Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Nhớ câu Thi-Lễ truyền gia bảo

不學詩無以言;不學禮無以立. 人而不學其猶正牆面而立.
Bất học Thi vô dĩ ngôn; bất học Lễ vô dĩ lập. Nhân nhi bất học kì do chính tường diện nhi lập.
Không học Thi[1] không biết lấy gì để nói; Không học Lễ[2] lấy gì để lập-thân. Người không học thì như đứng úp-mặt vô tường. Các thầy-cô xưa phạt các trò bằng-cách cho úp-mặt vô tường, đủ để thấy phép giáo-dục ngày trước trọng cái danh-dự con-người lắm, ai bị úp mặt vô tường là thấy hổ-thẹn lắm, bị coi như người vô-học vậy. Giờ Âu-Á nhân-quần giao-thái, cái-hay thì khó theo mà cái-dở thì dễ chước. Bản-thân đấng sư-phạm cho người còn không học cái gọi là Thi, còn không màng đến cái gọi là Lễ thì nói chi đến cái gọi là Học cho ra Học. Chỉ cầu lấy kiến-văn cho đủ mà vượt khoa-trường. Ai may-mắn mà lên cửa-Rồng, bảng-Hổ thì là đấng có học-vấn, là người có tri-thức rồi, cũng không cần đến Thi-Lễ nữa. Người người thế thì coi là như thế, nhà nhà thấy thế thì coi là như thế. Vậy là cả xã-hội cùng úp-mặt vô tường mà không hổ-thẹn gì cả. Thì giờ ta đành có khi nào đó phải xét, hãy coi ngược-lại, cái sự tường Thi, tận Lễ mới là cái sự đáng hổ-thẹn vậy.



[1] Thi: tức Kinh Thi, nhưng cũng là ý nói về khoa học ngôn từ mà thôi. Cái khoa ngôn từ mà bày tỏ được cái tế nhị của tâm tư con người là cái khoa học cao sâu lắm.
[2] Lễ: tức là Kinh Lễ, nhưng cũng là ý nói về khoa học giao tiếp cho trúng tình hợp lý mà thôi. Cái môn này cũng là môn vi tế rất là hay của nhà Nho.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét