quang Đức, nguồn Bảo tàng quân sự Cách mạng Nhân dân Trung Quốc. )


Cần phải tìm hiểu thêm nữa. Nhưng đâu dám nghi ngờ nguồn tài liệu mờ ảo từ Thượng Quốc gửi sang. Có khác gì bức Tranh được Thiên Tử cho chạy ngựa trạm theo để ban cho Sứ Đoàn An Nam! Giờ thì Thiên tử gửi qua Internet !💕 Nhanh phải biết! Có điều quà Thiên tử ban mờ quá! Nhận cũng dở mà chối thì sao đây! Tên tước đề mờ mờ An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình mà!💜 Hay tìm thằng nào tên Bình mà giả nó!😝 (Trước đây Trần Quang Đức đã từng "chế" các tài liệu chữ Hán "Phỏng cổ"😤 tung lên mạng)


Với bài thơ Ngự chế, được đánh máy lại rõ rõ ràng ràng, xác thực là ban cho Quốc vương An Nam Nguyễn Quang Bình. Thực không thể chối vào đâu được: ĐÂY LÀ HÌNH VUA QUANG TRUNG???🙌. Dù là lúc đó Quang Trung mới 37 tuổi, xông pha trận mạc, hành xử quyết đoán. So với bức hình thì có vẻ gì đó gợn gợn. Phải chăng chúng tôi đã bị ám thị là người như Quang Trung phải khác?Phải oai phong như trên đồng tiền VNCH kia mới xứng? Hay người đóng giả Quang Trung cũng gầy nhỏ, choắt như vậy?

“2 Anh” Quang Trung, 37 tuổi. (1 anh "hoàn thành" 1790; 1 anh 1797)
Hai ông này liệu có phải là 1 không. 1 Bức Bán thân đen trắng mờ mờ. 1 Bức cục bộ từ tranh màu vẽ hình tý tẹo mà zoom lên còn được thế này.

Bài Thơ thì là Ngự ban cho trong dịp Quang Trung đến Tỵ Thử sơn trang, chép trong Ngự chế thi quyển ngũ. Nhưng nét chữ trên tranh, dù mờ tôi cũng đặt nghi vấn đây không phải là Ngự bút(?😊?):
(https://zh.wikisource.org/zh-hant/%E5%BE%A1%E8%A3%BD%E8%A9%A9_(%E5%9B%9B%E5%BA%AB%E5%85%A8%E6%9B%B8%E6%9C%AC)/%E4%BA%94%E9%9B%86%E5%8D%B7059)
安南國王阮光平至避暑山莊陛見詩以賜之
瀛藩入祝值時巡
初見渾如舊識親
伊古未聞來象國
勝朝往事鄙金人
九經柔逺祇重譯
扵今勉體仁
武偃文修天道
明正徳間安南黎譓之臣莫登庸逼逐其主明興師討之踰年師不出登庸進代身金人遂封為都統其後譓孫維潭奪莫茂洽都統亦進金人復封為王是明代既不能致彼入朝而為金人以代兼有黷貨之譏其行事殊為可鄙
Ngự chế Bài thơ, vịnh Vua An Nam Nguyễn Quang Bình đến bệ kiến ở Tỵ Thự sơn trang, để ban cho.
Phiên vương vào chúc đúng dịp tuần,
Mới gặp mà như đã quen thân.
Xưa chưa từng nghe Tượng Quốc đến,
Triều trước đáng bỉ chuyện Kim nhân.
Xa mến chín phen phải trùng dịch,
Khen thêm nay được thể yêu nhân.
Ngừng võ sửa văn đạo trời thuận,
Đại Thanh nghiệp vững mãi muôn xuân.
Đời Minh Chính Đức, Lê Huệ ở An Nam bị bề tôi Mạc Đăng Dung đuổi. Nhà Minh đem quân thảo phạt. Nhưng hơn năm quân không ra đến nơi. Đăng Dung dâng người vàng để cầu phong Đô thống. Sau con cháu của Huệ là Duy Đàm đoạt chức Đô thống của Mạc Mậu Hợp. Cũng dâng người vàng để được phong vương. Đấy là đời nhà Minh, đã không khiến người ta vào chần được, làm người vàng đề thay, lại thêm tiếng chê tham lam của cải. Việc ấy đáng khinh lắm.
4.     Bác Chính còn dẫn trích hình Phan Huy Ích. Mà theo bài là cũng được vẽ năm Phan Huy Ích 39 tuổi, ông cùng đi theo đoàn của vua Quang Trung đi triều cống năm đó. Tỏ ý là người nước ta GIÀ TRƯỚC TUỔI như thế đấy, nên hình vua Quang Trung chắc cũng thế, trông thì thế thôi chứ chưa đến 40 đâu. (Xem hình có bút tích Càn Long tôi còn ngờ ngợ. Xem đến hình cụ Phan 39 tuổi, tôi ngất xỉu luôn. Vợ con lay tỉnh, tôi chạy ngay vào nhà tắm soi gương lại mình. Ngất tiếp!)
                                            
      
"Anh" Phan Huy Ích, 39 tuổi



5.     Bác Chính dẫn thêm được 2 họa sư nổi tiếng của Thanh triều. Nhưng chỉ chụp trang bìa mà không trích dẫn gì thêm. Theo bác 2 ông Họa Sư này đã thực hiện các tác phẩm trong cung đình nhà Thanh. Có khẳ năng chính 2 ông này đã vẽ hình vua Quang Trung. Và khi Quang Trung đang trên đường về nước, bức vẽ mới được hoàn thành, cho chạy ngựa trạm đuổi theo đoàn để ban ân tứ. Bác Chính lại trích được 1 câu trong Dụ Am văn tập, quyển I, “Trình Phúc Công Gia giản” (chú thích số 32): một cuộn tranh vẽ dung nhan quê mùa của kẻ hèn này [陋容小照一軸]. Nhưng ở bức Bát thọ thịnh điển thì bác Chính không xác định được Tác giả, nhưng lại xác định năm hoàn tất là 1797.
Theo báo cáo ghi trong bản tổng kê của Như Ý Quán trong Thanh cung nội vụ phủ tạo biện xứ đáng án tổng hối, quyển 52 [1790-1791] từ tr. 30 đến tr. 34 thì có ba [3] bức hình vua Quang Trung được vẽ, cả ba đều là vẽ nửa người [半身臉像 – bán thân kiểm tượng]. Chúng ta lại biết cả tên họa gia thực hiện là Mậu Bính Thái[30] [繆炳泰] và một hoạ sĩ phụ tá là Y Lan Thái[31][伊蘭泰]. Hai ông này đều là họa sĩ có tiếng trong cung đời Thanh Cao Tông.
-         Họa sư nhà Thanh lại vẽ những 3 bức vua Quang Trung. Chắc là Càn Long yêu ông lắm, vẽ tới ba bức: 1 bức ban cho Quang TRung mang về (đã mất), 1 bức để treo (còn lại ở Bảo tàng Cố cung), 1 bức nữa … chắc nguyên nhân nào đó mà bị … mất rồi. Kinh khủng thật! ÂN ĐIển đến thé là cùng! Rồi sau Thái thượng hoàng còn đóng ấn lên để làm tranh quý mà treo ở Ngự thư phòng nữa cơ! Chắc Thái thượng hoàng Pê đê mất rồi! Tác giả không trích Báo cáo đó, chỉ ghi chung số trang, nên tôi không kiểm tra được.
Bác Chính lại viết tiếp: Công tác này được thực hiện trong khoảng từ ngày 20 tháng 8 năm Canh Tuất và hoàn tất vào khoảng 23 tháng 10 cùng năm sau khi đã gắn trục bằng gỗ sam, hai đầu bằng tử đàn. Ngày 20 tháng 8 chính là ngày vua Quang Trung tâu với vua Thanh xin từ biệt để về nước. Như vậy đúng như sử nước ta chép, việc họa hình là một biệt ân được vua Càn Long ban cho ngay khi phái đoàn Ðại Việt từ biệt và tác phẩm chỉ hoàn tất khi Nguyễn Huệ đã rời kinh đô nên được dịch trạm đuổi theo trao lại cho phái đoàn nước ta khi gần đến Nam Quan.

-         Do không được đọc bác Chính dẫn nguồn nào, nguyên văn ra sao. Nên chỉ suy thế này. Ngày 20 -8 -1790(Canh tuất), Quang Trung dâng biểu xin về. Vua Càn Long cho Họa sỹ vẽ tranh, trong2 tháng, gắn trục gỗ Sam, 2 đầu Tử đàn. Nhưng cho ngựa chạy đuổi theo đoàn khi đến gần cửa ải mới trao được. Theo Thanh Sử Cảo thì ngày Quý Mùi tháng 9 năm1790(Canh tuất), An nam quốc vương Nguyễn Quang Bình vê nước. Không rõ các Họa sỹ nhà Thanh có yêu cầu vua Quang Trung ngồi mẫu để vẽ không?

Phần Tài liệu Tham khảo của bài viết, số 25: Hoàng Xuân Hãn. Chinh ph ngâm b kho. Paris: Minh Tân, 1953, http://dcvonline.net/2017/07/30/dau-moi-that-quang-trung/ . Người ta tưởng bác Chính Tham khảo Hoàng Xuân Hãn đấy. Nhưng khi bấm vào nguồn thì link chạy đến bài của Trần Quang  Đức 
Chắc là bác ngắt trang nhầm.

-         Trực quan của tôi thi bức hình này khá giống hình 1 vua đời Minh. Nhưng tôi tìm không thấy. Tuần theo lịch đại thì rất giống hình Càn Long thời trẻ. Tôi không có khả năng tiếp xúc tư liệu. Chỉ tìm tồi những gì có trên Internet:
 Tôi ghép lại các hình Càn Long sưu tầm được trên mạng với 2 hình vua Quang Trung mà bài viết nêu ra: Hình giữa là hình Càn Long năm 24 tuổi, vừa đăng cơ. Hai hình nhỏ bên trên là hình Càn Long thời còn là Thân Vương. Hình bên trái là hình Càn Long lúc già. Và 2 hình Quang Trung lấy ở bài viết của Nguyễn Duy Chính, chúng tôi xếp xen vào:

-                    


Thời điểm vẽ bức tranh này là năm Càn Long đã già/ Bát tuần vạn thọ. Nhưng Thiên tử ban cho, thì ngài thích ban ảnh nào thì ngài ban. Có thể ngài ban ảnh lúc ngài phong độ nhất chăng? 37 tuổi? Tôi không dám bàn thêm. Cũng có thể tôi nhầm. Nhưng gọi cái hình đen trắng kia là hình vua Quang Trung thì cũng được chứ nhỉ?.😎 Càn Long đâu có kém gì uy nghi! 
Mà Vua Ta kêu vua Tàu bằng Bố, thì Bố Vua Ta cũng là Vua Ta nhỉ?. 
Hay là tổ tiên Nguyễn Huệ cũng là người Hoa di cư vào Đằng Trong. Sau này ra Vua Ta?

Tranh Hoàng tử Hoàng Lịch việt Thư pháp trên lá chuối. khi chưa lên ngôi.

Tranh Càn Long mới lên ngôi năm 24 tuổi


Càn Long năm 80 tuổi


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét