Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Câu đối tỏ lòng trên bức hình Phan Bội Châu bên Bến Ngự, gửi tặng các bạn đồng chí.

 Thần toàn hình toàn tĩnh như xử nữ
Tạc thị kim thị tri giả kì thiên/ Phan Bội Châu tự đề
               Thần còn vẹn, hình còn vẹn, lòng trong trắng như người trinh nữ
                Xưa vẫn vậy, nay vẫn vậy, hiểu được ta đã có trời cao
                                                Phan Bội Châu tự đề
Phan Bội Châu (潘佩珠; 26 tháng 12 năm 186729 tháng 10 năm 1940), tên thật là Phan Văn San (潘文珊), tự là Hải Thu, bút hiệu là Sào Nam (巢南), Thị Hán (是漢), Độc Tỉnh Tử, Việt Điểu, Hãn Mãn Tử, v.v...Ông là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc. Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt cóc tại Thượng Hải giải về nước xử án tù chung thân, mặc dù trước đó (1912) ông đã bị đối phương kết án vắng mặt. Trước phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu, và nhờ sự can thiệp của Toàn quyền Varenne, ông được về an trí tại Bến Ngự (Huế). Trong 15 năm cuối đời, ông (lúc bấy giờ được gọi là Ông già Bến Ngự) vẫn giữ trọn phẩm cách cao khiết, không ngừng tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng văn thơ, nên rất được nhân dân yếu mến. 
Đây là tấm hình cụ chụp gửi tặng các bạn bè đồng chí để khẳng định phẩm cách khí tiết của mình vì khi đó có nhiều tin đồn là những năm tháng cuối đời cụ có tư tưởng Pháp Việt đề huề. Cụ lang Đôn Thư Phạm Vũ Nhạc hiệu Hy Hải từng là người ủng hộ giúp đỡ Phong trào Đông du của Phan Bội Châu. Hiện gia đình, con cháu cụ vẫn còn giữ được bức hình của cụ Phan với đôi câu đối tự đề. Ảnh do chúng tôi sưu tầm tại nhà ông Phạm Vũ Uý - 191 Minh Khai, Hà Nội - cháu đích tôn Cụ Lang Nhạc. Trước đây cụ Phạm Vũ Nhạc từng thi đi Hương cùng khoa với Thám hoa Vũ Phạm Hàm, nhưng không đỗ. Cụ trở về làm thuốc, dạy học. Sau này ủng hộ Phong trào Đông du, gia đình cụ từng cung cấp kinh phí, che giấu, giúp đỡ Nguyễn Thượng Hiền Đông du qua ngả Trung Quốc.
Ảnh gốc là ảnh nhỏ bên trái phía dưới. Ông Phạm Vũ Uý phóng to ảnh và đánh máy chữ Việt đề dưới.

2 nhận xét:

  1. Đôn Thư là quê nội nhà tôi. Dòng họ Phạm Vũ và Nguyễn Huy là hai tộc họ lớn của làng này. Hầu như con cháu hai họ cứ lấy nhau hết đời này đến đời khác. Tính ra, ông Vũ Phạm Hàm cũng có họ ngoại đấy nhưng chả biết mấy đời. Dòng họ Phạm Vũ đấy có lời nguyền ra khỏi làng là phải đổi họ lại thành Vũ Phạm. Chả hiểu tại sao bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận chưa đổi. Trong bài này có một thông tin khong chính xác. Đó là ông Phạm Vũ Nhạc (tên thường gọi là ông Cả Phiệt) làm sao mà lại học cùng ông Vũ Phạm Hàm được. Vì chị gái của bố ông cả Phiệt (gọi là cụ đồ Nhâm) làm dâu trưởng dòng họ Nguyễn Huy. Con trai trưởng của cụ đồ Nhâm ông Nguyễn Huy Liễn lấy con gái trưởng của ông Vũ PHạm Hàm. Toàn có thể hỏi lại ông đạo diễn Vũ Phạm Từ hiện vẫn còn sống đấy. Ông Vũ PHạm Từ này chính là cháu nội của ông Thám hoa Vũ Phạm Hàm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Bác CB.Investmen Bank đã góp ý. Tôi chỉ thấy câu đối của Cụ Phan thật là hay, Là người trọng Hán học nên tôi chụp lại trong lần đến chơi thăm bác Phạm Vũ Úy. Bác Úy có cho tôi biết cụ nội bác là Phạm VNhac, còn ông nội bác là PVPhieet. Bác Úy có khảo cứu niên biểu của Cụ mình và in tặng tôi 1 bản có nói năm 1884 cùng dự khoa thi Hương ở Thanh Hóa có 2 người làng Đôn Thư là Cụ Nhạc và Cụ Thám Hàm, cụ Nhạc hỏng thi, còn cụ Hàm thì đậu. Cám ơn bác rất nhiều tôi sẽ hỏi lại.

      Xóa