Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

Phủ Biên tạp Lục 抚 边 杂 录


Trần Văn Giáp/ Lược truyện các tác gia Việt Nam/ TẬP I/ CHƯƠNG I CÁC SÁCH THAM KHẢO I- SỬ CHÍ/


9. Phủ Biên tạp Lục 抚 边 杂 录

Tác giả Lê Quý Đôn (1726 -1784)

Sáu quyển, sách chép tay, giấy lĩnh hội, giấy dó. Khổ giấy 30x 22, cộng 344 tờ (75+ 33+ 94 +45+ 52 +35), tờ 2 trang, trang 9 dòng, dòng 20 chữ, đóng thành 2 cuốn.  Ký hiệu: A.184.
Nội dung:
Đầu sách, có một bài Tựa của tác giả, viết ngày rằm tháng 8, năm Cảnh Hưng 37 (27-9-1776), ở Phú Xuân, trong khi làm Tham Thị, tham tán quân cơ hai đạo Thuận Hóa và Quảng Nam và làm hiệp trấn Phủ Hữu Thắng ở xứ Thuận Hóa. Cuối cùng, quyển 6, có bài bạt của Ngô Thời Sĩ (tự Thế Lộc, hiệu Ngọ Phong, người Tả Thanh oai) viết ngày mùng 1 tháng 10 năm Cảnh Hưng 38 (31-10-1777) … Trong bài bạt này có đoạn Nói tóm tắt về nội dung sách: “sách này chép về hai xứ (Thuận Hóa và Quảng Nam), ghi rõ: song, núi, Thành ấp, nghạch lính, Lệ Thuế má,  nhân tài, vật sản cùng là họ Nguyễn đời nọ nối đời kia, đầu đuôi thay đổi về việc đánh dẹp, đóng quân, rõ ràng dễ biết như nhìn ngón tay trên bàn tay” (thư nội sở tái, nhị xứ Sơn Xuyên, Thành ấp, binh Nghạch, thuế lệ, nhân tài, vật Sản dữ Nguyễn Thị truyền tập chinh thú diên cách chi bản mạt, lạn nhiên như chỉ như chưởng) …
Mục thứ:
Quyển 1- a. sự tích mở mang và khôi phục hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam.
b. Tên và số các phủ, huyện, tổng, xã, thôn, Phường, Trang, trại hai xứ đó.
Quyển 2 - Hình thế Sông, Núi, Các thành lũy, Trị sở, đường sá, bến, trạm hai xứ …
Quyển 3- a. số ngạch công điền, tư điền, điền trang, bãi nổi và tổng số thóc gạo Trưng Thu theo lệ cũ ở hai Xứ.
b. Các quan và viên chức các ty ở các trấn, Doanh hai xứ … và thể lệ thi cử cũ (chữ đây nghĩa là trước Cảnh Hưng thời các Chúa Nguyễn).
c. Số nghạch nhân đinh, tuyển lính, tổng số các hạng lính bị giản, bắt và đóng ở các đồn và lập trường võ theo thể lệ cũ.
Quyển 4- thuế lệ các tuần ty ở ngọn nguồn, hồ, đầm, chợ đò, thuế vàng, bạc đồng,  sắt và thể lệ chuyên chở.
Quyển 5 - nhân tài và thơ văn .
Quyển 6 - sản vật và phong tục.
Sách Phủ Biên tạp lục là một bộ địa phương chí về hai tỉnh Thuận Hóa và Quảng Nam, cuối thế kỷ thứ 18, tác giả đã có công tác ít lâu trong vùng ấy, nên sách viết minh bạch gọn gang: có phương pháp, có điều tra. Đối với tài liệu lịch sử Nói chung, nhất là tài liệu cụ thể về kinh tế, sách này có một giá trị quý giá. Chỉ hiềm Nó là sách chép tay, nên có nhiều lầm lẫn về chữ viết. Khi sử dụng cần So sánh các bản chép hiện có, nghiên cứu kỹ thì mới tránh được sai lầm. Sách này đã được dịch ra Việt Văn, do nhà xuất bản Khoa học xuất bản năm 1964, nhưng khi dùng cũng phải rất thận trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét