Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Tiểu luận: Nối chuyển biến từ Văn Biền ngẫu sang Văn xuôi cổ

Chuyển biến từ văn biền ngẫu sang văn xuôi cổ văn

Trong qúa trình phát triển của văn Tuỳ Đường Ngũ đại, thành tựu chủ yếu ở mặt văn xuôi cổ văn. Văn biền ngẫu Nguỵ Tấn Lục triều tôn sùng thanh luật đối ngẫu và văn từ điển cố, dùng việc cổ lời cổ để ví von lời nay, việc nay, ý tứ thường mơ hồ không rõ, lại thêm thanh luật gò bó, ngày càng trở thành xiềng xích trói buộc sự phát triển của tư tưởng, ...
          Văn chương sơ đường bắt đầu xuất hiện khuynh hướng từ văn biền ngẫu đi vào văn xuôi, và đề ra yêu cầu cải cách về mặt lý luận, ...
          Khắp nơi tấu sớ xin trừ bỏ Phật giáo, ...
          Văn chương nghị tấu của họ cũng dùng nhiều thể văn xuôi. Vương Bột, một trong tứ kiệt đời sơ Đường chủ chương văn chương phải có nội dung Nho học, ông kịch liệt đả kích văn chương phù hoa diễm lệ ....
          Những lý luận này là tiếng chuông báo trước cho cuộc vận động cổ văn. .... Nhìn chung Sơ Đường văn biền ngẫu vẫn là chính.
          Thời Thịnh Đường nhiều nhà Nho phục cổ mưu cầu cách tân trước sau đề xướng văn xuôi, phản đối văn biền ngẫu, tiếp tục đề xướng tư tưởng Nho giáo với quan điểm tôn sùng kinh điển, sáng tỏ đạo lý, nhấn mạnh tác dụng giáo hoá phong kiến của văn chương.
Giai đoạn toàn thịnh của cuộc vận động cổ văn
          Cuộc vận động cổ văn cả trong lý luận và trong thực tiễn sáng tác, làm cho cổ văn đạt đến giai đoạn toàn thịnh, phát triển cho đến mãi cuối đời Đường, ... Các nguyên tắc minh đạo (làm sáng đạo lý), công phu tu dưỡng (rèn luyện khí chất), mục tiêu học cổ, yêu cầu sáng tạo, ... ngọn cờ tươi sáng, biện luận chắc khoẻ. ... họ đều có tác phẩm cổ văn với số lượng khá nhiều chất lượng cao, lấy tinh tuý, dùng rộng rãi, thể loại nào cũng đủ, phong cách đa dạng đưa cho người ta bản mẫu của cổ văn. Cổ văn tuy gọi là cổ văn, học tập ngôn ngữ văn xuôi Tiên Tần, Lưỡng Hán, thực ra là yêu cầu từ nguôn ngôn ngữ đời sống thời Đường, chắt luyện thành ngôn ngữ văn xuôi mới trong sách vở, tương đối gần khẩu ngữ, đã mở rộng chức năng biểu đạt của văn ngôn, có ý nghĩa tiến bộ. Hàn Dũ đề xướng cổ văn giành lấy trận địa biền ngẫu, đề xướng Nho giáo giành lấy trận địa Phật Lão, phải trải qua 1 cuộc đấu tranh, ...
          “Học theo một lối có mục đích, trực tiếp trở thành nguồn gốc cho các danh gia đời Bắc Tống” (Lưu Hy Tải)
Phong cách mới của văn biền ngẫu
          Văn biền ngẫu rất phổ biến đời Đường “là chuẩn mực của kim thể, là khuôn vàng thước ngọc của tấu chương ... lời lời thiết thực, không có một chữ trục trặc, đối ngẫu đều tăm tắp”. Thời này văn biền ngẫu phát triển gần đến văn xuôi, đến đời Tống thì thành thể “tứ lục Tống”, dùng phương pháp cổ văn viết văn biền ngẫu, ... sau đời Thanh là thời kỳ phục hưng của văn biền ngẫu, chịu rất nhiều ảnh hưởng của văn biền ngẫu đời Đường.
Luận toạ thiền
Phàm nguời học đạo chỉ cầu kiến tính. Tuy thụ được tất cả tịnh giới, mà không toạ thiền thì định lực chẳng sinh; định lực chẳng sinh thì vọng niệm không diệt, muốn được kiến tính, thật là khó vậy. Đức Phật Thích Ca vào núi Tuyết Sơn, ngồi ngay thẳng sáu năm, chim thước làm tổ trên đầu, cỏ tranh mọc xuyên qua bắp vế, mà thân tâm thản nhiên. Tử Cơ ngồi tựa ghế, thân như cây khô, tâm tựa tro tàn. Nhan Hồi ngồi quên, chân tay rời rã. Đuổi thông minh lìa ngu trí, đồng với đại đạo. Đó là các bậc thánh hiền trong Tam giáo ngày xưa, đã từng ngồi định.
Song đi đứng nằm ngồi đều là thiền, không phải chỉ riêng ngồi. Nhưng vì đi thì cất bước, đứng thì nhọc nhằn, nằm thì mờ mịt và yên tĩnh, yên tĩnh thì cái nghĩ sinh, nghĩ sinh thì niệm khởi. Muốn dứt các niệm, nên tập ngồi thiền định. Nếu khi ngồi không dứt các niệm, tâm khỉ đua nhảy, ý vượn chạy rong, hoặc vọng tưởng mà biết tiền trần, hoặc vô kí mà quên tự tính. Tựa giường tựa vách, nhắm mắt che tròng ngủ gục, nước miếng chảy, đầu cúi, xương sống cong. Tuy giả danh là toạ thiền, mà ngồi dưới núi đen, trong hang quỷ. Cho nên thiền sư Hoài Nhượng nói : “Mài gạch muốn làm gương”, là nói về người nào vậy.
Vả lại, thiền có bốn thứ : 1. Tạo kế khác, ưu trên chán dưới mà tu, gọi là ngoại đạo thiền. 2. Chính tín nhân quả, cũng ưa trên chán dưới mà tu, gọi là phàm phu thiền. 3. Rõ lý sinh không, chứng đạo thiên chân mà tu, gọi là tiểu giáo thiền. 4. Đạt nhân, pháp đều không mà tu, gọi là đại giáo thiền.
Nay người hậu học cần lấy đại giáo thiền làm chính. Nơi đây tập toạ thiền dứt niệm, chớ sinh kiến giải.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét