Bia đá hiện còn
Cổng tam quan cũ - Nay không còn
Câu đối:
省 鐘 朝 暮 鄰 魂 俗
舉 佛 慈 悲 度 眾 生
Tiếng chuông triêu mộ răn hồn tục,
Cửa Phật từ bi độ chúng sinh.
再 造 新 修 洪 福 寺
有 心 有 德 得 來 成
Tái
tạo tân tu Hồng Phúc tự,
Hữu
tâm hữu đức đắc lai thành.
Tạo lại sửa sang chùa Hồng Phúc,
Có tâm có đức để dành tương lai.
Thác bản bia/Mặt 1: Hồng Phúc tự bi ký
Thác bản mặt 2
Văn
bia hiện còn tại chùa có niên đại Đức Long 4 (1632) thời vua Lê Thần Tôn, là di
vật cổ nhất của di tích hiện còn bảo tồn đến nay. Văn bia có hai mặt, chữ viết và hoa
văn thể hiện rõ nét phong cách điêu khắc trạm trổ thời Lê. Nội dung ghi về vị
thế thắng cảnh chùa Hồng Phúc của 2 thôn, Hữu Bị, Đàm Bị, cuối bài văn bia và mặt
2 của bia có ghi tên các vị đã tham gia tu tạo bảo tồn chùa năm Đức Long 4
(1632). Tuy nhiên do thời gian bào mòn di tích, nhiều chữ không còn được rõ
ràng, gây khó khăn cho việc phiên dịch. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu phần
văn bản còn lại, lược dịch những tên người ở cuối bia và ở mặt 2.
Bản dịch:
Nguyên văn
Mặt 1
洪福寺碑 記
HỒNG PHÚC TỰ BI KÝ
天長府美祿縣有備潭備二社官員貴爵上下並大小等為重修洪福寺鳩工云畢造立碑記銘
嘗聞洪福寺乃天南之大名藍美祿有潭備是其勝地古寺本是先人所造前而市橋朝會後而銀帶迴還東引濟丘涇西瞻建國殿黃河經其北錦峰控其南實大福地大景勝也寶殿魏峨乖漢對峙清會梵宮玉樓突屼深雲照映叢林魁閣等時經已火滴滴風塵苔痕行綠然福德在人朱密或廣善哉二社官員貴爵以善念觸善端圖善果擴而大之重修再造役舊雕樑劃棟色映雲霄重新玉個金仙光輝寳座有燒香祝
聖其上有諸經獻
佛其中囯祚默扶勢 。。若泰山之安盤石之固斯民永保人共躋春臺之上壽域 之中其功德無量無邊並天地愈長愈久喜見斯民之榮之盛兩途文武之福之祿萬世子孫傳之于無窮矣是宜銘之以傳永久
銘曰
美哉你邑
勝景獨稱
洪福古寺
鐘氣棟棱
樓臺突兀
空色映。。
琬聯地布
銀尾天棱
乾坤 。。
景物 。。
。。。。
余風飛漏
雪冷霜冰
。。。。。
。。。。。
茲 有 姓 名 删 列 于 後 。。。。。。。。
德龍四年十二月仲冬穀日
天美即墨囯子監生捨生 陳文盛逮安撰
Dịch nghĩa
Mặt 1
Quan viên quý lão hai xã Hữu Bị, Đàm Bị,
huyện Mỹ Lộc, phủ Thiên Trường trên dưới cùng lo vì việc trùng tu chùa Hồng
Phúc. Công thợ đã hoàn thành, nên lập bia ghi bài minh rằng.
Từng nghe: Chùa Hồng Phúc ta vốn là đại
danh lam ở cõi trời Nam này, đất Mỹ Lộc
có Hữu Bị, Đàm Bị lại là nơi thắng cảnh. Chùa cổ vốn do tiên tổ đời trước dựng
xây. Trước thì chợ cầu hội họp, sau thì dòng bạc uốn quanh; mé đông thì kênh Tế
khâu dẫn nước, mé tây thì ngắm điện Kiến quốc xa xa. Sông Hoàng chảy lối bắc,
núi Gấm chống phương nam thực là nơi đại phúc địa đại cảnh thắng vậy. Điện báu
nguy nga như đỉnh Hán, đối xứng cung Phật trang hoàng, lầu ngọc chót vót mây
cao, ánh chiếu tùng lâm, gác đẹp. Thời gian thấm thoát, trải các đợt khói lửa
năm qua, lại thêm phong trần nhấm nhá, vết rêu xanh còn biếc đài bia. Nhưng
phúc đức ấy là tại người cả thôi. Khiến cho đông vui hay rộng rãi lại. Lành
thay, quan viên quí tước của 2 xã, có lòng thiện để gây mối thiện, cầu quả thiện.
Đã mở rộng thêm, làm cho to lớn hơn trước, trùng tu tái tạo, thay đổi cái cũ.
Kèo cột điểm tô sắc mây rạng vẻ, chốt ngọc, giây vàng sáng chưng tòa báu. Có
nhà thiêu hương chúc Thánh, trên có các
chư kinh dâng Phật. Ý tứ trong ấy là ngầm phù trì cho thế nước . .. vững bền như Thái sơn yên ổn như bàn đá.
Dân thôn mãi mãi được bảo bình an, người người cùng lên đài xuân cõi thọ. Công
đức ấy thực là vô lượng vô biên cùng đất trời lâu dài mãi. Mừng gặp hội dân ta
hưng thịnh, văn võ hai đường phúc lộc cho cháu con muôn đời. Việc ấy nên ghi
bài minh để truyền mãi mai sau
Bài Minh rằng:
Ấp ấy đẹp thay,
Độc xưng thắng cảnh.
Chùa cổHồng Phúc,
Khí thiêng chung đúc.
Chót vót lâu đài,
Sắc Không chiếu ánh.
Đẹp đẽ đấy bầy,
Liên lăng đuôi bạc.
Càn khôn che chở,
Cảnh vật
thanh bình.
. . . .
Chút phong thô lậu.
Tuyết lạnh sương băng,
. . . . .
. . . . .
Nay
có tên họ các vị tham gia ghi lại ra sau . . . . . . . .
Ngày tốt tháng 12, giữa đông năm Đức Long
thứ 4 (1632)
Xá sinh trường Quốc Tử Giám người Tức Mặc,
huyện Mỹ Lộc, phủ Thiên Trường là Trần Văn Thịnh, hiệu là Đãi An soạn.
Mặt 2:
Hương lão Trần Văn Tứ, Trần Đắc Tài, Trần Thời Quý.
Tán trị công thần[1] Thọ
Quỳnh bá Trần Văn An.
Dương Xá bá [2]Trần
Khắc Thọ, Trần Như Thiệu.
Tán trị công thần Đô chỉ huy sứ ty
đô chỉ huy thiêm sự[3] … Đô Văn hầu Trần Thế
Liêm.
Tán trị công thần Đô chỉ huy sứ ty
đô chỉ huy thiêm sự Phấn Viết hầu Trần Khắc Định.
Tán trị công thần Đô chỉ huy sứ ty
đô chỉ huy đồng tri … Trần Văn Thụy.
Tán trị công thần Đô chỉ huy sứ ty
đô chỉ huy đồng tri Triều Phú bá Trần Đình Tiến.
Tán trị công thần Đô chỉ huy sứ ty
đô chỉ huy đồng tri[4] Nghĩa Lộc bá Trần Đình Lễ.
Tán trị công thần Đô chỉ huy sứ ty
đô chỉ huy đồng tri Trần Doãn …
Tán trị công thần Đô chỉ huy sứ ty
đô chỉ huy … Nguyễn Thọ An.
Trần Bá Dương, Trần Hữu Tắc, Trần
Đình Thuật, … … (một số chữ bị mờ), Trần Phi Kiên, Trần Đình Tiến, Trần Sĩ Đa,
Trần Tịch Đức, …. (một số chữ bị mờ), Trần Danh Kiện, Trần Thế Cường, Trương Thọ
Nhân, Trần Văn Lâm, Trần Kim Quý, Trần Ngọc Tài, Trần Văn Thành, Trần Thế Hùng,
Trần Khắc Trí, Trần Văn Thịnh, Trần Văn Thanh, Trần Như Lễ, Trần Đình Tú, Trần
Sĩ Nhiêu, Trần Khắc Diên, Trần Đình Thành
... (một số chữ bị mờ).
Trần Bá Tác, Trần Tiên Chí, Trần Bá
Cường … Trần Như Tuyên, Trần Đình Tuấn, Trần Doãn Tại, Trần Văn Kiện, Trần Đình
Liêu, Trần Thúc Đang, … Trần Kim Thủy, Trần Tước Lâm, Trần Kim Hậu, Trần Thọ Hiền,
Trần Văn Nộn, Trần Văn Tường, Trần Cảnh Đức, Trần Công Sơn, Trần Đình Thụ, Nguyễn
Thành Thưởng, Trần Đình Thông, Trần Đình Đan, Trần Đình Thọ, Trần Ngọc Trẩm, Trần
Đức Thành, Trần Bá Trăn, Trần Thọ Minh, Trần Đắc Thọ, Trần Thọ Truyền, Trần Tác
Thành, Trần Hồng Tuấn, Trần Đức Trí, Trần Đắc Trương, …, Trần Hữu Đức, Trần Khắc
Tu, … Nguyễn Đình Tài, Trần Thế Nguyên, Trần Thế Truyền, … Trần Thọ Tài, Trần
Văn Quý, Trần Thế Thành, Trần Ngọc Đinh, Trần Vĩnh Chỉ, Trần Duy Trọng, Trần Lục,
Trần Văn Vinh, Trần Thọ Hiên, Trần Văn Mạnh, Trần Văn Chỉ, Trần Duy Ân, Trần Khắc
Kiên, Trần Thọ Phú, Trần Đình Hân, Trần Gia Đới, Phạm Minh Sức, Trần Hào, Trần
Bá Thi, Trần Thế Trụ, Trần Đình Phủ, Trần Như Hà, Trần Tử Thụ, Trần Đình Đại,
Trần Quang Hứa, Trần Doãn Hiền, Trần Văn Càn, Trần Đình Thiết, Trần Đình Thái,
Trần Bá Lễ, Trần Bá Gia, Nguyễn Mậu Tuyền, Trần Bá Tuấn, Trần Trung, Nguyễn Trọng,
Trần Văn Nghi, Trần Thiết Kỵ, Trần Văn Hội, Nguyễn Mậu Thành, Trần Văn Tự, Trần
Thế Hội, Trần Sủng Thành, Trần Khắc Tiến, Trần Thọ, Trần Vĩnh Phúc, Trần Văn Kế,
Trần Bá Thọ, Trần Hữu Cảm, Trần Vĩnh Thọ, Trần Văn Tiến, Trần Tâm Thọ, Trần
Vĩnh Truyền, Trần Đức Yên, Trần Văn Cẩn, Trần Kim Thuận, Trần Văn Tùy, Trần Đức
Tắc, Trần Khắc Ngôn, Trần Văn Kiên, Trần Thời Mai, Trần Duy Lễ, Trần Tiên Triều,
Trần Duy Duệ, Trần Đức Tỉnh, Trần Thọ Điền, Trần Sĩ Tài, Trần Văn Thảo, Trần
Văn Đồng, Trần Văn Nghị, Trần Mậu Quý, Trần Đình Dũ, Trần Bá Vĩnh, Trần Đức
Truyền, Trần Bá Hòa, Trần Như Liêu, Trần Bá Điểm, Trần Vĩnh Lan, Trần Sĩ Cao,
Trần Văn Trinh, Trần Thúc Đắc, Trần Duy Quỹ, Trần Doãn Tụ, Trần Vĩnh Quần, Trần
Doãn Tác, Trần Thúc Chân, Trần Sĩ Đương, Trần Kim Lí, Trần Bá Hội, Trần Như
Quý, Trần Văn Quý, Trần Hoàn Lục, Trần Đức Huy, Trần Bá Chính, Trần Đình Dụ, Trần
Đức Thôn, Trần Văn Cựu, Trần Tiên Cẩn, … , … Trần Đức Tư, Trần Như Trụ, Trần
Chí Xảo, Trần Ngọc Quỳnh, Trần Văn Thung, Trần Bá Công, Trần Phi Cưu, Trần Doãn
Trung, Trần Thế Dật, Trần Văn Phu, Trần Doãn Thiệu, Trần Văn Thọ, Trần Ngọc
Sàng, Trần Khắc Chiêm, Trần Khắc Lộc, Trần Đình Phùng, Trần Doãn Đặc, Trần Thì.
Tiết giữa đông tháng 12 năm Nhâm Thân … … nhà sư tự là Huệ Phượng.
[1] Tán trị công thần: tức người
có công với triều đình
[2] Dương Xá bá: Căn cứ theo 5
tước hiệu thời phong kiến là : Công, Hầu, Bá, Tử , Nam
để dùng làm tước hiệu cho các cá nhân có thành tích với triều đình.
[3] Đô chỉ huy sứ ty: Là một
ty thuộc quân đội thời phong kiến; Đô chỉ huy thiêm sự: tức chức quản lý các việc
chung về hành chính trong Đô chỉ huy sứ ty.
[4] Đồng tri: là thuật ngữ chỉ
sự kiêm nhiệm thêm. Đô chỉ huy đồng tri: tức kiêm nhiệm thêm một số việc trong
Đô chỉ huy sứ ty.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Nhuận-Nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm
nói chuyện với Người cao tuổi của xã
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Nhuận-Nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm
nói chuyện với Người cao tuổi của xã
Chính điện chùa Hồng Phúc
洪 福 寺/ 仝社奉事/保大己巳修造
Hồng
Phúc tự/ Chùa Hồng Phúc
Đồng xã phụng sự/ Toàn xã phụng thờ
Bảo Đại Kỷ Tỵ tu tạo/ Tu tạo năm Kỷ Tỵ niên hiệu Bảo Đại (1929)
Câu đối cửa chính
和 平 隊 福 什 方 佛/ / 擁 護 怓 恩 摆 位 神
Hoà bình đội phúc mười phương Phật,/ / Ủng hộ nhờ ơn bảy vị thần.
Hoành phi: Hồng Phúc Tự洪 福 寺/Chùa Hồng Phúc
Kim Liên tòa金 蓮 座/Toà Sen Vàng
Sắc phong:
(Địa phương còn lưu giữ được 6 văn bản sắc dưới thời
Nguyễn Tự Đức, Thành Thái, Khải Định)
Sắc
Nam Định tỉnh, Mỹ Lộc huyện, Hữu Bị xã tùng tiền phụng sự nguyên tặng Địch Cát
Diên Hi Hoằng Huống Thuần Chính Dực Bảo Trung Hưng Đà La Tôn Thần hộ quốc tý
dân nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim
chính trực trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng
trật trứ gia tặng Linh Thuý Trung Đẳng Thần. Đặc chuẩn phụng sự, dụng chí quốc
khánh nhi thân tự điển.
Khâm
tai!
Khải
Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật
Dịch nghĩa:
Sắc cho Xã Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định
từ trước phụng sự vị nguyên được phong tặng là Địch Cát Diên Hi Hoằng Huống Thuần
Chính Dực Bảo Trung Hưng Đà La Tôn Thần. Có công bảo hộ đất nước, che trở nhân
dân rất là linh ứng, các tiết đội ơn được ban cấp sắc phong chuẩn cho được phụng
sự. Nay chính gặp tiết mừng Tứ tuần của
trẫm, nên ban chiếu báu rộng tỏ ân điển, lễ phong thêm trật, gia tặng thêm là
Linh Thuý Trung Đẳng Thần. Đặc chuẩn cho được phụng sự, để ghi nhớ ngày
vui quốc khánh này mà nối rõ điển thờ.
Kính cẩn thay!
Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924)
2/ Sắc số 2
Sắc
Xã Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định tùng tiền phụng sự nguyên tặng Tập Phúc
Diên Hi Công Chính Thuần Chính Dực Bảo Trung Hưng Thiên Quan Hiển Ứng Tôn Thần
hộ quốc tý dân nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự.
Tứ kim chính trực trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ
long đăng trật trứ gia tặng Tuý Mục Thượng Đẳng Thần. Đặc chuẩn phụng sự, dụng
chí quốc khánh nhi thân tự điển.
Khâm
tai!
Khải
Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho Xã Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam
Định từ trước phụng sự vị nguyên được phong tặng là Tập Phúc Diên Hi Công Chính
Thuần Chính Dực Bảo Trung Hưng Thiên Quan Hiển Ứng Tôn Thần. Có công bảo hộ đất
nước, che trở nhân dân rất là linh ứng, các tiết đội ơn được ban cấp sắc phong
chuẩn cho được phụng sự. Nay chính gặp
tiết mừng Tứ tuần của trẫm, nên ban chiếu báu rộng tỏ ân điển, lễ phong thêm trật,
gia tặng thêm là Tuý Mục Thượng Đẳng Thần. Đặc chuẩn cho được phụng sự, để ghi
nhớ ngày vui quốc khánh này mà nối rõ điển
thờ.
Kính cẩn thay!
Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924)
3/ Sắc số 3
Sắc
Xã Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định tùng tiền phụng sự nguyên tặng Bật An Tá
Trị Dực Bảo Trung Hưng Đương Cảnh Thành Hoàng Thuỷ Tuyên Tôn Thần hộ quốc tý
dân nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim
chính trực trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng
trật trứ gia tặng Đôn Ngưng Tôn Thần. Đặc chuẩn phụng sự, dụng chí quốc khánh
nhi thân tự điển.
Khâm
tai!
Khải
Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho Xã Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam
Định từ trước phụng sự vị nguyên được phong tặng là Bật An Tá Trị Dực Bảo Trung
Hưng Đương Cảnh Thành Hoàng Thuỷ Tuyên Tôn Thần. Có công bảo hộ đất nước, che
trở nhân dân rất là linh ứng, các tiết đội ơn được ban cấp sắc phong chuẩn cho
được phụng sự. Nay chính gặp tiết mừng Tứ
tuần của trẫm, nên ban chiếu báu rộng tỏ ân điển, lễ phong thêm trật, gia tặng
thêm là Đôn Ngưng Tôn Thần. Đặc chuẩn cho được phụng sự, để ghi nhớ ngày
vui quốc khánh này mà nối rõ điển thờ.
Kính cẩn thay!
Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924)
4/
Sắc số 4
Sắc
Xã Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định Kim Từ Lân tùng tiền phụng sự Hậu Tế Quảng
Thi Phổ Huệ Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Thổ Địa Chi Thần tiết kinh ban cấp sắc
phong chuẩn kì phụng sự. Duy Tân nguyên niên … … đại lễ kinh ban bảo chiếu đàm
ân, lễ long đăng trật trứ gia tặng … Thuần Đoan Chính Phu Nhân. Nãi chuẩn hứa Mỹ
Lộc huyện Hữu Bị xã y cựu phụng sự.
Thần
kì tương hựu bảo ngã lê dân.
Khâm
tai!
Thành
Thái thập tam niên thập nhị nguyệt thập … nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho Xã Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam
Định Có đền Kim Từ Lân từ trước phụng sự Hậu Tế Quảng Thi Phổ Huệ Đôn Ngưng Dực Bảo
Trung Hưng Thổ Địa Chi Thần. Các tiết đội ơn được ban cấp sắc phong chuẩn cho
được phụng sự. Nhân năm Duy Tân thứ nhất cử hành đại lễ, nên ban chiếu báu rộng
tỏ ân điển, lễ phong thêm trật, gia tặng thêm là … Thuần Đoan Chính Phu Nhân. Lại chuẩn cho xã
Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc được phụng sự như trước
Thần hãy bảo vệ cho nhân dân của ta.
Kính cẩn thay!
Ngày 10 … tháng 12 năm Thành Thái thứ 13
(1901).
5/
Sắc số 5
Sắc
Xã Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định Kim Từ Lân tùng tiền phụng sự nguyên tặng
Hậu Tế Quảng Đức Bác Tâm Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Bản Thổ Thổ Địa Phúc Đức Tôn
Thần hộ quốc tý dân nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng
sự. Tứ kim chính trực trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ
long đăng trật trứ gia tặng …. …. Trung Đẳng Thần. Đặc chuẩn phụng sự, dụng chí
quốc khánh nhi thân tự điển.
Khâm
tai!
Khải
Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho Xã Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam
Định Có đền Kim Từ Lân từ trước phụng sự nguyên tặng Hậu Tế Quảng Đức Bác Tâm Đôn
Ngưng Dực Bảo Trung Bản Thổ Thổ Địa Phúc Đức Tôn Thần. Có công bảo hộ đất nước,
che trở nhân dân rất là linh ứng, các tiết đội ơn được ban cấp sắc phong chuẩn
cho được phụng sự. Nay chính gặp tiết mừng
Tứ tuần của trẫm, nên ban chiếu báu rộng tỏ ân điển, lễ phong thêm trật, gia tặng
thêm là …. …. Trung Đẳng Thần. Đặc chuẩn cho được phụng sự, để ghi nhớ ngày
vui quốc khánh này mà nối rõ điển thờ.
Kính cẩn thay!
Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924)
6/ Sắc số 6
Sắc
Nam Hải Tôn Thần nguyên tặng Nhuận Trạch Long Chiêm Bác Lợi Trung Đẳng Thần, hộ
quốc tý dân nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự. Tứ
kim phi ưng cảnh mệnh miến niệm thần hưu, khả gia tặng Nhuận Trạch Long Chiêm
Bác Lợi Uông Dương Trung Đẳng Thần. Nãi chuẩn hứa Mỹ Lộc huyện Hữu Bị xã y cựu
phụng sự.
Thần
kì tương hựu bảo ngã lê dân.
Khâm
tai!
Tự
Đức tam niên thập nhị nguyệt thập thất nhật
Dịch nghĩa:
Sắc cho Nam Hải Tôn Thần nguyên được tặng
phong là Nhuận Trạch Long Chiêm Bác Lợi Trung Đẳng Thần, Có công bảo hộ đất nước,
che trở nhân dân rất là linh ứng, các tiết đội ơn được ban cấp sắc phong chuẩn
cho được phụng sự. Nay gặp thừa mệnh lớn nhớ niệm ơn thần, gia tặng thêm
là Nhuận Trạch Long Chiêm Bác Lợi Uông
Dương Trung Đẳng Thần. Lại chuẩn cho xã Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc được phụng sự như
trước
Thần hãy bảo vệ cho nhân dân của ta.
Kính cẩn thay!
Ngày 17 tháng 12 năm Tự Đức thứ 3 (1850)
Thực địa khảo sát
TS Nguyễn Ngọc Nhuận
Ths Nguyễn Đức Toàn
Quê mẹ tôi gần đây đấy Toàn ah.
Trả lờiXóaCám ơn bác đã đọc bài này.
Xóa