Tiểu
luận môn: Lịch sử Văn Hoá Việt Nam
1. Hoàn
cảnh xã hội thế kỷ thứ X
- Thế kỷ X, trải qua các
triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, trong 100 năm ấy, việc võ bị còn cần thiết, triều
đình chưa chú ý nhiều đến việc học hành. Việc học còn do các nhà sư đảm nhiệm.
Họ dạy chữ Hán để đọc kinh Phật, nhưng không phải chỉ để đọc có kinh Phật mà
còn đọc sử sách khác của Trung Quốc, xướng hoạ với các nhà thơ Trung Quốc. Đủ
thấy họ vượt ra ngoài phạm vi Phật giáo. Nhiều vị đã được cử giữ những trọng
trách quan trọng trong triều đình.
- Sang đời Lý, triều
đình mới đưa học hành vào nền nếp, làm khuôn mẫu cho các đời sau. Với chủ
trương thi hành Nho giáo, đào tạo quan lại những người trung thành với chế độ
phong kiến.
- Phật giáo tuy vẫn là quốc giáo, thực hiện các
chức năng: dẫn dắt tư tưởng, giáo dục (nhà chùa giảng cả tri thức của Nho gia). Nhưng, Phật giáo không phải là công
cụ quản lý xã hội, cai trị đất nước. Vai trò của Nho giáo đã dần ổn định và tỏ
rõ năng lực trong việc điều hành và quản lý đất nước trong thời kỳ độc lập tự
chủ hoàn toàn về phương diện lãnh thổ.
II. Vai trò của Nho giáo trong
môi trường hành chức chính trị thời bấy giờ
- Trước đây việc học
hành do tăng lữ phụ trách chính, nay dần chuyển chức năng này cho tầng lớp Nho
sĩ trí thức. Triều đình cho lập học quan cho con em quan lại và những học trò
chăm chỉ, thông minh trong dân gian.
- Nhà nước quan tâm nhiều hơn để đề cao đạo Nho.
Năm 1070, Lý Thánh Tông dựng Văn Miếu. Năm 1076, lại đặt nhà Quốc Tử Giám chọn
các quan có văn học giảng dạy cho con em quan lại và con em thường dân thông
minh tuấn tú “chọn quan viên văn chức, người nào biết chữ cho vào Quốc Tử Giám”
(sđd).
- Đặc biệt, năm 1075 mở khoa
thi đầu tiên gọi chung là thi Tam trường chọn những người Minh Kinh Bác Học,
tức là những người hiểu rõ kinh truyện, học rộng có tài thơ phú với những tri
thức tư tưởng rút từ kinh truyện ra. Người đỗ đầu là Lê Văn Thịnh cho vào hầu
vua học. Năm 1085, “thi người có văn học trong nước, sung vào làm ở Hàn Lâm
viện” (sđd). Sử cũ chép rằng các năm 1086 (Lý Nhân Tông), 1152, 1165 (Lý Anh
Tông), 1185, 1193 (Lý Cao Tông) đều có mở những khoa thi như thế. Sang đến năm
1195 đời Lý Cao Tông thì cho mở khoa thi Tam giáo, tức Nho giáo, Phật giáo, Đạo
giáo. Thấy rõ một xã hội có nền văn hoá được hoà đồng bởi ba luồng tư tưởng.
III. Sự chuyển đổi trên mô thức
văn hóa
- Qua những bước biến đổi trong chính sách văn
hoá quan trọng dưới triều Lý, chứng tỏ đạo Nho tuy đã được quan tâm, song chưa
có được địa vị độc tôn, những người có kiến thức để giúp vua trong việc thống
trị không chỉ là nhà Nho. Phật giáo và Đạo giáo đang thịnh hành. Thi Tam giáo
còn được kéo dài cho đến đời Trần. Sự nhận thức về môi trường hành chức của tam
giáo trong giai đoạn này:
- Phật: dẫn dắt tâm linh.
- Đạo: phục vụ những hoạt động
trong đời sống dân gian.
- Nho: thực hiện việc trị lý xã
hội.
Đây là một sự phân công hợp lý.
- Các vua nhà Lý đã nhận
thức được rằng Nho học là tri thức cần thiết cho công cuộc quản lý xây dựng đất
nước độc lập. Tuy nhiên, giai đoạn này sự ảnh hưởng của Phật, Đạo vẫn đang
chiếm vị trí quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội nước ta thế kỷ X,
nên không thể không dựa vào nó để điều hành đưa xã hội vào quỹ đạo bình ổn về
các mặt tư tưởng, văn hoá, tôn giáo. Từ đó hình thành được mô hình văn hoá Tam
giáo đồng nguyên thời Lý Trần.
- Càng ngày, Nho gia trở thành một vũ khí tư
tưởng để khẳng định chủ quyền của Đại Việt đưa Đại Việt hoà nhập vào vòng ảnh
hưởng của văn hoá Hán một cách độc lập.
- Việc tuyển chọn quan lại cũng theo những tiêu
chuẩn của Nho giáo.
- Nắm được hoạt động chính trị (cấu trúc thượng
tầng xã hội), từ đây Nho gia dần dần mở rộng phạm vi và môi trường hành chức
của mình để ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống xã hội. Văn hoá Nho giaó kết hợp với
văn hoá bản địa, mà trong đó có sự góp mặt của Phật giaó và Đạo giáo để tạo thành
nền văn hóa Đại Việt thống nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét