Có những lúc tôi cũng ngờ ngợ
không hiểu sao tôi lại ở Taucha cơ chứ, một nơi cách nửa vòng trái đất mà cách
đây 30 năm tôi còn chưa biết. Đúng là chúa sắp xếp những chương trình của ngài
cho chúng ta.
Tháng 8 là mùa Lễ hội ở
Taucha, khu làng cổ vùng ven của Leipzig .
Ở Việt Nam
mùa lễ hội là tháng Giêng tháng 2, tháng 3 Âm lịch, mà ở đây lại vào tháng 8.
Không hiểu tư duy về mùa vụ của 2 dân tộc có khác nhau không. Nhưng theo tôi
nghĩ, người Đức tháng 8 là sang Thu, mùa vụ đã thu hoạch xong xuôi, chuẩn bị cho
1 mùa đông tuyết trắng và nghỉ ngơi nên họ mới tổ chức hội vào sau vụ thu
hoạch. Còn nước ta thì lại chưa làm đã chơi, thế mới đúng “chất” Việt.
Lễ hội đơn giản thôi nhưng
cũng vui nhộn lắm, người Đức cũng hay tụ tập bia rượu, chơi léng phéng, chém
gió với nhau. Lễ hội thì có các trò chơi, ca nhạc cho thanh thiếu niên, bia và
đồ nhậu cho các bác lớn tuổi, cao cấp hơn thì hòa nhạc trong nhà thờ cho các vị
sang trọng. Diễu hành thì càng đơn giản hơn, nhưng người đi xem cũng đông lắm. Trang
trí cho cái xe, ăn mặc quần áo theo đúng tinh thần nhóm công việc, đơn vị nghề
nghiệp, kèm theo ít quà và kẹo để quăng cho trẻ con, lại tranh thủ phát tờ rơi nữa
(Quảng cáo luôn). Ông Thúc Thúc thích cảm giác mạnh, rủ đi cái quay chong
chóng, … ặc váng hết cả đầu sợ chét khiếp. Mình đúng là dân trói gà không chặt,
hôm sau cho Đức Anh đi thử cái nhún dây cao su của trẻ con, mình cũng thử phát
cho biết, bị kẹp “cà” đau thôi rồi phải Stop ngay, mấy người Tây cười sặc sụa.
Vui nhất là bọn trẻ con, chuẩn bị túi to để
nhặt kẹo. Là người nước ngoài, cảm nhận văn hóa của họ, vui lắm, rất đặc sắc.
Nghĩ đến quê nhà, eo ôi làm sao mà làm được như này. Văn hóa mình xô bồ, mê tín
dị đoạn vô cùng. Có cái lễ hô thần nhập tượng mà bà già con trẻ tranh nhau mà
lấy miếng vải phủ tượng thánh. Diễu hành thì người xem bình phẩm chê bai, trêu
chọc nói đểu đủ thứ bậy bạ. Chà chà … nếu không thay đổi từ Giáo dục và nhận
thức của con người thì làm sao mà thay đổi được xã hội. Mà muốn thay đổi tốt
thì trước hết phải dân chủ và bình đẳng đã. Cái nào tốt người dân xem và học
tập lựa chọn, cái nào xấu tự nhiên đào thải. Còn dùng mê tín dị đoan để dẫn dắt
quần chúng thì thôi rồi, … không nói hết được tai hại. Phu tử nói: Công hồ dị đoan, cũng có ý khác đấy.
Mấy hình ảnh cả nhà đi hội về
cho mọi người xem nhé:
Đầu tiên là thi chạy cho Thiếu nhi - Đức Anh đang đội mũ chạy đấy
Đầu tiên là thi chạy cho Thiếu nhi - Đức Anh đang đội mũ chạy đấy
Cả nhà chờ đoàn diễu hành. Mấy người Tây nhà gần phố chỉ mở cửu sổ ngó ra, chào mời nhau bia, ròng cả dây xuống
Đức Anh khoái vụ bóng bay
Làm dáng trước khi diễu hành
Người Tây cũng tụ tập dần dần chờ đoàn diễu hành. Quán Cafe Active năm nào cũng phát bóng bay. Vừa là quà cho trẻ em, vừa quảng cáo cho quán
Mở đầu bao giờ cũng là 1 xe Csát. Người dân còn tặng cả bóng bay cho Polizei nữa
Đoàn nhạc thị trấn
Cổ trang Thổ dân da đỏ - người Indian
Các cô gái da trắng - giả da đỏ
Cửa hàng ABIS đóng vai ông Hoàng A-Rập
Xe nhạc kéo tay truyền thống với chú bé ngồi xe và ông quay tay
Hội đoàn nông dân cổ trang
Đức Anh đang trông chờ kẹo
A kia rồi
Chắc hội Cựu Chiến binh, ông này tung cho Đức Anh 1 gói chíp
Đội Kèn thị trấn
Vẫn hội CCB chắc?
CLB Dancing
CLB Bóng rổ thị trấn
Biểu diễn trong lúc diễu hành
CLB Sport thị trấn
vừa diễu hành vừa được phát Bóng bay
CLB gì gì hình như là VSinh Môi trường
Câu lạc bộ Lái xe
câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ: Các cháu chân dài
CLB Judo
Xe nhạc tay truyền thống
Hội Vận tải
Đức Anh vẫy tay hi vọng được ném kẹo
ow! nhiều kẹo quá
CLB nhảy Lein dance
CLB đồng hương thị trấn Taucha
Biểu tượng cho khu bơi lội ngoài trời Taucha: 1 cô gái cởi trần bôi màu kín từ đầu đến chân. (Mấy vị Việt Nam tấm tắc, cứ hỏi Toàn có xem cái này không? - Mình thấy BT mà)
Cô gái chỉ hở ti thôi nhé vẫn mặc quần xlịp đấy ... đừng tưởng bở mà cố nhìn. Bôi màu kínhết rồi
Hội đàn ông thanh niên cũng xôn xao cả lên - chả biết chúng nó nói gì, nhưng người ta vẫn lịch sự lắm không nói bậy như VN. Ở VN thì chắc là văng bậy rồi. hic
Hội chăn nuôi với ngan ngỗng gà vịt
Máy kéo nông nghiệp
Hội trồng trọt
Anh hề ... 3 chân. Đức Anh nhìn thấy rất khoái, nhưng bảo ra bắt tay chụp hình thì sợ. Về nhà hỏi vì sao. ... Vì ông ý có ... 3 chân. Híc !!! Trẻ con
Nhóm Cổ trang: Toàn những ông hoàng bà chúa
Cô gái xinh tươi này thấy Đức Anh đứng 1 mình đem kẹo đến cho
Ông Tây này quăng kẹo cho Đức Anh
Sướng, chộp dính. Ông ý cũng khoái cười rất tươi
CLB chó địa phương. Hi hi chó
Hội y tá địa phương với biểu tượng mũi tiêm to tướng trên đầu xe
Cô y tá xinh đẹp nhăm nhăm mũi tiêm. Ai thích nào ?
Các cháu ở trang trại cưỡi ngựa
Hội Chữ thập đỏ
Đội chữa cháy Thị trấn. Hùng hậu, xe hú còi
Ai cũng yêu quý đội chữa cháy nhưng ... chắc chả ai mong cả đội này đến thăm viếng ... híc. chỉ chào ngoài đường thôi nhế
hội chữ thập đỏtrường dạy lái xe
máy nông nghiệp với khẩu súng trên xe, trông lại tưởng đến súng thời Lê Trịnh, chắc cũng bé thế
Các cháu biểu diễn nghệ thuật- Hội trượt băng thị trấnTha hồ kẹo nhé- Đức Anh lúc này đã chán kẹo không muốn nhặt nữa. Trẻ con Tây được dạy dỗ tốt, chúng không tranh cướp kẹo của nhau, hay là lớn cướp của bé. Mà chúng nhường nhịn nhau. Có bạn nhặt được kẹo của mẹ ném cho Đức Anh thì nó trả lại. Đức Anh chán kẹo thì lại nhặt bỏ vào túi bạn khác (Dù bạn đó không hề biết ... Ok)
Người lớn cũng phải nhặt giúp- Nặng túi
Máy kéo gỗ
Kết thúc lễ hội về chụp gần nhà : Phương tiện đi lại của bố
Phương tiện đi lại của mẹ. Ở Vn xe biển A là xe cốp đi họp TƯ, nhưng ở đây là xe mới tập lái hoặc là ... xe đổ rác.
Em bé được tặng 1 đóa Hồng.
Qua những điều tôi cảm nhận. Thì nền giáo dục, nhận thức và văn hóa của 1 nước tiên tiến rất đơn giản nhưng rất nhân văn. Họ không lệ thuộc vào hủ tục lạc hậu hay những tín điều vô căn cứ. Chỉ có niềm vui và sự chia sẻ. Tôn trọng lãn nhau. Điều này mọi người thử tưởng tượng đến các lễ hội ở VN xem sẽ như thế nào ,,,....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét