Trần Văn Giáp/ Lược truyện các tác gia Việt Nam/ TẬP I/ CHƯƠNG I CÁC SÁCH THAM KHẢO I- SỬ CHÍ/Lịch triều hiến chương loại chí.
11. Lịch triều hiến chương loại chí 歷朝憲章類誌
Tác
giả: Phan huy Chú (1782-1840)
49
quyển, sách chép tay (chữ Hán), giấy Tây (giấy học sinh khổ 31x21), viết dòng
ngang theo lối mới, từ trái sang phải, từ phía trái lên phía phải, tờ 2 trang,
trang 16 dòng, dòng 13 chữ, đóng thành 4 tập lớn. Bản sách này có lẽ là 1 bản
chép tay lại 1 bản chép tay nào, của Sử quán Huế, vào khoảng năm 1904. Bản này
chữ viết tuy cũng lầm lẫn nhiều, nhưng tương đối khá, có thể dùng thường được.
Ký hiệu: A. 50 và nhiều bản khác.
Nội dung:
Sách
Lịch triều hiến chương loại chí, 1 bộ sử Việt nam, chép theo lối chí của các cổ
sử Trung Quốc trong Nhị thập ngũ sử (Hán, Đường thư, nhất là Tống sử, v.v…)[1]
và châm chước phương án sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, có lẽ tác giả họ
Phan đã được đọc toàn bộ sử của họ Lê, mà nay chỉ còn là sách tàn khuyết, cho
nên có nhiều thiên giống nhau, như Văn tịch chí và Nghệ văn chí. Sách gồm có 10
loại, tức 10 chí, phân phối trong 49 quyển như sau: 1. Dư địa chí (quyển 1-5);
2. Nhân vật chí (quyển 6 - 12); 3. Quan chức chí (quyển 13-19); 4. Lễ Nghi chí
(quyển 20-25); 5. Khoa mục chí (quyển 26-28); 6. Quốc dụng chí (quyển 29-32);
7. Hình luật chí (quyển 33-38); 8 Binh chế chí (quyển 39-41); 9. Văn tịch chí (quyển
42-45); 10. Bang giao chí (quyển 46-49).
Năm
1959, Viện Sử học đã biên dịch toàn bộ Lịch
triều hiến chương loại chí và đã xuất bản.
Lịch triều hiến chương loại chí là 1 bộ
sử Việt Nam chép theo lối chí, cả sách có 10 chí, tức là 10 loại, tất cả sự việc
lịch sử từ xưa cho đến hết thời Lê, đều được chép theo từng loại. Tác giả sách
này tuy chép sách theo lối chí của các sử Trung quốc, nhưng không dập theo đúng
hẳn 1 bộ sử một triều đại nào. Nó có sáng tạo tính của nó, theo đúng hoàn cảnh
và điều kiện riêng của sử Việt Nam. Đó là đặc điểm của bộ Lịch triều hiến
chương loại chí của Phan huy Chú.
[1] Có người không hiểu thế
nào là Sử và Sử Việt nam cổ đại, theo lời người Pháp, gọi là “Encyclopedie
annamite”(B.E.F.E.O. t.XXXIV, tirage à part p.31) mà cũng quá tán tụng sách
này, dịch ra là một bộ Bách khoa thì
sai quá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét