Hoàng
Việt thi tuyển 皇 越 詩 選 (theo Trần
văn Giáp khảo, trích từ Lược truyện các tác gia Việt Nam)
Tờ bià Hoàng Việt thi tuyển taị TVQG
Tác
giả Bùi Huy Bích 裴 輝 碧 (1744
- 1802)
3
tập, 6 quyển, đóng thành 2 cuồn, tổng cộng 138 tờ (18+23+24+31+25+17), tờ 2
trang, trang 9 dòng, dòng 23 chữ. Ký hiệu A.608, A.2857, A.3162.
Nội
dung:
Trang
đầu đề ở giữa 4 chữ to: Hoàng Việt thi tuyển, phía phải đề Tồn Am gia tang,
phía trái đề Hi Văn đường, dưới ba chữ đó là hai dấu bằng chữ triện: a) Hi Văn
đường, b)Các gia hội tuyển. Thứ đến bài tựa của Nguyễn Tập (Tập Trung bá) đề
năm Minh Mạng thứ 6 (1825), nói về việc khắc ván in sách này (Trước kia tên là
Thi Sao) lần thứ nhất do sáng kiến của Hi Văn họ Phạm, chưa biết rõ là ai và có
liên quan gì với cụ Bùi. Thứ đến bài Tiểu dẫn của tác giả, đề tên: Tồn Am bệnh
tẩu Bùi Bích , viết năm Mậu Thân (tức năm Chiêu Thống thứ 2, năm Quang Trung thứ
nhất (1788)). Rồi đến mục nguyên bản thi sao, gần như Phàm Lệ, trong đó nói:
Tập
thượng: quyển 1, chép thơ của các vua Lý, Trần, Lê.
Tập
Trung: a) quyển 2, chép thơ của các thi gia triều Lý Trần; b) quyển 3, chép thơ
của các thi gia đầu triều Lê; c)quyển 4, chép thơ của các thi gia triều Lê về đời
Quang Thuận(1460 - 1470), Hồng Đức (1470-1498)
Tập
hạ: a) quyển 5, chép thơ các thi gia từ đầu năm Cảnh Thống (1498-1504) trở về
sau, đến hồi đầu năm Cảnh Hưng (1740); b) Quyển 6, chép thơ của các thi gia về
hồi giữa và cuồi đời Cảnh Hưng (1740-1787) và thơ của tác giả Bùi Bích.
Sau
cùng mục thứ ấy, có 2 dấu chữ triện: a) Tồn Am gia tang, b) Hi chương thị tàng
bản. Toàn bộ gồm 167 thi gia và 562 bài thơ (70+102+100+132+99+59); mỗi thi gia
có chua rõ họ, tên, quê quán, lí lịch, tác phẩm, v.v. … của từng người. Đôi khi
trong các bài thơ cũng có chú thích về các điển cố.
Bảng
tổng cộng các Thi gia và số bài thơ trong Hoàng Việt Thi tuyển theo Mục lục:
Số quyển
|
Triều đại
|
Số thi gia
|
Số bài thơ
|
Tập
Thượng, C.1
Tập
Trung, a) C.2
Tập trung, b) C.3
Tập Trung, c)C.4
Tập
Hạ, a)C.5
Tập
Hạ, b) C.6
|
Các
vua Lý (2), Trần (6), Lê (4), Thi gia Lý (5), Trần (30)
Lê
Lê
Lê
Lê
|
12
35
31
35
37
17
|
70
102
100
132
99
59
|
Cộng
|
167
|
562
|
-
Nghệ An thi tập, tập thơ của ông làm hồi
ở Nghệ An, có 3 bài tựa: 1. của Nguyễn Du, 2. Của Nguyễn Đương, đều viết vào
năm Cảnh Hưng thứ 43 (1782). 3. Một bài thứ 3 của Lê Quý Đôn viết vào năm Cảnh
Hưng thứ 44 (1783).
-
Tồn Am văn cảo, các bài văn, trong đó
chia làm 3 loại: Lệ ngữ, Tản ngữ và Thư trát(A.201, A.2118)
-
Tồn Am thi cảo (A.918)
-
Hoàng Việt văn tuyển (A.903)
-
Hoàng Việt thi tuyển, và
-
Lữ Trung tạp thuyết, 2 quyển (A.151), viết
vào khoảng năm Kỉ Dậu (1789), trong khi chạy loạn lên Sơn Tây, ghi nhiều bài về
văn nghệ, về triết học và về Lịch sử; sách có giá trị làm tài liệu nghiên cứu.
Ngoài
ra ông còn viết nhiều bài tựa, bạt các sách có giá trị, như bài dẫn trong sách
Hoàng Việt thi tuyển, bài tựa sách Thanh Trì Bùi thị gia phả (A.840), bài dẫn
sách Tao đàn hoại cổ trong Danh ngôn tạp trước (A.1073), v.v. …
Sách
Hoàng việt thi tuyển là 1 tuyển tập các thơ chữ Hán của các thi gia Việt Nam từ
đời Lý, Trần đến cuối đời Lê mà tác giả trích ở trong các tập thơ cổ, chính xác
là các sách: Việt Âm thi tập của Phan Phu Tiên, Tinh Tuyển tập của Dương Đức
Nhan, Trích Diễm tập của Hoàng Đức Lương, tác giả tuyển thêm các thơ từ năm Cảnh
Thống đến hết Cảnh Hưng và phụ thêm thơ riêng của Tác giả. Tập thơ này cùng tập
văn tuyển của ông, đều là tài liệu quý cho việc nghiên cứu khái quát về thơ văn
của Việt Nam cổ đại
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét