Kinh Hiền-Ngu, là một bộ kinh bao-gồm nhiều chuyện-cổ Phật-giáo giảng về lẽ Luân-hồi Báo-ứng từ thời Đức-Phật còn tại-thế, qua lời-kể của các Đệ-tử Đức-Phật. Làm Lành là người-Hiền, tạo Ác là kẻ-Ngu. Sách truyền đến nước-ta thời nào chưa rõ, chỉ phỏng theo bản-in mới trùng-san, lời Tựa của các Cao-tăng nước-nhà. Nhân mùa An cư kiết hạ 2013, Đàn-na Tín-thí công-đức ấn-tống trùng-san nối-bản. Văn-chương nước-nhà về Phật-pháp lại rạng-tỏa. Bản in đẹp, cung-tiến để đạo-hữu gần-xa thưởng-thức cái đại-ý của bản Kinh. Lời dịch đã lâu, mượn lại của đồng đạo xin đưa lên đây, các Chú thích dẫn theo IT. Có gì mạo muội, xin bỏ qua mà bổ khuyết cho.
Hiền Ngu Nhân duyên kinh tự- Lời tựa cho kinh Hiền Ngu nhân duyên
Lúc tôi còn đi giáo hóa ở
vùng Nghi Tuyền, chùa Đại Quang. Một hôm nhân giảng bài xong, thấy một vị Sa môn[1]
từ ngoài xin yết kiến. Hỏi thăm thì người ấy thưa là: Kẻ ngu vụng con là tòng
giả[2]
ở chùa Lôi Âm, do nghiêm sư con sưu tập được một bộ Kinh Hiền Ngu, mà nước ta từ
xưa chưa hề thấy có bản in này, vậy nên mới sai con đem đến để trình trước bậc
tôn đức. Tỏ ý hòa hợp đồng đạo. Để những
lúc nhàn rỗi duyệt xem cho. Tôi nghe những lời đó mà
khắc ghi trong lòng, cũng chẳng biết từ đâu mà Kinh có tên là Hiền Ngu. Bèn kêu
lấy nước, rửa tay, chỉnh lại y phục, nâng lên mà xem. Lướt qua đã thấy được những
ý vị rất hay, liền sai môn thuộc chép lại đầy đủ để cất giữ, sắp xếp lại tổng cộng
gồm chín quyển, trong đó có đầy đủ cả bốn mươi bảy chương. Mỗi kỳ Hạ[3]
lại đem ra tụng đọc, thấy nói: Đức Phật ta vì chúng sinh cầu đạo xả thân,
thương bọn Lục sư[4]
khoe phép thuật mà không biết thẹn, còn những chuyện thiện ác báo ứng, lẽ âm
dương không mảy may sai sót. Họa phúc quyền hành, lẽ đất trời không bỏ sót chút
nào. Kẻ làm ác thì đời sau báo khổ; người làm thiện thì tái thế được vinh hoa.
Có người thì lên cõi trời ưu du vui vẻ, do duyên xưa kết thành thiện niệm; có
người bị đọa địa ngục mà chìm đắm trong trầm luân, bởi lẽ ngày trước gieo mầm
ác. Còn đến như trộm cắp tà dâm, nói xằng nói bậy, nịnh hót chủ để mong được
yêu mến, dấy binh nhung mà cướp đoạt gái đẹp. Ở trần gian này tuy tạo tác khác
nhau nhưng báo ứng cũng chỉ có khác hình với bóng. Cứ như vậy mà lúc cùng lúc
thông biến hóa, biện luận cát hung. Ấy là ngài Tôn giả A Nan khi đứng hầu đức
Phật, xin đức Phật thần thông chỉ dạy. Nhưng mà cái đáng bàn, là mọi Kinh sách
đều có phần tự phẩm, dẫn lời các đệ tử trước sau tham khảo vào đó. Còn bộ Kinh
này thì không thấy như thế. Ai là người xem thấu được những lưới ngờ đan xen của
người ta. Do đó xem kĩ đầu đuôi, thẩm câu rõ ràng, biết rõ là lời Phật dạy
trong các kinh, xen lẫn với những giáo lý ở các bộ. Đến đời nhà Ngụy, có ngài
Thiền sư Tuệ Giác 慧觉đọc hết Tam tạng, khảo cứu Ngũ thời[5], phàm những thiên về
tội phúc thì sao ra mà soạn thành một bộ, xem cái người làm thiện được hưởng
phúc há chẳng phải là ở hiền mà được sao! Làm ác mà mắc phải tai ương chẳng phải
ngu dốt mà chịu sao! Thu thập lại mà đặt tên là Hiền Ngu để lưu truyền cõi này.
Nay ở đất Bách Việt có các vị Tịch Mỹ, Tịch Mạch, Tịch Yên tu đạo hạnh khổ không, tu
tâm trai giới. Khi nghe đến lời lời tán về tội phúc phân minh, thì phát tâm thiện
niệm, thỉnh về in ấn. Trải khắp những nơi gác tía lầu son, đem tấc lòng giáo
hóa tám cõi[6].
Lê gót từ chốn kinh kỳ đến vùng thôn dã, gom vạn thiện vào một nhà, tiền tài đã
đủ, tai nải cũng vừa[7].
Sai cho thợ giỏi để san khắc, mua ván mà in lưu tán rộng rãi hai cõi Tăng tục.
Để cho hiểu việc tội phúc mà mở mang, chuyển thiện diệt ác, để thoát khỏi ngu
muội tiểu nhân, chính tâm mà tu thân, để trở thành hiền minh quân tử. Ai ai
cũng được tăng thêm phúc đức, người người dứt hết họa căn. Chứng một đời mà
cùng được lên cõi trời, vượt khỏi Cửu hữu[8] mà không sa vào địa
ngục. Vậy thôi!
Thời năm Gia Long thứ 11
(1812), ngày lành tháng đầu đông ( tháng 10) năm Nhâm Thân.
Sắc Phong cho Đạo Nguyên
Tăng Thông Tỷ Khiêu Thanh Lãng.
Chùa Diên Phúc Tịch Nguyên
kính viết.
Đào Nguyễn Viên phụng bái
thư.
Các Sa Môn chứng san:
Chùa Diên Trường Tỷ Khiêu tự
là Hải Nguyên Thích Bình Bình.
Chùa Nguyệt Quang Tỷ Khiêu
tự là Tính Tĩnh Thích Liễu Liễu.
Chùa Từ Quang tự Hải Ngự.
Chùa Giao Tất Trúc Lâm Tuệ
Hải Pháp hiệu Nhân Đồng.
Hộ Kinh
Chùa Kim Liên Tỷ Khiêu tự
là Tịch Nhiên.
Chùa Sùng Ân tự là Tịch Mỹ.
Chùa Phổ Quang Tỷ Khiêu tự
Tịch Khuông.
[2] Tòng giả: chỉ người
theo hầu hạ. Đây khiêm xưng mình là kẻ theo hầu bậc đại sư ở chùa Lôi Âm
[3] Kỳ An Cư Kiết Hạ của
chư Tăng Ni Phật giáo, gọi tắt là Kỳ Hạ.
[4] Lục sư: tức là Lục sư ngoại đạo, nói những bậc trí thức
ngoài Phật giáo thời Phật mới thành đạo, đem trí tuệ ngoại đạo để biện bạch với
Thế tôn mà không hơn được, là các vị: San-xà-da Tì-la-chi-tử (珊闍耶毘羅胝子): chủ trương chủ nghĩa hoài nghi; A-kì-đa
Sí-xá-khâm-bà-la (阿耆多翅舍欽婆羅): chủ trương duy vật luận; Mạt-già-lê Câu-xá-lê (末伽梨拘舍梨): chủ trương thuyết định mệnh; Phú-lan-na Ca-diếp (富蘭那迦葉): phủ nhận giá trị chân thật của thiện ác, do vậy
không quý trọng đạo đức; Ca-la-cưu-đà Ca-chiên-diên (迦羅鳩馱迦旃延): giải thích sự hiện hữu của thế giới thông qua 7 yếu tố cơ bản; Ni-kiền-đà
Nhã-đề-tử (尼乾陀若提子): người sáng lập Kì-na giáo, theo chủ thuyết tương đối.(theo
kinh Tạp A-hàm quyển 43, kinh Tiễn mao thuộc Trung A-hàm quyển
57).
[5] Tức
Ngũ thời bát giáo 五時八教5
thời 8 giáo do ngài Trí Khải tông Thiên Thai thành lập. Đại sư Trí Khải căn cứ
vào nội dung các kinh điển do đức Phật nói để phân loại, giải thích, rồi theo
thứ tự thời gian đức Phật thuyết pháp mà chia làm 5 thời. Lại căn cứ theo
phương pháp đức Phật dắt dẫn chúng sinh mà chia giáo pháp của Ngài làm 8 giáo,
gọi chung là Ngũ thời bát giáo. I. Ngũ thời: 1. Thời Hoa
Nghiêm: Đức Phật nói kinh Hoa Nghiêm trong 21 ngày đầu tiên sau khi Ngài
thành đạo cho chúng Đại bồ tát Biệt giáo và các vị ưu tú trong Viên giáo
nghe. Kinh Hoa Nghiêm có chia ra phần trước và phần sau khác nhau. Phần
trước là giáo pháp nói trong 21 ngày đầu, không có hàng Thanh văn tham dự; phần
sau như phẩm Nhập pháp giới thì có các vị Thanh văn như ngài Xá lợi phất... (được
nói trong khoảng thời gian Phật đi giáo hoá chúng sinh) Nhưng giáo pháp của thời
kì này quá cao, hàng Thanh văn đều như điếc như câm nên chưa thể nhận lãnh được
hiệu quả lợi ích của sự giáo hoá. 2. Thời Lộc uyển: Trong khoảng 12
năm sau khi đức Phật nói kinh Hoa Nghiêm, là thời kì Phật nói 4 bộ kinh A hàm
trong phạm vi 16 nước lớn. Vì nơi nói pháp đầu tiên trong thời kì này là vườn Lộc
dã, nên gọi là thời Lộc uyển (thời vườn nai), lại lấy tên kinh đã nói nên cũng
gọi là thời A hàm. 3. Thời Phương đẳng: Thời kì Phật nói các kinh Đại
thừa như Duy ma, Tư ích, Thắng man,... trong khoảng 8 năm sau thời Lộc uyển. 4.
Thời Bát nhã: Chỉ cho thời kì Phật nói các kinh Bát nhã, trong khoảng 22
năm sau thời Phương đẳng. 5.Thời Pháp hoa Niết bàn: Chỉ cho thời kì
làm cho người nghe pháp tiến đến cảnh giới cao nhất và chứng nhập tri kiến Phật.
Đây là thời kì đức Phật nói kinh Pháp hoa trong 8 năm sau cùng và nói kinh Niết
bàn 1 ngày 1 đêm trước khi Ngài nhập diệt.
[6] Nguyên văn là Bát
Biểu, chỉ tám cõi
[7] Nguyên văn phương huynh chi lai dã hữu phu, yêu tử chi
tuyền kì bất phạp
[8] Chín
cõi chỉ là một cách phân chia khác của “ba cõi” hay “sáu nẻo”, đều chỉ cho cái
vòng sinh tử luân hồi.
Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh Tân Dẫn- Lời dẫn mới cho kinh Hiền Ngu Nhân Duyên
Người xưa nói rằng: thiện ác hai cửa, thấu qua
được cửa này thì mới là Hiền Ngu hai thể dạng, mà tỏ được thể dạng của nó được
chăng? Thế cho nên kinh rằng: người phàm ở đời chia ra tôn ty sang hèn, giàu
nghèo sướng khổ đều do nghiệp đời trước mà có. Thế cho nên mới biết rằng nhân từ,
khiêm thuận là người sang, còn bọn hung bạo ác ôn là bọn tiện nhân. Từ đó mà có
Hiền và Ngu vậy. Kính nghe lúc đức Phật giảng, lời lời sáng tỏ. Câu Như thị ngã văn/Như tôi được nghe, sang
sảng không mờ. Có người thụ Bát
quan[1]
nguyện được làm quốc vương, có người chia
đồ ăn cho ngạ quỷ mà được lên thiên giới. Gọi là Sa Bà khổ đấy, Sa Bà khổ đấy.
Đức Phật nói bỏ thân, bỏ mắt, bỏ đầu, đổi báo thân mà mong lấy Pháp thân. Lấy
cái khó xả mà tâm phải xả, nghĩ tới Tây phương là sướng, Tây phương là sướng. Chỉ
thẳng về nguồn. Bởi thế bố thí cây, bố thí của cải, bố thí đất. Lấy ác báo mà
thay thế hảo báo. Vận số có thể lưu hành, mà chí nguyện thi hành. Trong Lục độ
thì bố thí đứng đầu, bỏ của nhà mà làm đồ trai cúng. Tám phúc điền[2]
thì xem bệnh là nhất, cắt thịt mình mà làm thuốc cứu tăng. Thần công xoay chuyển,
diệu vận không khác. Phép Lục
Thông[3]
hàng phục ngoại đạo, sức thánh viên dung mà không hề gián cách. Thập thiện giáo
hóa dân sinh, Trần Như
năm người[4]
được biết trước mùi Pháp. Lam
bà năm trăm kẻ[5]
trông vọng mây lành. Phân giáo bộ làm Tam Thừa. Không quản ngươi là ăn mày. Coi
chúng sinh như con một, đâu sót mấy kẻ mù lòa. Không gì là không phải gieo trồng
mầm thiện, mà đạt quả ở tương lai đó sao? Nài chi hoa mọc lúc tạnh lúc rườm,
đêm dài lắm mộng. Những con ngu giết nhầm cha, nghe mẹ mà chửi sư tăng, thì kiếp
trước, kiếp này, kiếp nữa, kiếp lai sinh, oán kết biết bao đời mới cởi bỏ được.
Bọn ngoại đạo tranh kì lạ, lũ Lục sư[6] tranh hơn thua, thế
nên tướng người tướng ta, tướng thọ, tướng chúng sinh, bốn tướng đó ràng buộc
biết bao giờ thôi. Có người nhầm lối tu hành, không xét đến ý này. Có kẻ chỉ biết
vục đầu vào cơm nước, cũng không hết một đời. Há có biết được giác tính Bồ Đề
lúc nào cũng viên mãn, hay đâu gốc thiện Bát Nhã người người đều có, âý là lòng
trời thương xót, mà thoát được mầm mống điên đảo. Cũng biết đó là đại sự nhân duyên. Phá
tan hết chướng ngại của vòng luân hồi. Đấng Đại Phạm thiên có 6 lần thỉnh giảng
Thủ kinh. Văn chương Năm bộ diệu lưu thông. Dựng sừng thỏ lông rùa[7] làm tiêu chuẩn,
nhất tâm cầu đến phẩm cuối cùng để lên cõi trời. Tám đức trong mát[8]
tưới phun, tẩy sạch cõi hoang vu nơi Kê Viên, Lộc Uyển[9].
Có khi là Phật Pháp phù trợ, là oai lực của chư thiên đó chăng? Ngu tôi được dự
vào hàng tăng lữ, có biết một chút giáo lý, sợ bụi trần mà lấy giới luật nghiêm
thân, chỉ lo theo dấu người trước, xét các đời đều lấy sách dạy người. Vậy nên
cho san khắc ra mà truyền bá lâu dài. Nay việc đã thành hơn cả chí nguyện. Có mấy
lời trong lòng, tự biết tài năng không đủ, mạo muội viết lời tựa này.
[1] Bát quan trai giới là một phép tu hành của người tại
gia áp dụng trong một ngày một đêm (24 giờ).Chữ "Quan" là cửa, cửa
ngăn chặn 8 điều tội lỗi. Chữ "Trai", tiếng Phạn là Posadha, nghĩa là
khi đã qua giờ ngọ (12 giờ trưa) không được ăn nữa. Vậy "Bát quan trai giới"
là sự giữ gìn cho thân tâm được thanh tịnh trong 24 tiếng đồng hồ bằng cách
ngăn chặn 8 điều tội lỗi sau đây:1. Không được sát sanh; 2. Không được trộm cướp;
3. Không được dâm dục; 4. Không được nói dối; 5. Không được uống rượu; 6. Không
được trang điểm, thoa dầu thơm, múa hát và xem múa hát; 7. Không được nằm ngồi
giường cao rộng đẹp đẽ; 8. Không được ăn quá giờ ngọ.
(http://www.buddhismtoday.com/viet/batdau/gioi-16-batquantrai.htm)
[2] Phúc điền: ruộng
Phúc. Theo Phật giáo làm phúc là gieo mầm thiện cho cội phúc lâu dài có 8 loại:
Phật điền, Thành nhân điền, Tăng điền, Hòa Thượng điền, Xà Lê điền, Phụ điền, Mẫu
điền, bệnh điền. Làm việc phúc đức với các ruộng ấy để thiện báo lâu dài về
sau.
[3] Lục thông (六通) nghĩa là Sáu phép thần thông, biểu hiện năng lực trí
tuệ của chư Phật và Bồ tát:
1.Thân như ý thông, còn gọi
là Thần túc thông: biến hiện tuỳ theo ý muốn, thân có thể bay lên trời, đi trên
biển, chui vào trong núi... tất cả mọi động tác đều tuỳ theo ý muốn, không hề
chướng ngại. 2. Thiên nhãn thông:
nhìn thấy tất cả mọi hình sắc ở gần hay ở xa trong cả thế gian, nhìn thấy mọi
hình tướng khổ vui của chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi. 3. Thiên nhĩ thông: nghe và hiểu hết mọi
âm thanh trong thế gian, nghe và hiểu hết mọi ngôn ngữ của chúng sinh trong sáu
nẻo luân hồi. 4. Tha tâm thông:
biết hết tất cả mọi ý nghĩ trong tâm của chúng sinh trong lục đạo. 5. Túc mệnh thông, còn gọi là Túc mệnh
minh: biết được kiếp trước của chính bản thân mình và của chúng sinh trong lục
đạo, từ một đời, hai đời cho đến trăm ngàn vạn đời trước đều biết rõ, nhớ rõ
sinh ra ở đâu, cha mẹ là ai, tên gì, làm gì.... 6. Lậu tận thông: lậu tức là kiến hoặc và tư hoặc trong ba cõi. Lậu tận
thông là dứt trừ toàn bộ kiến hoặc và tư hoặc trong ba cõi, không còn sinh tử
luân hồi trong ba cõi, được giải thoát hoàn toàn. Căn cứ Luận câu xá quyển
27, trong 6 phép thần thông trên, 5 phép thần thông đầu thì mọi người đều có thể
đạt được, duy nhất phép thần thông thứ 6 thì chỉ có những bậc thánh mới có thể
đạt được. (http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%A5c_th%C3%B4ng)
[4] Năm đại đệ tử đầu
tiên của đức Thế Tôn, đứng đầu là Kiều Trần Như và
Bạt Đề, Bà Sư Ba, Ma Ha Nam, A Thuyết Thị.
[7] Sừng thỏ, lông rùa là các thuật ngữ trừu tượng trong Phật
giáo để chỉ cái vi diệu không có trên đời này
[8] Dịch từ Bát công đức thủy: Bát công đức thủy là chỉ cho
thứ nước có tám công đức, tám đức tánh, ấy là thứ nước ở trong ao hồ nơi cõi Cực
Lạc cũng là nước nơi suối A Na Bà Đạp Đa trong núi Hương sơn ở dãy núi Hy Mã Lạp
Sơn ở miền nam Diêm Phù Đề. Tám công đức đó là: Trừng tịnh: Nước lóng sạch; Thanh
lãnh: Nước trong mát; Cam mỹ: Nước ngon ngọt; Khinh nhuyễn: Nước uống vào
nhẹ nhàng; Nhuận trạch: Nước uống nhuận trơn; An hòa: Nước uống rồi vui vẻ hòa
nhã; Trừ cơ cẩn: Nước uống rồi trừ đói khát, bệnh hoạn; Trưởng dưỡng: Nước uống
vào thân thể tinh thần, khoan khái định lực tăng trưởng. http://www.hoalinhthoai.com/buddhistdictionary/detail/char-3079/.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét