Trần Văn Giáp/ Lược
truyện các tác gia Việt Nam/ TẬP I/ CHƯƠNG I CÁC SÁCH THAM KHẢO I- SỬ CHÍ/
10- Nghệ An ký
Tác giả Bùi Dương Lịch
Hai quyển, đóng gộp làm một cuốn, cộng 237 tờ (95+ 142), tờ 9 dòng, dòng 20 chữ. Sách in Ván khắc gỗ. Sách hiện có thiếu hẳn trang đầu, không có tựa, bạt, chú dẫn gì cả, không rõ in và khắc năm nào. Đầu trang 1 không biên tên Bùi Dương Lịch mà chỉ ghi Tồn trai Bùi tiên sinh trứ. Ký hiệu AC. 607 và A. 2989.
Nội dung:
Sách Nghệ An ký, gồm 2 quyển, có hai phần: địa lí và nhân vật, nhưng tác giả tách làm ba: thiên chí, địa chí và nhân chí.[1]
Quyển 1, dành riêng cho địa lý nhưng tác giả theo lối xưa, tách ra làm 2 mục:
1. Thiên chí nói về giới phận thiên văn của Đất Nghệ An. Mục này có hai tiểu mục: a. Thiên dã (giới phận theo thiên văn, vị trí các sao trên bầu trời Nghệ An); b. Thiên khí tức là khí hậu.
2. Địa chí tức là địa lý hình Thế, có 4 tiểu mục: a. Cương vực, lịch sử địa lý và duyên cách; b. Điều lý, ghi các mạch đất, nói về các vùng cao vùng thấp; c. Núi; d. Thủy: song, ngòi, hồ, Đầm, Khơi.
Quyển 2, dành riêng cho các truyện các nhân vật người Nghệ An, sách đề là nhân vật chí. Trước khi đi vào từng chuyện của từng người, mở đầu bằng tiểu mục khí chất, nói về tâm tính và thể chất con người ở địa phương thứ đến ngữ âm, văn chương, bản tính, khí phách con người Nghệ An nói chung. Vì kinh tế kém nên Xưa kia chỉ dành riêng Nghệ An làm kho người, chuyên dùng lâý nhân lực, còn thuế má theo 1 thể lệ riêng. Thứ đến sinh lý, theo nghĩa xưa là đời sống, nói về kinh tế địa phương. Thứ đến tiểu chuyện, bắt đầu có mục Cổ Đế, nói về các vị Đế Vương quật khởi ở địa phương, như Mai Thúc Loan. Sau đó đến các văn nhân có tên trong sử sách gồm 150 vị, các võ tướng có tên trong sử sách gồm 31 vị.
Trong 181 ấy, có nhiều vị có tác phẩm Còn truyền lại, như Hồ Thông Thốc, Dương chấp Trung, Hồ Sỹ Dương, Hồ Phi Tích, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Huy Oánh, Hồ Sỹ Đống, Phan Huy Ích, Phạm Nguyễn Du, Phan Huy Ôn, Bùi Dương Lịch, v. v. … Điều đáng chú ý là trong và các vị ấy có cả tiểu truyện Bùi Dương Lịch là tác giả chính sách này.
Sách Nghệ An ký là một bộ sách Lịch sử Địa lý, nhưng phần quan trọng của nó là lịch sử cuối Lê sang triều Tây Sơn. Trong hầu hết các truyện các nhân vật, tác giả thường hay tả bối cảnh xã hội về thời xảy ra sự việc lịch sử có liên quan đến từng cá nhân, nhất là một số sự việc xảy ra khoảng mấy năm cuối Triều Lê và triều Tây Sơn. Thí dụ: trong truyện Lê Văn Trương, ông chép rõ việc vô Chiêu Thống từ khi chạy sang triều Thanh, bị chúng lừa dối, đến khi đưa quan tài về chôn ở Lăng Thạch Bàn (Thanh Hóa) Xem câu kết luận của ông trong chuyện này, ta thấy rõ ý muốn của ông thiên về lịch sử thời ông được sống. “… Khủng tục sử giả vô khảo, nhân tường thuật Chi(sợ người chép sử sau này không khảo vào đâu được, nên Nhân đây xin thuật rõ). Thí dụ thứ hai: Khi chép về núi Đại hải (q.1, tờ 47) trong mục địa chí, tác giả ghi rõ gốc tích Tây Sơn ở làng Thái Lão, vì có mồ mả tổ tiên triều Tây Sơn ở đấy, và lời Nguyễn Nhạc tự nói, ông tổ 4 đời mình di vào ở trại Tây Sơn, huyện Phù Ly, Phủ Quy Nhơn. Nhân đó tác giả ghi thêm một số sự việc về chế độ hành chính, pháp chế của triều Tây Sơn, v. v. … Vì vậy, sách này Thiên trọng về nhân trí: trong 237 tờ của toàn bộ, phần nhân chí chiếm tới 142 tờ.
Ngoài ra, về các việc Dĩ Vãng khác, tác giả theo lối viết sách xưa, viện dẫn nhiều sử sách cũ, đôi khi chép theo nguyên văn. Sách hay viện dẫn, nhiều nhất là các sách khoa lục, tức Đăng Khoa lục, và sử ký. Sử ký đây phần lớn trong Sử ký tục Biên, một bộ sách chưa được in, nên sách của ông lại có giá trị đặc biệt của nó.
Hai quyển, đóng gộp làm một cuốn, cộng 237 tờ (95+ 142), tờ 9 dòng, dòng 20 chữ. Sách in Ván khắc gỗ. Sách hiện có thiếu hẳn trang đầu, không có tựa, bạt, chú dẫn gì cả, không rõ in và khắc năm nào. Đầu trang 1 không biên tên Bùi Dương Lịch mà chỉ ghi Tồn trai Bùi tiên sinh trứ. Ký hiệu AC. 607 và A. 2989.
Nội dung:
Sách Nghệ An ký, gồm 2 quyển, có hai phần: địa lí và nhân vật, nhưng tác giả tách làm ba: thiên chí, địa chí và nhân chí.[1]
Quyển 1, dành riêng cho địa lý nhưng tác giả theo lối xưa, tách ra làm 2 mục:
1. Thiên chí nói về giới phận thiên văn của Đất Nghệ An. Mục này có hai tiểu mục: a. Thiên dã (giới phận theo thiên văn, vị trí các sao trên bầu trời Nghệ An); b. Thiên khí tức là khí hậu.
2. Địa chí tức là địa lý hình Thế, có 4 tiểu mục: a. Cương vực, lịch sử địa lý và duyên cách; b. Điều lý, ghi các mạch đất, nói về các vùng cao vùng thấp; c. Núi; d. Thủy: song, ngòi, hồ, Đầm, Khơi.
Quyển 2, dành riêng cho các truyện các nhân vật người Nghệ An, sách đề là nhân vật chí. Trước khi đi vào từng chuyện của từng người, mở đầu bằng tiểu mục khí chất, nói về tâm tính và thể chất con người ở địa phương thứ đến ngữ âm, văn chương, bản tính, khí phách con người Nghệ An nói chung. Vì kinh tế kém nên Xưa kia chỉ dành riêng Nghệ An làm kho người, chuyên dùng lâý nhân lực, còn thuế má theo 1 thể lệ riêng. Thứ đến sinh lý, theo nghĩa xưa là đời sống, nói về kinh tế địa phương. Thứ đến tiểu chuyện, bắt đầu có mục Cổ Đế, nói về các vị Đế Vương quật khởi ở địa phương, như Mai Thúc Loan. Sau đó đến các văn nhân có tên trong sử sách gồm 150 vị, các võ tướng có tên trong sử sách gồm 31 vị.
Trong 181 ấy, có nhiều vị có tác phẩm Còn truyền lại, như Hồ Thông Thốc, Dương chấp Trung, Hồ Sỹ Dương, Hồ Phi Tích, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Huy Oánh, Hồ Sỹ Đống, Phan Huy Ích, Phạm Nguyễn Du, Phan Huy Ôn, Bùi Dương Lịch, v. v. … Điều đáng chú ý là trong và các vị ấy có cả tiểu truyện Bùi Dương Lịch là tác giả chính sách này.
Sách Nghệ An ký là một bộ sách Lịch sử Địa lý, nhưng phần quan trọng của nó là lịch sử cuối Lê sang triều Tây Sơn. Trong hầu hết các truyện các nhân vật, tác giả thường hay tả bối cảnh xã hội về thời xảy ra sự việc lịch sử có liên quan đến từng cá nhân, nhất là một số sự việc xảy ra khoảng mấy năm cuối Triều Lê và triều Tây Sơn. Thí dụ: trong truyện Lê Văn Trương, ông chép rõ việc vô Chiêu Thống từ khi chạy sang triều Thanh, bị chúng lừa dối, đến khi đưa quan tài về chôn ở Lăng Thạch Bàn (Thanh Hóa) Xem câu kết luận của ông trong chuyện này, ta thấy rõ ý muốn của ông thiên về lịch sử thời ông được sống. “… Khủng tục sử giả vô khảo, nhân tường thuật Chi(sợ người chép sử sau này không khảo vào đâu được, nên Nhân đây xin thuật rõ). Thí dụ thứ hai: Khi chép về núi Đại hải (q.1, tờ 47) trong mục địa chí, tác giả ghi rõ gốc tích Tây Sơn ở làng Thái Lão, vì có mồ mả tổ tiên triều Tây Sơn ở đấy, và lời Nguyễn Nhạc tự nói, ông tổ 4 đời mình di vào ở trại Tây Sơn, huyện Phù Ly, Phủ Quy Nhơn. Nhân đó tác giả ghi thêm một số sự việc về chế độ hành chính, pháp chế của triều Tây Sơn, v. v. … Vì vậy, sách này Thiên trọng về nhân trí: trong 237 tờ của toàn bộ, phần nhân chí chiếm tới 142 tờ.
Ngoài ra, về các việc Dĩ Vãng khác, tác giả theo lối viết sách xưa, viện dẫn nhiều sử sách cũ, đôi khi chép theo nguyên văn. Sách hay viện dẫn, nhiều nhất là các sách khoa lục, tức Đăng Khoa lục, và sử ký. Sử ký đây phần lớn trong Sử ký tục Biên, một bộ sách chưa được in, nên sách của ông lại có giá trị đặc biệt của nó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét