Ngữ văn học cổ điển:
Một hướng tiếp
cận và thâm nhập kho tàng di sản Hán Nôm
PGS. ĐẶNG
ĐỨC SIÊU
(GV. Trường
ĐH Sư phạm Hà Nội,
Nguyên cán
bộ thỉnh giảng Khoa Văn học)
1. Sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc đã để lại cho chúng ta một di sản văn hóa vật chất và tinh thần cực kỳ phong phú, trong đó, riêng về mặt văn hóa thành văn, phải kể đến kho tàng di sản Hán Nôm khá đồ sộ, bao gồm hàng chục nghìn đơn vị văn bản thư tịch có liên quan tới hầu hết các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, nghệ thuật… Như chúng ta đã biết di sản này đã hình thành trong một hoàn cảnh lịch sử đặc thù, được lưu truyền qua hàng chục thế hệ và được bảo vệ giữ gìn bằng nhiều biện pháp khác nhau để cuối cùng đến được với chúng ta ngày nay, cố nhiên là sau khi đã phải chịu khá nhiều tổn thất. Nhờ có di sản này, cuộc sống văn hóa tinh thần của chúng ta thêm phần phong phú. Qua việc nghiên cứu tìm hiểu di sản này, chúng ta càng thêm gắn bó với truyền thống cao đẹp của nền văn hóa nghệ thuật lâu đời của dân tộc, một nền văn hóa nghệ thuật mà trong đó “mỗi tác giả với thiên tài của mình và giới hạn của thời đại, phản ánh một thời kỳ lịch sử, đánh dấu một bước tiến của dân tộc, làm giàu thêm cho tư tưởng, tình của và tiếng nói Việt Nam”(1).
2. Nhìn tổng quát, có
thể nói rằng, kho tàng di sản Hán Nôm là tài sản tinh thần chung cho toàn dân,
của cả xã hội. Tất cả chúng ta ai nấy đều có thể dựa vào di sản này để ôn duyệt
lại quá khứ vinh quang của dân tộc, để rồi từ đó có thể nhìn hiện tại một cách
tin tưởng hơn, bởi lẽ Việt Nam, “Quá khứ sống lại đẹp đẽ hơn bao giờ hết trong
bản anh hùng ca của hiện tại và hiện tại đang gieo giống quý báu cho những ngày
mai tươi sáng”(2). Trên một phạm vi hạn hẹp hơn, đối với giới nghiên cứu của
rất nhiều chuyên ngành khoa học khác nhau, các nhà ngôn ngữ học, văn học, triết
học, sử học, dân tộc học, văn hóa học, quân sự học, y dược học, kinh tế học
v.v. đều có thể đi sâu nghiên cứu di sản này để từ đó rút ra những điều hết sức
quý báu bổ ích cho công trình nghiên cứu của mình. Như vậy, kết quả là, chúng
ta sẽ có thể có được những công trình nghiên cứu, tuy cũng đều xuất phát từ kho
tàng di sản Hán Nôm, nhưng thuộc về từng chuyên ngành khoa học khác nhau. Trong
các công trình như thế, di sản Hán Nôm hiện diện như những cứ liệu riêng lẻ
(hoặc tập hợp cứ liệu) được khai thác và trình bày theo những mục đích yêu cầu
đặc định, bằng những phương pháp chuyên biệt, nhằm phục vụ cho việc đi sâu
nghiên cứu đối tượng riêng biệt của chuyên ngành. Đây là tình hình khá phổ biến
hiện nay, phổ biến đến mức có người cho rằng chỉ có như vậy thì mới gọi là
“nghiên cứu khoa học” có chuyên ngành, còn ngoài ra thì chỉ là cá hoạt động
phục vụ cho việc “nghiên cứu khoa học” mà thôi. Sự thực, trong lĩnh vực khai
thác di sản văn hóa thành văn của dân tộc nói riêng hoặc của dân tộc nói chung,
còn một đường hướng tiếp cận và thâm nhập nghiên cứu khác nữa mà kinh nghiệm
hoạt động khoa học của nhiều nước đã chứng minh là rất cần thiết, có khả năng
đem lại những thành quả rất có giá trị với những nét đặc trưng tiêu biểu không
thể thay thế, đó là hướng tiếp cận, thâm nhập nghiên cứu các di sản một cách
tổng hợp và lịch sử theo con đường ngữ văn học - một khoa học mà, theo lời Viện
sĩ N.S. Cônrát, “trong ý nghĩa vốn có của nó, ý nghĩa đã hình thành một cách
lịch sử, là khoa học về tài liệu sách vở cổ xưa”(3).
3. Ngữ văn học
(Philologie trong tiếng Pháp; philology trong tiếng Anh; Philologia trong t
iếng Nga… đều bắt nguồn từ Philo và logos trong tiếng Hy Lạp, với nghĩa: yêu
thích mến chuộng ngôn từ) là ngành khoa học chuyên nghiên cứu hoạt động ngôn
ngữ của con người diễn ra dưới hình thức chữ viết, được lưu trữ bảo tồn dưới
dạng văn bản thư tịch.
Có thể truy tìm cội nguồn của ngữ văn hóa từ trong những thế kỷ rất xa xưa. “Ngôn ngữ là một phương tiện quan trọng nhất trong sự giao thiệp giữa người với người”(4). Vì vậy, ngôn ngữ cũng là một trong những thực t hể được con người quan tâm tìm hiểu từ rất sớm. Ở Hy Lạp cổ đại, sự quan tâm đến ngôn ngữ đã thể hiện ra theo ba hướng, dẫn đến sự hình thành ba bộ môn khoa học khác biệt nhưng liên quan khăng khít với nhau, đó là:
- Sự suy ngẫm về bản chất hoạt đọng ngôn ngữ của con người dẫn đến những nhận thức phổ quát về ngôn ngữ, dẫn đến một triết lý về ngôn ngữ và dẫn đến sự miêu tả các ngôn ngữ riêng biệt. Đó là tiền đề đưa đến sự xuất hiện khoa học Ngôn ngữ học.
- Những cố gắng mong muốn cố định hóa ngôn ngữ trong một trạng thái được coi là “diễn nhã”, “trong sáng”, “mẫu mực” đã dẫn đến môn Ngữ pháp học có tính chất quy phạm.
- Mối quan tâm muốn minh giải một cách chính xác những văn bản thư tịch cổ (đương thời đã được tích lũy khá nhiều và nói chung là rất khó hiểu) và muốn bảo tồn chúng qua việc định hình hóa, cuối cùng đã dẫn đến sự hình thành khoa ngữ văn học.
Trong thế giới cổ đại, ngữ văn học xuất hiện vào giai đoạn phát triển rực rỡ của các nền văn minh chữ viết mà một trong những tiêu chí nổi bật là sự tích tụ với số lượng lớn các văn bản thuộc nhiều chủng loại khác nhau, đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống văn hóa tinh thần. Sự xuất hiện của ngữ văn học không chỉ nói lên trình độ mà còn nói lên loại hình của các nền văn minh đó. Tình hình này không những chỉ diễn ra ở phương Tây cổ đại mà còn cả ở phương Đông cổ đại nữa. Những hoạt động ngữ văn học đầu tiên của thế giới nói chung đều xuất hiện trong quá trình sưu tập, khôi phục, chỉnh lý, định hình hoa, nghiên cứu, chú giải, các văn bản thư tịch cổ. Ở phương Tây đó là các văn bản thư tịch tiêu biểu thuộc giai đoạn cổ điển của Hy Lạp và La Mã. Ở phương Đông, đó là các văn bản kinh Vêda của Ấn Độ, các văn bản thư tịch Nho gia của Trung Hoa.
Qua các thời kỳ lịch sử, phạm vi các văn bản thư tịch được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu cho khoa ngữ văn học cũng dần dần được mở rộng thêm (như Văn bản Cơ đốc giáo; Văn bản Phật giáo; Văn bản Đạo giáo,…) Phương pháp chủ yếu của hoạt động ngữ văn học là đi sâu nghiên cứu phân tích ngôn từ và phong cách của văn bản trên cơ sở vận dụng tri thức của nhiều ngành khoa học nhân văn khác (ngôn ngữ học, văn bản học, thư tịch học, nghiên cứu văn học, lịch sử học, v.v…). Hình thức ứng dụng cổ điển của ngữ văn học là công bố các văn bản thư tịch, dưới nhiều dạng thức khác nhau, nhằm phục vụ các yêu cầu khác nhau của đời sống văn hóa tinh thần. Thực tiễn này cho chúng ta thấy “ngữ văn học thu vào tầm nhìn của mình toàn bộ chiều rộng và chiều sâu của cuộc sống con người, trước hết là cuộc sống tinh thần. Kết cấu bên trong của ngữ văn học có tính chất đối cực. Ở cực này, nó phục vụ văn bản một cách hết sức khiêm tốn, cố bám sát lấy văn bản, không tự cho phép tách khỏi tính cụ thể của văn bản. Ở cực kia đó là tính chất bao trùm, không thể vạch trước được giới hạn”(5). Trong quá trình phát triển, ở các giai đoạn sau, phạm vi, phương hướng và phương pháp nghiên cứu của ngữ văn học cũng có những đổi mới nhất định, nhưng “đối tượng của ngữ văn học trước sau vẫn là một: đó là những văn bản thư tịch của các thời đại quá khứ; và nội dung của ngữ văn học, trước sau là một: nghiên cứu các văn bản thư tịch đó... “và” việc nghiên cứu tính chân thực của các văn bản thư tịch cổ, giải thích chúng bằng cách này hay cách khác, đều gắn liền với những lợi ích của xã hội đương thời”(6).
Có thể truy tìm cội nguồn của ngữ văn hóa từ trong những thế kỷ rất xa xưa. “Ngôn ngữ là một phương tiện quan trọng nhất trong sự giao thiệp giữa người với người”(4). Vì vậy, ngôn ngữ cũng là một trong những thực t hể được con người quan tâm tìm hiểu từ rất sớm. Ở Hy Lạp cổ đại, sự quan tâm đến ngôn ngữ đã thể hiện ra theo ba hướng, dẫn đến sự hình thành ba bộ môn khoa học khác biệt nhưng liên quan khăng khít với nhau, đó là:
- Sự suy ngẫm về bản chất hoạt đọng ngôn ngữ của con người dẫn đến những nhận thức phổ quát về ngôn ngữ, dẫn đến một triết lý về ngôn ngữ và dẫn đến sự miêu tả các ngôn ngữ riêng biệt. Đó là tiền đề đưa đến sự xuất hiện khoa học Ngôn ngữ học.
- Những cố gắng mong muốn cố định hóa ngôn ngữ trong một trạng thái được coi là “diễn nhã”, “trong sáng”, “mẫu mực” đã dẫn đến môn Ngữ pháp học có tính chất quy phạm.
- Mối quan tâm muốn minh giải một cách chính xác những văn bản thư tịch cổ (đương thời đã được tích lũy khá nhiều và nói chung là rất khó hiểu) và muốn bảo tồn chúng qua việc định hình hóa, cuối cùng đã dẫn đến sự hình thành khoa ngữ văn học.
Trong thế giới cổ đại, ngữ văn học xuất hiện vào giai đoạn phát triển rực rỡ của các nền văn minh chữ viết mà một trong những tiêu chí nổi bật là sự tích tụ với số lượng lớn các văn bản thuộc nhiều chủng loại khác nhau, đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống văn hóa tinh thần. Sự xuất hiện của ngữ văn học không chỉ nói lên trình độ mà còn nói lên loại hình của các nền văn minh đó. Tình hình này không những chỉ diễn ra ở phương Tây cổ đại mà còn cả ở phương Đông cổ đại nữa. Những hoạt động ngữ văn học đầu tiên của thế giới nói chung đều xuất hiện trong quá trình sưu tập, khôi phục, chỉnh lý, định hình hoa, nghiên cứu, chú giải, các văn bản thư tịch cổ. Ở phương Tây đó là các văn bản thư tịch tiêu biểu thuộc giai đoạn cổ điển của Hy Lạp và La Mã. Ở phương Đông, đó là các văn bản kinh Vêda của Ấn Độ, các văn bản thư tịch Nho gia của Trung Hoa.
Qua các thời kỳ lịch sử, phạm vi các văn bản thư tịch được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu cho khoa ngữ văn học cũng dần dần được mở rộng thêm (như Văn bản Cơ đốc giáo; Văn bản Phật giáo; Văn bản Đạo giáo,…) Phương pháp chủ yếu của hoạt động ngữ văn học là đi sâu nghiên cứu phân tích ngôn từ và phong cách của văn bản trên cơ sở vận dụng tri thức của nhiều ngành khoa học nhân văn khác (ngôn ngữ học, văn bản học, thư tịch học, nghiên cứu văn học, lịch sử học, v.v…). Hình thức ứng dụng cổ điển của ngữ văn học là công bố các văn bản thư tịch, dưới nhiều dạng thức khác nhau, nhằm phục vụ các yêu cầu khác nhau của đời sống văn hóa tinh thần. Thực tiễn này cho chúng ta thấy “ngữ văn học thu vào tầm nhìn của mình toàn bộ chiều rộng và chiều sâu của cuộc sống con người, trước hết là cuộc sống tinh thần. Kết cấu bên trong của ngữ văn học có tính chất đối cực. Ở cực này, nó phục vụ văn bản một cách hết sức khiêm tốn, cố bám sát lấy văn bản, không tự cho phép tách khỏi tính cụ thể của văn bản. Ở cực kia đó là tính chất bao trùm, không thể vạch trước được giới hạn”(5). Trong quá trình phát triển, ở các giai đoạn sau, phạm vi, phương hướng và phương pháp nghiên cứu của ngữ văn học cũng có những đổi mới nhất định, nhưng “đối tượng của ngữ văn học trước sau vẫn là một: đó là những văn bản thư tịch của các thời đại quá khứ; và nội dung của ngữ văn học, trước sau là một: nghiên cứu các văn bản thư tịch đó... “và” việc nghiên cứu tính chân thực của các văn bản thư tịch cổ, giải thích chúng bằng cách này hay cách khác, đều gắn liền với những lợi ích của xã hội đương thời”(6).
4. Từ đây có thể nảy
sinh một vấn đề, đó là: tính chất tổng hợp về mặt nội dung của đối tượng nghiên
cứu của khoa học Ngữ văn học, liệu có ngăn cản công tác nghiên cứu vươn tới
những thành quả rõ rệt, có ý nghĩa khoa học thực sự sâu sắc hay không? Thậm chí
có người còn thắc mắc rằng, trong thời buổi hiện tại, một ngành nghiên cứu có
tính chất “Bách khoa toàn thư” như vậy liệu có còn “đắt” để hoạt động hay
không? Một mặt, chúng ta có thể dựa vào tình hình phát triển để tìm lời giải
đáp cho những câu hỏi như vậy. Đúng là trước mắt chúng ta hiện đang diễn ra
hiện tượng chia nhỏ các chuyên ngành, lập ra nhiều chuyên ngành mới, nhung đồng
thời trước mắt chúng ta cũng đang diễn ra quá trình liên kết nhiều chuyên ngành
lại với nhau, hình thành những liên ngành thậm chí “cụm liên ngành”. Mặt khác,
như đã nói ở trên, ngữ văn học lấy các văn bản thư tịch của thời đại quá khứ
làm đối tượng nghiên cứu(7). Như vậy thì tính tổng hợp trong nội dung của các
văn bản thư tịch này là một thực tế lịch sử hiển nhiên. Điều mà chúng thường
gọi “Văn Sử Triết bất phân”, không phải chỉ là hiện tượng riêng biệt của văn
bản thư tịch cổ Phương Đông; mà là một đặc điểm chung hết sức phổ biến trong
các di sản văn hóa thành văn của một quốc gia dân tộc có lịch sử lâu đời, có
nền văn minh chữ viết sớm phát triển.
Với đối tượng nghiên cứu như thế, cố nhiên các nhà ngữ văn học cũng phải rộng mở phạm vi hiểu biết của mình một cách tương ứng. Có thể nói, vốn tri thức của họ là một thể dung hợp những hiểu biết về lịch sử văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của dân tộc, của quốc gia, của khu vực được phản ánh qua cơ cấu ngôn từ của văn bản. Mức độ tích tụ và vận dụng các tri thức này, ít nhất cũng phải thỏa mãn được những yêu cầu của việc nắm vững cơ cấu hình thức - nội dung văn bản và truyền đạt lại đúng đắn thời đại, qua những bước công tác cụ thể như: chỉnh lý, định hình, giải thích, công bố văn bản thư tịch. Có thể coi đây là giai đoạn đầu của tiến trình nghiên cứu. Ở giai đoạn này, nên hoàn thành tốt các bước công tác nói trên, hoạt động ngữ văn học đã có thể thực thi được một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là: chuyển vận những tinh hoa trong kho tàng di sản văn hóa thành văn của dân tộc, của nhân loại đến các thế hệ ngày nay, nhằm góp phần làm phong phú thêm những thành quả đạt được qua gia đoạn đầu của tiến trình nghiên cứu, hoạt động ngữ văn học (hoạt động của cả chuyên ngành hoặc của từng cá nhân nhà nghiên cứu) có thể triển khai nghiên cứu phân tích từng bộ phận, từng yếu tố tổ thành của cơ cấu hình thức - nội dung văn bản trong mối tương quan biện chứng và lịch sử giữa các đơn vị văn bản, các hệ thống văn bản trong kho tàng di sản thành văn của dân tộc và vẫn nhằm mục đích cuối cùng là chuyển vận một cách hoàn hảo nhất những nhân tố tiến bộ, những mặt hữu ích trong di sản này vào phục vụ xã hội. Với phương pháp đối chiếu so sánh, sự đi sâu nghiên cứu phân tích này có thể lấy các thực thể văn bản trong kho tàng di sản văn hóa thành văn của các quốc gia dân tộc khác làm đối tượng nghiên cứu đối sánh. Và đó chính là nội dung hoạt động chủ yếu của ngành ngữ văn học so sánh.
Với đối tượng nghiên cứu như thế, cố nhiên các nhà ngữ văn học cũng phải rộng mở phạm vi hiểu biết của mình một cách tương ứng. Có thể nói, vốn tri thức của họ là một thể dung hợp những hiểu biết về lịch sử văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của dân tộc, của quốc gia, của khu vực được phản ánh qua cơ cấu ngôn từ của văn bản. Mức độ tích tụ và vận dụng các tri thức này, ít nhất cũng phải thỏa mãn được những yêu cầu của việc nắm vững cơ cấu hình thức - nội dung văn bản và truyền đạt lại đúng đắn thời đại, qua những bước công tác cụ thể như: chỉnh lý, định hình, giải thích, công bố văn bản thư tịch. Có thể coi đây là giai đoạn đầu của tiến trình nghiên cứu. Ở giai đoạn này, nên hoàn thành tốt các bước công tác nói trên, hoạt động ngữ văn học đã có thể thực thi được một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là: chuyển vận những tinh hoa trong kho tàng di sản văn hóa thành văn của dân tộc, của nhân loại đến các thế hệ ngày nay, nhằm góp phần làm phong phú thêm những thành quả đạt được qua gia đoạn đầu của tiến trình nghiên cứu, hoạt động ngữ văn học (hoạt động của cả chuyên ngành hoặc của từng cá nhân nhà nghiên cứu) có thể triển khai nghiên cứu phân tích từng bộ phận, từng yếu tố tổ thành của cơ cấu hình thức - nội dung văn bản trong mối tương quan biện chứng và lịch sử giữa các đơn vị văn bản, các hệ thống văn bản trong kho tàng di sản thành văn của dân tộc và vẫn nhằm mục đích cuối cùng là chuyển vận một cách hoàn hảo nhất những nhân tố tiến bộ, những mặt hữu ích trong di sản này vào phục vụ xã hội. Với phương pháp đối chiếu so sánh, sự đi sâu nghiên cứu phân tích này có thể lấy các thực thể văn bản trong kho tàng di sản văn hóa thành văn của các quốc gia dân tộc khác làm đối tượng nghiên cứu đối sánh. Và đó chính là nội dung hoạt động chủ yếu của ngành ngữ văn học so sánh.
5. Nhìn chung ngữ văn
học đặc biệt quan tâm đến những cái riêng biệt, những cái cụ thể trước khi đi
vào cái chung cái khái quát. Sự quan tâm đến cái riêng biệt cái cụ thể của văn
bản, từng yếu tố thuộc hình thức văn bản. Tuy nhiên, đối với ngữ văn học, nội
dung của văn bản thư tịch vẫn là cái quan trọng hơn cả. Nếu các nhà ngữ văn học
phải bắt tay vào xử lý các vấn đề ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, văn thể… thì mục
đích chủ yếu vẫn chỉ là nhằm đi tới chỗ có thể tiếp cận, thâm nhập minh giải và
truyền đạt lại nội dung văn bản thư tịch (dưới nhiều hình thức khác nhau) một
cách chính xác nhất trong phạm vi khả năng cho phép mà thôi. Một số dữ kiện hầu
như nằm ngoài phạm vi quan tâm của các nhà ngôn ngữ học, nhưng lại là những
điều mà các nhà ngữ văn học rất chú ý, thí dụ như: những chỉ dẫn chính xác về
người tạo văn bản thư tịch, người sao chép lưu truyền văn bản thư tịch, những
hoàn cảnh điều kiện trong đó văn bản thư tịch đã nảy sinh hoặc được phát hiện,
và đặc biệt là hoàn cảnh thời đại gắn bó với sự hình thành, lưu chuyển của văn
bản thư tịch. Tuy vậy, vẫn cần phải nhấn mạnh rằng, ngữ văn học hoạt động trong
sự gắn bó với ngôn ngữ học, cổ tự học, văn bản học, thư tịch học, lịch sử học,
văn học và việc nghiên cứu phân tích văn bản thư tịch của các nhà ngữ văn học
cũng có thể dẫn đến những kết luận quý báu đối với một số chuyên ngành nghiên
cứu khác. “Ngữ văn học không hoạt động như một khoa học tách biệt theo đối
tượng của mình, ngân sách với ngôn ngữ học, lịch sử học, văn học v.v. Nó tồn
tại và hoạt động như một hình thức nhận thức có quy luật riêng, và hình thức
nhận thức này được xác định không chỉ bởi giới hạn của đối tượng, mà quan trọng
hơn, bởi cách tiếp cận đối tượng(8).
6. Với những phương
thức chuyên biệt được vận dụng thích ứng với từng bước của quá trình tiếp cận
và thâm nhập nghiên cứu đối tượng, khoa ngữ văn học (cổ điển) có thể phát huy
tác dụng mạnh mẽ, góp phần tích cực trong việc đưa các văn bản thư tịch Hán Nôm
- những thực thể trong kho tàng di sản văn hóa thành văn của dân tộc - đi vào
cuộc sống, phục vụ sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ
nghĩa.
Xuất phát từ từng đơn vị ngôn từ để đi tới chính thể văn bản, rồi từ chính thể văn bản về toàn cảnh thời đại xã hội gắn bó với nó quay nhìn lại từng yếu tố, từng bộ phận tổ thành của văn bản, khoa ngữ văn học có thể đóng vai trò quan trọng trong việc công bố những văn bản Hán Nôm mang đầy đủ các phẩm chất “đích thực, trọn vẹn và tiếp nhận được”, góp phần miêu tả, giới thiệu một cách sinh động cuộc sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta trong quá khứ lịch sử.
Cũng xuất phát từ thực thể văn bản Hán Nôm, với những phương hướng và phương pháp tiếp cận thâm nhập nghiên cứu đối tượng của ngành ngữ văn học so sánh, chúng ta hy vọng rằng nhiều giá trị tinh thần và truyền thống cao đẹp của dân tộc được lưu trữ trong các văn bản đó sẽ được tiếp tục soi tỏ và nêu c ao trong mối tương quan tất yếu với các nền văn hóa khác cùng chung một khu vực địa lý và hoàn cảnh lịch sử.
Xuất phát từ từng đơn vị ngôn từ để đi tới chính thể văn bản, rồi từ chính thể văn bản về toàn cảnh thời đại xã hội gắn bó với nó quay nhìn lại từng yếu tố, từng bộ phận tổ thành của văn bản, khoa ngữ văn học có thể đóng vai trò quan trọng trong việc công bố những văn bản Hán Nôm mang đầy đủ các phẩm chất “đích thực, trọn vẹn và tiếp nhận được”, góp phần miêu tả, giới thiệu một cách sinh động cuộc sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta trong quá khứ lịch sử.
Cũng xuất phát từ thực thể văn bản Hán Nôm, với những phương hướng và phương pháp tiếp cận thâm nhập nghiên cứu đối tượng của ngành ngữ văn học so sánh, chúng ta hy vọng rằng nhiều giá trị tinh thần và truyền thống cao đẹp của dân tộc được lưu trữ trong các văn bản đó sẽ được tiếp tục soi tỏ và nêu c ao trong mối tương quan tất yếu với các nền văn hóa khác cùng chung một khu vực địa lý và hoàn cảnh lịch sử.
CHÚ THÍCH
(1) Trường Chinh: Mấy vấn đề văn nghệ Việt
(2) Phạm Văn Đồng: Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại.
(3) N.S Cônrát: Phương Đông và Phương Tây, M. 1966 (theo bản dịch của ĐHSPHNI).
(4) V.I. Lênin: Về quyền dân tộc tự quyết. (Xem V.I. Lênin toàn tập, Tập 25, Nxb. Tiến bộ, M. 1980 - tr.303)
(5) Xem Bách khoa toàn thư Liên Xô - Mục Ngữ văn học.
(6) M.S. Cônrát. Phương Đông và Phương Tây (Sđd).
(7) Ngữ văn học nói đến ở đây là ngữ văn học cổ điển. Ngữ văn học có thể lấy các văn bản đương đại làm đối tượng nghiên cứu. Đó là ngữ văn học mới, không nằm trong phạm vi bàn đến của bài này.
(8) Xem Bách khoa toàn thư Liên Xô, Mục “Ngữ văn học”, Sđd.
(Tạp chí
Hán Nôm, số 1 năm 1986, tr. 56-59)
http://khoavanhoc-ussh.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=354:pgs-ng-c-sieu&catid=84:han-nom&Itemid=248
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét