Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

ĐẠI VIỆT LỊCH TRIỀU ĐĂNG KHOA LỤC 大越厉朝登科录

14.  ĐẠI VIỆT LỊCH TRIỀU ĐĂNG KHOA LỤC 大越厉朝登科录
Tác giả NGUYỄN HOÃN(1713-1791) 
3 quyển,  trong đó quyển nhất có ghi quyển thủ,  cộng 220 tờ(68+ 63+ 89),  khổ giấy 27 x 16,  tờ 8 dòng,  dòng 20 chữ đóng thành một quyển.  Sách viết,  có vẻ phóng ở một bản in cũ.  Ký hiệu A.379. Các bản in ký hiệu A.  1587. 
Nội dung:  Trước tiên có bài tựa Tục đăng khoa lục,  viết năm Cảnh-hưng kỷ hợi thứ 40(1779),  không thấy ghi riêng tên tác giả.  Liền sau niên hiệu ấy,  chỉ thấy biên chung:  … Nguyễn Hoãn hiệu chính … Vũ Miên(Liên-khê)... Uông Sĩ Lãng cùng biên tập và tên năm ngườ coi khắc ván...  Đầu trang đầu là tờ 4 có ghi: “Đỉnh khiết Đại Việt lịch triều đăng khoa lục,  quyển chi nhất”,  rồi đến Quốc tử giám tàng bản(Mới khắc sách Đại Việt  … Bản in chứa tại Quốc tử giám).  Về mỗi khoa thi,  có ghi niên hiệu,  số người trúng cử; về mỗi người,  có ghi họ,  tên,  quê quán, gia thế,  chức nghiệp và các tác phẩm. Chỉ hiềm không thật đủ, vì chưa sưu tầm nghiên cứu được kỹ.  Riêng về Quyển thủ(14 tờ đầu quyển nhất),  dành cho các khoa thi đời Lý,  Trần.  Tờ 1 bắt đầu từ Lý Nhân-  tông,  khoa ất mão,  năm Thái ninh thứ 4(1075),  đến khoa ất tỵ, năm Trinh phù thứ 10(1185), đời Lý nhân tông (1185).
Tờ 5: Khoa nhâm thìn,  năm Kiến-trung thứ 8 đời Trần Thái-tông(1232),  đến khoa qúy dậu, năm Quang thái thứ 6(1393)  đời Trần Thuận-đế,  gồm 10 khoa. 
Tờ 10:  Phụ Hồ Qúy Ly khoa canh thìn,  năm Thánh-  nguyên năm đầu(1400),  đến Hồ Hán Thương,  khoa đầu,  năm Khai-đại thứ 3(1105),  gồm 2 khoa.  Biệt lục: Lý 1 khoa,  Trần 1 khoa. Bổ di(không đề khoa),  ghi ra ten 10 vị về đời Lý và đời Trần,  như Lý Dụng Quang,  Chu An,  Phan Phu Tiên.  v.v... 
Quyển I,  tờ 15-68: Từ khoa bính ngọ đời Lê Thái-  tổ(1426)  đến khoa nhâm tuất,  niên hiệu Cảnh-thống thứ 5(1502),  gồm 23 khoa.
Quyen II,  tờ 1-63:  Từ khoa ất sửu,  năm Đoan  khánh thứ nhất,  đời Lê Uy-mục đế(1505),  đến khoa nhâm thìn, niên hiệu Quang hưng thứ 15 (1592), gồm 37 khoa. Trong 37 khoa nay, trừ 10 khoa trước khoa kỷ Sửu, niên hiệu Minh-đức thứ 3 (1529 của Mạc Đăng Dung mở thi, có  22 khoa của triều Mạc, chỉ xen kẽ 7 khoa của triều Lê.
Quyển III, tờ 1 - 69 Từ khoa ất mùi, năm Quang hưng thứ 18 (1595), đến khoa đinh mùi, năm Chiêu- thống năm đầu (1787), gồm 67 khoa.
Riêng q. III, tờ 70-71: Đăng khoa lục hợp biên dẫn (bài dẫn sách Đăng khoa lục hợp biên) cua Lê Nguyên Trung[1], tự Chỉ-trai, viết năm Thiệu-trị thứ 3 (1843).
 Tờ 72- 81: Từ khoa nhâm tý năm Minh Mệnh thứ 3 ( 1822) đến khoa giáp thìn, năm Thiệu trị thứ 4 (1844), gồm 10 khoa.
Tờ 82: Tục khắc Đăng khoa hợp biên Tựa (Bài Tựa về khắc thêm sách Đăng khoa hợp biên) của Lê Đình Diên[2], hiệu Cúc-hiên, viết năm nhâm tuất, Tự-Đức thứ 15 (1862), có tên các người giám khắc: Nguyễn Môn, Vũ Văn Hòa
Tờ 83-93: Từ khoa Đinh mùi, năm Thiệu-trị Thứ 7 (1847) đến khoa nhâm tuất, năm Tự đức Thứ 15 (1862), gồm 8 khoa.
Theo các bài Tựa, cac danh từ ghi trên sách, bộ Đăng khoa lục này đã được khắc ván in từ thời Cảnh Hưng   và tục khắc đời Thiệu-Trị, Tự -đức, nhưng Bản này ta hiện có ở  Thư viện Khoa hoc là bản viết tay và có vẻ phóng ở 1 bản in cũ. Sách này đã tập hợp đầy đủ danh sách các vị tiến sĩ nước ta, từ đời Lý, Trần đến hết triều Lê. Còn từ triều Nguyễn thì chưa đủ. Nếu ta chỉ lấy đến hết triều Lê và phụ thêm danh sách các tiến sĩ triều Nguyễn, trong sách Quốc triều khoa bảng lục, cảa Cao Xuân Dục, thì ta sẽ có một danh sách tổng kết đầy đủ các khoa thi tiến sĩ, các người thi đậu tiến sĩ từ đầu đến cuối, khóa hẳn quyển sổ khoa cử ở nước ta. (Xem thêm Bảng phụ lục sau, về sách Khoa lục của họ Cao).
Mặc dầu bản này là Bản viết tay, phóng ở bản in cũ không khác gì bản in, tuy có nhiều chỗ sai lầm, nó vẫn có bổ ích, cho ta biết rõ các khoa thi tiến sĩ, họ tên, quê quán, sự nghiệp, sách vở, v.v …  của từng người, từ Lý, Trần đến mãi đầu đời Nguyễn.




[1] Lê Nguyên Trung tự Chỉ trai, người làng Trung Cần, huyện Thanh Chương, Nghệ An, đậu Cử nhân khoa Quý dậu, năm Gia Long thứ 12 (1813) (Quốc triều hương khoa lục, q.1, tờ 32a). Khi đậu Cử nhân tên là Nguyễn Huệ, sau đổi là Trung, làm quan đến Bình-Phú tổng đốc, là người bình sinh thích sách, thích học, có đức vọng đối với nhân dân.
[2] Lê Đình Diên, hiệu Cúc Hiên, đậu Tiến sĩ khoa Kỷ dậu, năm Tự Đức thứ 2 (1849) (Quốc triều đăng khoa lục,q.2, tờ 3)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét