裴 汝 惜 – (Thế kỷ XIX)
Hiện nay, thư viện khoa học Trung ương có 3 bản Minh Đô
thi, đều chép tay: A.2424, A.2171, VHv.2392.[2]
Bản thứ nhất đề Minh Đô thi, ký hiệu A.2424, có 2 quyển(
thượng, hạ), khổ giấy bản thường 28x 16, 70 tờ (39+31), tờ 2 trang, trang 8
dòng, dòng 28 chữ, viết cẩn thận, dễ đọc, không có đầu đuôi, tự, dẫn gì cả, chỉ
đề tên tác giả như sau: „Hà Thanh Bùi gia Liên Khê cư sĩ, Cơ Phủ biên tập“ (Họ
Bùi tên tự là Cơ Phủ, tên hiệu là Liên Khê cư sĩ ở Thanh Trì, Hà Nội biên tập)
Bản thứ 2 đề là Minh Đô thi tuyển, ký hiệu A.2171, có 2
quyển (nhất, nhị) khổ giấy lệnh hội 28 x 20, 64 tờ (23x41), không có đầu đuôi
không có đề tên tác giả.
Nội dung :
Bản thứ nhất (A.2424), quyển thượng: 41 thi giả, từ đời
Trần đến Tây Sơn, chép 196 bài thơ, trong số đó có ghi thơ của Đoàn Nguyễn Tuấn,
triều Tây Sơn. Quyển hạ: 27 thi gia, từ đời Trần đến cuối Lê, có ghi 180 bài thơ,
phần này có ghi cả các thi gia miền Nam, như Nguyễn Cư Trinh, Mạc Thiên Tích; cả
hai quyển gồm 68 thi gia và 376 bài thơ.
Bản thứ 2 (A.2171), quyển nhất: 21 thi gia, chép riêngc
ác vua chúa từ đời Trần đến Lê, chép 87 bài thơ; quyển nhị 13 thi gia, từ Trần
đến Lê, chép 73 bài thơ. Cộng 34 thi gia và 160 bài thơ. Trong quyển nhất có cả
thơ của 1 chúa Nguyễn. Trong sách đề rõ là Hiếu Vũ hoàng đế (tự hiệu Thiên Túng
đạo nhân) nhưng đó là viết sai. Theo sách sử Hiếu Vũ là Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765),
là con cả Nguyễn Phúc Chu (1696-1738), tên riêng của Hiếu Vũ là Từ tế đạo nhân.
Còn Thiên Túng đạo nhân là tên riêng của Nguyễn Phúc Chu là Hiếu Minh (1675-1725).
Theo bài tiểu dẫn sách Việt Thi tục biên của Nguyễn Thu,
thì sách Minh Đô thi tên đúng là Minh Đô thi vựng[3] và c0s 3 quyển, thơ trong
sách chia làm 5 loại; tác giả là Bùi Nhữ Tích. Đoạn ấy như sau: „Gần đây Bùi Nhữ Tích biên soạn sách Minh Đô
Thi Vựng, lại đem các thơ của các vị giỏi các triều, từ Lý Trần đến tận ngày
nay, chia thành 5 loại: Danh thần, Thành thần, Nho thần, Văn thần, Xử sĩ … / Cận
giả Bùi Nhữ Tích sở biên Minh Đô Thi vựng, phục tương Lý Trần ngất kim chư tác;
trục nhất đăng lục lịch đại chư tiên chính công, hựu phân vi: Danh thần, Thành
thần, Nho thần, Văn thần, Xử sĩ ngũ loại“.
Tóm lại, bản thứ nhất (A.2424) có đề tên người biên tập:
Hà Thanh Bùi gia (Liên Khê cư sĩ, Cơ Phủ). Bùi Liên Khê là tên hiệu con Bùi Nhữ
Tích, tên là Bùi Ngạn Cơ, tự Cơ Phủ. Vì vậy, sách Bùi Thị Gia Phả (A.1002; quyển
sau cùng là quyển thứ 3) có thấy tên Bùi Nhữ Tích, tự Khắc Trai, không nói gì đến
tên hiệu và tên sách này. Xét ký nội dung các tài liệu trên ta thấy rõ:
Bản thứ nhất (A.2424), là 1 bản Minh Đô thi của Bùi Ngạn
Cơ là con Bùi Nhữ Tích, nhân sách của cha mà làm gọn lại, thành 2 quyển Thượng
và Hạ.
Bản thứ 2 (A.2171), có lẽ cũng là của 1 người nhà họ Bùi,
là 1 bản khác hẳn, tac giả tuyển lại toàn bộ tập thơ Minh Đô thi của Bùi Nhữ
Tích làm thành 1 bộ Minh Đô thi tuyển.
Còn bản thứ 3 (VHv.2392) là 1 phần (q.7 và 8) của Minh Đô
thi vựng, tác giả Bùi Nhữ Tích. Bản này khá quý, có lẽ là bản độc nhất, còn giữ
được tự tích của con tác giả, chép lại và sửa lại.
Tham khảo thêm bài viết của Nguyễn Thanh Tùng. Chúng tôi
trích thêm lời dịch bài tựa.
TỰ TỰ MINH ĐÔ THI VỰNG
Phiên âm
Thi ngôn chí, cố khả dĩ
quan. Quan kì thi khả đắc kì tâm nhi khả dĩ đắc kì khí tượng yên. Ngã ư thác
vũ, tố xưng văn hiến chi bang. Chính sử chi ngoại, dục quan cổ nhân, khả bất ư
thi trưng chi hồ? Dư thiếu thị Bùi Tồn Am tiên sinh chi môn, thường kiến luận
thuật ngã quốc văn hiến, triếp đê hồi cố mộ, nhược hữu bất năng dĩ chi ý. Sở
trước Thi sao tập số bách thiên. Thủ giả, lịch đại
đế vương, thứ cập danh thần, thạc sĩ, nhi lược giảng sự nghiệp hành trạng, phân
chú vu hạ, dĩ thị lai học. Kim độc di tập, lê tựu hữu đáng vu tâm. Thiết tư lịch
triều ngự chế, thánh học cao minh thượng hĩ. Chu Văn Trinh tiên sinh(1) hoằng
thâm tĩnh áo, phảng phất Trình, Chu. Phạm công Ngũ Lão chi Thuật
hoài, chí nghiệp chi khẳng
khải(2) dã. Đặng công Dung chi Cảm
hoài, trung phẫn chi tấn hịch([1]) dã. Phạm công Hiệp Thạch, Nguyễn công Ức Trai, Nguyễn
công Thiên Tích, ưu ái chi đôn thiết dã. Nguyễn công Châu Khê, Thân công Hậu Phủ,
thù bút chi nhã lệ dã. Phạm công Cổ Sơn, Thái công Lã Đường, hoa thiệm nhi tứ
thâm dã. Tha như Tùng Hiên, Hạ Trai, Bạch Vân Am, Chúc Lý Tử, dữ phù ki nhân
chư tác, thanh cao phiêu dật, các hữu tiêu trí. Quan hồ kì thi, ý tượng ư thị hồ
tưởng kiến, nhi khả dĩ nghiệm kì hành chỉ, tiến thoái chi tích hĩ. Phạm công Lập
Trai viết: “Kiến thử thi như kiến thử nhân”, cái vị thử dã. Bách thế chi hạ([2]) quan hồ bách thế chi thượng, kì thị bất ư thị tập hồ? Dư
phu Thi sao ước
hĩ; cái hữu thâm ý. Đãi khả dữ đại phương quan. Cố dư học thức tiển bình, hựu
thị dữ đệ tử sơ học bối miễn tiến chi, bất cầu chi truyền nhi kính đồ kì ước.
Kì hề khả ái! Nhân thị tập, hựu phiếm gia thái chích, phàm thiên hữu tứ bách dư
thiên, tích vi bát vựng, nhan chi viết: Minh đô thi vựng, tí tự tiện lãm. Nhược viết ngã quan
cổ nhân, thực hoạch ngã tâm. Vịnh yên, vị yên, quảng hữu đắc yên? Thị diệc khu,
luỹ hành tiên triết chi tư vân nhĩ. Thị vi tự.
Dịch nghĩa
Thơ nói chí([3]), cho nên [Khổng phu tử mới
nói: thơ được] dùng để quan sát([4]). Quan sát thơ của ai thì có
thể [thấy] được cái tâm của người đó, và có thể thấy được khí tượng của họ
trong đó. Nước ta tuy là vùng đất mới([5]) nhưng vốn là một nước văn hiến.
Ngoài chính sử, muốn biết được cổ nhân, thì có thể nào không căn cứ vào sự biểu
hiện ở thơ chăng? Tôi thuở nhỏ được hầu dưới cửa tiên sinh Bùi Tồn Am([6]), từng được thấy [tiên sinh]
luận thuật về văn hiến của nước nhà, liền trăn trở mà ngưỡng mộ, như không thể
kiềm chế được ý nghĩ vậy! Tập Thi
sao([7]) của tiên sinh có đến mấy trăm
bài, xếp lên đầu là đế vương các đời, thứ đến là các bậc danh thần, thạc sĩ, và
có lược thuật về sự nghiệp và hành trạng của các vị đó, chia ra chú thích ở dưới
[tên mỗi người] để chỉ cho người học về sau biết rõ. Nay đọc lại tập Thi sao còn sót lại đó,
già rồi liền có sự thoả đáng nơi tâm. Trộm nghĩ, những bài ngự chế của đế vương
các đời [thể hiện] tài thánh học cao minh vượt trội [không phải bàn nữa]. [Thứ
đến, thơ của] tiên sinh Chu Văn Trinh([8]) đạt đến sự thanh tĩnh sâu
xa, rộng rãi, phảng phất [phong cách] của ông Trình, ông Chu([9]). Bài Thuật hoài của ông Phạm
Ngũ Lão([10]), mấu chốt là ý chí để ở sự
nghiệp. Bài Cảm hoài của
ông Đặng Dung([11]), sự mãnh liệt là ở lòng
trung hoá ra phẫn uất. [Thơ] ông Phạm Hiệp Thạch([12]), ông Nguyễn Ức Trai([13]), ông Nguyễn Thiên Tích([14]) chân thành, tha thiết ở niềm
ưu quân ái quốc. [Thơ] ông Nguyễn Châu Khê([15]), ông Thân Hậu Phủ([16]), đẹp đẽ, trang nhã ở ngọn
bút thù vịnh. [Thơ] ông Phạm Cổ Sơn([17]), ông Thái Lã Đường([18]), [văn từ] hoa lệ, phong phú
mà ý tứ sâu xa. Ngoài ra, sáng tác của các ông như: Tùng Hiên([19]), Hạ Trai([20]), Bạch Vân Am([21]), Chúc Lí Tử([22]) cùng những người ẩn dật khác
thì thanh cao, phiêu dật, [thơ mỗi ông] đều có tiêu trí([23]) riêng. Xem thơ các vị ấy thì
có thể tưởng tượng thấy ý tượng của chúng và có khả năng suy nghiệm được dấu ấn
của sự tiến lui, đi dừng của họ vậy. Ông Phạm Lập Trai([24]) có nói: “Xem thơ này thì như
thấy được người này”. Dường như [câu nói của ông] chính là để nói về điều ấy.
Trăm đời sau có thể được biết nhờ trăm đời trước, sự trông cậy đó chẳng phải ở
trong tập thơ ấy hay sao? Tập Thi
sao của thầy tôi giản ước, có lẽ là có thâm ý của Người. [Ý ấy] hầu
như các bậc đại phương đều có thể biết được. [Đó là thầy] chiếu cố đến vốn học
thức ít ỏi, bình thường của [chúng] tôi, lại trông mong khuyến khích bọn đệ tử
sơ học tiến lên, chứ đâu có ý muốn lưu truyền, nên chỉ mưu tính nhanh sự giản ước
mà thôi. Điều đó đáng yêu làm sao! [Tôi] nhân dựa vào tập Thi sao ấy, lại chọn nhặt
rộng thêm [biên tập thành sách], được hơn một nghìn bốn trăm bài, chia làm 8 vựng, đặt tên là Minh đô thi vựng, để tiện
xem cho mình. Nếu [ai đó] nói rằng tôi quan sát (và biết được) cổ nhân, thì
[người ấy] thực là hiểu được tấm lòng của tôi vậy. Ngâm vịnh trong đó, thưởng
thức trong đó, có được rộng ở trong đó, ấy cũng là tạm khu biệt [để] luôn luôn
lưu hành cái riêng của các bậc tiên triết đó thôi. Vậy làm tựa này.
(Nguyễn
Thanh Tùng dịch
Nguyễn Đăng Na hiệu đính)
[Theo Thông
báo Hán Nôm học 2007, 2008. Có
chỉnh lí, bổ sung
(1) Nguyên bản chép là “vương” (先 王), hẳn là do chữ “sinh”
(先 生) nhầm sang. Hai chữ này tự dạng gần giống nhau, tạm chữa lại.
(2) Nguyên bản chép “khẳng khể” (肯 棨), có lẽ là do chữ “khẳng
khải” (肯 綮) nhầm sang, do tự dạng gần nhau. “Khẳng khể” là chữ dùng trong sách Trang Tử, chỉ chỗ kết hợp
giữa gân và xương, Bào Đinh là người mổ trâu giỏi chính vì biết lách dao vào chỗ
này, nghĩa bóng chỉ chỗ mấu chốt quan trọng.(3) Nguyên bản chép “tấn kích” (迅 激), có lẽ là do chữ “tấn hịch” (迅 獥) nhầm sang. Từ nguyên giải thích chữ “tấn” như sau: “lang tử hữu lực giả, viết tấn” (con của con sói có sức khoẻ, gọi là tấn). Từ nguyên dẫn sách Nhĩ nhã giải thích: “lang tử, hịch, tuyệt hữu lực, tấn” (con của con sói, gọi là hịch, rất có sức mạnh, gọi là tấn). Như vậy, “tấn hịch” chỉ con lang nhỏ mạnh mẽ, nghĩa bóng chỉ sức mạnh, sự mãnh liệt. Tuy nhiên, để chữ “tấn kích” vẫn có nghĩa là: mãnh liệt, riết róng.
([2]) Nguyên bản chép “bất” (不), khiến câu văn tối nghĩa, chúng tôi ngờ là do chữ “hạ” (下) nhầm sang. Hai chữ này tự dạng gần giống nhau. Hơn nữa, trong nguyên bản, hình như ban đầu là chữ “hạ”, sau có nét bút khá mới xen vào chữa lại thành “bất”, nay tạm chữa lại là “hạ”.
([3]) Câu này xuất hiện sớm nhất trong sách Kinh Thư (thiên Nghiêu điển): “Thi ngôn chí, ca vĩnh ngôn” (Thơ nói chí, ca làm cho lời dài thêm).
([4]) Câu này lấy ý Khổng Tử trong sách Luận Ngữ (thiên Dương Hoá): “Tiểu tử! Hà mạc học phù thi? Thi khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán…” (Con ta! Sao không học Kinh Thi, Học Kinh Thi giúp phấn chấn ý chí, nâng cao năng lực quan sát, rèn luyện tính hợp quần, tập phương pháp phê bình,…).
([5]) Nguyên văn “thác vũ”, chỉ vùng đất mới khai phá (khai tí chi cương vực).
([6]) Bùi Tồn Am: tức Bùi Huy Bích (1744 - 1818).
([7]) Chỉ sách Lịch triều thi sao của Bùi Huy Bích, tiền thân của bộ Hoàng Việt thi tuyển.
([8]) Chu Văn Trinh: tức Chu Văn An (? - 1370).
([9]) Trình, Chu: Tức Trình Hiệu (1032 - 1085) và Chu Đôn Di (1017 - 1073), hai nhà lí học nổi tiếng đời Tống.
([10]) Phạm Ngũ Lão (? - 1320).
([11]) Đặng Dung (? - 1413).
([12]) Phạm Hiệp Thạch: tức Phạm Sư Mạnh (thế kỉ XIV).
([13]) Nguyễn Ức Trai: tức Nguyễn Trãi (1380 – 1442).
([14]) Nguyễn Thiên Tích: thế kỉ XV.
([15]) Nguyễn Châu Khê: tức Nguyễn Bảo (thế kỉ XV - XVI)
([16]) Thân Hậu Phủ: tức Thân Nhân Trung (1418 - 1499).
([17]) Phạm Cổ Sơn: tức Phạm Nhân Khanh (thế kỉ XIV).
([18]) Thái Lã Đường: tức Thái Thuận (1440 - ?).
([19]) Tùng Hiên: tức Vũ Cán (1474 - ?)
([20]) Hạ Trai: tức Lý Tử Cấu (thế kỉ XV).
([21]) Bạch Vân Am: tức Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585)
([22]) Chúc Lý Tử: tức Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV).
([23]) Tiêu trí: tức sự lí thú; chữ trong Nguỵ thư: Từ xưa, sáng tác của bậc thánh đạt, sách của bậc hiền triết, không tác phẩm nào không quán xuyến cái lí mà tả thành chương, uẩn súc mà lí thú (uẩn khí tiêu trí)”. Người nước Ngô cũng xưng tụng vẻ đẹp của người ta là “tiêu trí”.
([24]) Phạm Lập Trai: tức Phạm Quý Thích (1759 - 1825).
[1] Theo Kinh Thư, Minh Đô là nơi đầm lầy về Phương Nam; vì vậy tác giả dùng danh từ ấy để chỉ nước Việt Nam.
[2] Theo TS. Nguyễn Thanh Tùng(Khoa Ngữ Văn ĐH Sư phạm HN), hiện còn 1 bản Minh
Đô thi nữa hiện còn tại Thư viện Tư gia nhà Nghiên cứu Hán Nôm – TS. Nguyễn
Xuân Diện. http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/Hannom/tabid/101/newstab/333/Default.aspx
[3] Chữ „Vựng “ chính âm đúng là „vị“, như là „tự vị“, nhưng ta thường đọc quen
là Vựng, nên đây cũng đọc là Vựng cho tiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét