Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Tủ sách Danh nhân: Dương Danh Lập (1839-1903) Cuộc đời và Sự nghiệp.

 Trang bìa sách: Dương Danh Lập (1839-1903) Cuộc đời và Sự nghiệp. Nxb Văn học. Hà Nội, 2013
Tác giả: Dương Xuân Thự. Hậu duệ cụ Dương Danh Lập
Sách có sự hợp tác của những nhà nghiên cứu Hán Nôm: Cao Việt Anh, Vũ Thị Lan Anh,
Nguyễn Đức Toàn
CUỘC ĐỜI DƯƠNG DANH LẬP
Dương Danh Lập (1839 - 1903) tự Học Lễ, hiệu Khắc Trai, biệt hiệu Sơn Nông, sinh trưởng trong một gia  đình nho học,  ở xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Là con Hàn lâm Thị  độc học sĩ Dương Danh Tư(1811 - 1871), tự Phúc Nghị và Tứ phẩm cung nhân Nguyễn Thị Cư, cháu nội của Dương Chức (1770 - 1828), tự Phúc Chí,  đỗ Cử nhân  đời Gia Long,  đã làm Tri huyện qua  các huyện Phù Ninh, Thanh Miện,  Đông Triều, Thanh Trì, Thanh Oai.Thừa  hưởng  truyền  thống  gia  đình,  ngay  từ nhỏ Dương Danh  Lập  chăm  chỉ học  hành,  từng  theo  học  ở nhà  người  bác ruột,  sau  này    Tiến    Đốc  học  Dương  Danh  Thành,  tự Tỉnh Hiên. Lớn lên được ra tỉnh theo học Tiến sĩ Vũ Tông Phan, lại là bạn học với những người bạn sau này thành danh như Tiến sĩ họ Phan  ở xã Trang Liệt, Tiến sĩ họ Nguyễn  ở xã Trung Hà (Sơn Tây), Cử nhân họ Ngô ở xã Trảo Nha (Hà Tĩnh). Ngày đi học có tiếng là mạnh bạo và có tài (trì danh nghệ uyển).
Năm Tự  Đức 14  Dương Danh Lập  đỗ Tú tài khoa Tân Dậu (1861) tại trường Hà Nội. Năm 1864 khoa thi Hương năm Giáp Tý,  Dương  Danh  Lập  đỗ Cử nhân,    nhiều  người  bạn  đồng khoa, sau này hay trao  đổi cùng nhau: Nguyễn Khuyến, Dương Khuê,  Đỗ Trọng  Vĩ,  Bùi  Dị...  Ngay  năm  sau,  Ất  Sửu,  đời  Tự Đức  18  (1865)  ông  đỗ Phó  bảng,  xếp  thứ ba  trong  số 13  Phó bảng của khoa ấy.
SỰ NGHIỆP
Đầu  năm  Bính  Dần  (1866)  Dương  Danh  Lập  được  nhận hàm danh dự Hàn lâm viện kiểm thảo, rồi gọi vào làm việc tu thư  ở Văn phòng Nội các, một công việc có thể coi là bước tập sự, trước khi chuyển vào quan trường dưới triều Nguyễn. Tháng  1  năm  sau  (1867)  được  thăng  hàm  Đồng  Tri  phủ (chánh  lục  phẩm),  lãnh  Tri  huyện  huyện  Tiền  Hải  thuộc  phủ Kiến  Xương,  trấn  Nam  Định.  Tháng  5  năm  1868  thăng  quyền Tri phủ phủ Kiến Xương, tháng 12 chuyển sang phủ Thái Bình, trấn Nam Định. Chỉ hơn một năm sau, năng lực quản lý của ông đã được cấp trên tín nhiệm và để lại ấn tượng tốt trong nhân dân. Cho nên năm 1869 Bộ Lại cử ông  đi làm Tri phủ Trường  Định (Lạng  Sơn). Một thời gian sau ông bị bệnh phải về nghỉ  ở nhà. Trở lại làm việc tháng 3 năm Tân Mùi (1871), ông  được gọi vào Huế nhậm chức Viên ngoại lang (tòng ngũ phẩm) ở Bắc Hiến ty Bộ Hình (trông coi án từmiền Bắc), sau lại chuyển lãnh chức Cấp sự trung (chánh ngũ phẩm)  ở Bộ Binh. Với chức  đó ông  được khâm phái  đi kiểm tra thuyền vận tải  ở Thanh Hóa, Nghệ An, Công việc thanh tra vừa hoàn thành thì  được báo tin người cha là Dương Danh Tư qua  đời vào ngày 1 tháng 10 năm Tân Mùi (1871)  ở quê nhà. Em trai là Dương Danh Dự  đã có  đơn xin phép và Bộ Lại trình lên Hoàng Thượng châu phê vào ngày 19 tháng 10 năm Tự  Đức 24 (1-12-1871) cho Danh Lập nghỉ theo lệ chịu tang 12 tháng Sang năm Quí Dậu (1873) có nhiều toán giặc quấy nhiễu, giặc nước Thanh Bạch QuếDương ởvùng Sơn Tây, giặc Hoàng Anh  ởHưng Hóa, bọn tựxưng là  Đạo tướng quân  ởvùng Từ Sơn (Bắc Ninh)... Mặt khác sau khi bốn tỉnh lần lượt bị thực dân Pháp  đánh  chiếm  (Hưng  Yên,  Hải  Dương,  Ninh  BìnhNam Định), Vua Tự Đức đã sắc bảo "...thông sức cho các quan tỉnh ở Bắc Kỳ, tỉnh nào hiện còn thì  đều nên  đánh giữ, cần  được vững bền, chớ dẫm phải lỗi nặng, tỉnh nào  đã mất thì phải mưu tính lấy  lại  để bù  tội  lỗi. Trong tình hình  ấy, Dương Danh Lập  được bổ nhiệm Trợ biện Bắc thứ quân vụ kiêm lãnh Tri phủ Từ Sơn (Phủ Từ Sơn khi  ấy    năm  huyện:  Đông  Ngàn,  Quế Dương,  Tiên  Du,  Võ Giàng và Yên Phong). Tình hình phủ Từ Sơn bấy giờ giữ  được ổn định. Dương Danh Lập  được thưởng Kỷ lục quân công. Hoàn thành công việc, ông  được gọi về Huế tháng 3 năm 1874, thăng Viên ngoại lang lĩnh Hộ bộ Tào chính ty Lang trung. Được một năm  sau,  ngày  11  tháng  4  năm  1875  (6  tháng  3  năm  Ất  Hợi), niên  hiệu  Tự  Đức  28,  được  thăng  thụ Hàn  lâm  viện  Thị  độc (tòng tứ phẩm) lãnh Quản đạo Hà Tĩnh. Năm Bính Tý (1876) đạo Hà Tĩnh chuyển thành tỉnh Hà Tĩnh, Dương Danh Lập được thăng thự Án sát sứ Hà Tĩnh, Trở lại năm 1876 Dương Danh Lập bị khiển trách về việc năm ấy tỉnh Hà Tĩnh ít mưa, BộLễ đã trình lên vua Tự Đức cho rằng quan tỉnh là Đoàn văn Bình và Dương Danh Lập đã không vì dân lập tức  đích thân tổ chức cầu  đảo ngay mà  để chậm, sau mới làm, là sai lệ. Chỉ của nhà Vua đã khiển trách hai ông. 
Lại một việc khác xảy ra vào năm Tự  Đức 29 (1876): một thuyền vận tải gạo của chủthuyền gặp gió bão  đánh chìm, dân sở tại  kéo  nhau  đến  lấy  gạo.  Tỉnh  thần    Đoàn  Văn  Bình  và Dương Danh Lập đã xét xử, nhưng điều tra thiếu chu đáo và xét xử không hợp lý. Đơn kiện đưa lên, đến năm Tự  Đức 31 (1878)
phải tổ chức  điều tra lại và xét xử thỏa  đáng hơn. Tuy vậy hai ông vẫn bị giáng một cấp lưu nhiệm.
Một việc nữa: Vào tháng 11 năm Tự  Đức 31 (1878)  ở hai thôn Bình Ngô và Ngọc  Đới thuộc phủ Thiệu Hóa (Thanh Hóa) có xảy ra hỏa hoạn. Các quan chức từ xã đến huyện, tỉnh đều bị phạt, trong số đó Dương Danh Lập là cấp tỉnh (tỉnh thần) bị phạt cắt  3  tháng  tiền  lương  với    do  không  nghiêm  sức  tổ chức phòng bị.
Năm Kỷ Mão (1879) mẹ ông bị  ốm, rồi sau  đó qua  đời, ông phải vềphép chịu tang. Đầu năm Giáp Thân, niên hiệu Kiến Phúc (1884) ông được phái tạm quyền Tổng  đốc tỉnh Bắc Ninh,  đến tháng 3 ông lãnh chức quyền Tuần phủ tỉnh Thái Nguyên. Cuối năm ông cáo bệnh về hưu.  Được thăng hàm Quang lộc tự khanh (tòng tam phẩm). Hiện dạy học tại phố tỉnh Hà Nội, học trò theo học rất đông". Trong thời gian dạy học, ông có  điều kiện giao du với bạn   người  thân.  
Tình thế nước ta lúc này diễn biến phức tạp. Thực dân Pháp mở rộng  đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ, Triều  đình bất lực trước sự tồn  vong  của  Tổ quốc,  phong  trào  kháng  chiến  trong  nhân dân nổi lên khắp nơi. Lã  Xuân Oai bạn ông bị  đầy ra Côn Đảo năm 1890 và sau mất tại  đó  (Lã  Xuân Oai  là bạn,  đỗ Phó bảng xếp  thứ2 trên  Dương Danh Lập xếp thứ3 cùng khoa thi Ất Sửu). 
Năm  1891  ông bị nghi    hoạt  động  chống  đối ngầm, ông bị bắt giam  ở nhà tù quân sự. Ông làm bài thơ "Con Cóc" để tỏ lòng hoài cảm: 
“Ngót sáu mươi năm đội lốt người
Làm quan hóa cóc cũng nực cười
Mới đây trên ghế che màn gấm
Nay đã trong hang mặc áo sồi...”
Không nhớ  đầy  đủ bài thơ(8 câu) nhưng chỉ 4 câu thôi  đã thấy nỗi niềm tâm sựcủa ông, ông nực cười không phải vì bản thân ông, mà nực cười  ở"vị thế" ngồi "trên ghế che màn gấm", đại diện cho Triều đình, nhưng lại là một Triều đình hèn yếu, và ông  đã  phải  vào  "hang".  Đó    một  nhà  giam  quân  sự,  dưới
quyền của quân  đội Pháp  ở  Đông Dương. Một hồ sơ khác cho biết rõ hơn là ông bị giam vào tháng
4 năm Thành Thái 3 (1891). Với chế  độ tù nhân bản xứ  (giao cho cai thầu nấu cơm tù thực hiện): ăn gạo loại 3, khẩu phần mỗi ngày    40gr    khô    40gr  rau  chín. Tiếp theo, hồ sơ cá nhân của ông có ghi ông  được ra khỏi trại giam, nhưng phải chuyển về tỉnh Bắc Ninh giao cho chính quyền  địa phương quản thúc (il fut  renvoyé à Bắc Ninh sous la surveillance des autorités provinciales).
Ra khỏi nhà tù, ông lại mở trường dạy học,  gọi là trường Dương Lập ở phố Hà (Hà Nội) và ở làng Khắc Niệm, quê hương ông. Số học trò của ông  đến hơn nghìn người, thành  đạt hơn cả có hai Tiến sĩ, một Phó bảng, ba mươi Cử nhân, bảy mươi Tú tài. Được biết có hai Tiến sĩ vẫn  được các hậu duệ nhắc  đến với tấm lòng kính trọng và cảm phục là cụ nghè Xổ và nghè Bân, cùng  đỗ  đệ Tam giáp
đồng  Tiến  sĩ xuất  thân  khoa  Tân  Sửu  (1901)  đời  Thành  Thái. 
Thế nhưng chưa xong, năm Bính Thân (tháng 7 năm 1896) Nha Kinh lược Bắc Kỳ lại chỉ  định ông ra lãnh chức  Đốc học tỉnh Hà Nội, thay cho  Đốc học Vũ Phạm Hàm chuyển làm Án sát  tỉnh  Hưng  Hóa. Ông  nhận  làm  một  học  quan,  một  công việc lúc này phù hợp với ông hơn cả. Nha Kinh lược Bắc Kỳ do vua  Đồng Khánh ra  Chỉ dụ thành lập, là cơ quan hành pháp cao nhất của nhà nước phong kiến ở Bắc Kỳ,  thay  mặt  Vua  điều  hành    giải  quyết  mọi  công  việc,  hoạt động trong các năm từ6/1886 đến 7/1897 thì có Dụ giải thể. 
Một việc mới  đặt ra của  địa phương là phải thực hiện việc chuyển  tổng  Khắc  Niệm  thuộc  huyện  Tiên  Du  sáp  nhập  vào huyện Võ Giàng (huyện Võ Giàng có 6 tổng trong khi huyện Tiên Du có 9 tổng). Riêng tổng Khắc Niệm có 8 xã: Khắc Niệm hạ, Khắc Niệm thượng, Hiên Ngang, Bồ Sơn, Xuân Ổ, Dương Ổ, Vân Khám, Lại  Đình. Ông  đã họp bàn với nhân dân 8 xã cùng nhau góp tiền xây dựng một nhà Văn chỉcủa tổng đặt tại vùng núi Niệm Thượng. Từ  đó việc tế tự nơi Văn chỉ  được bắt  đầu có nề nếp. Tiếc rằng sau hai cuộc kháng chiến, Văn chỉ đã không còn nữa. 
Năm Kỷ Hợi (1899) người vợ của ông lâm bệnh và qua đời, ông viết bài điếu tiếc thương vô hạn, nhất là ông đang có dự định làm  xong  ngôi  nhà  ở Long  Biên  để cùng    chung  sống  trong những ngày cuối  đời, không làm quan nữa. 
Năm  1902  ông  lại  được  thăng  Tham  tri  Bộ Lễ (tòng  nhị phẩm) sau 37 năm ở trong quan trường với các nhận xét: “...  là người xuất thân từ tỉnh nhỏ, nhưng ở thành phốHà Nội, dù tuổi đã cao vẫn rất tích cực chăm lo việc giảng dạy tại các trường của thành phố một cách vô tư(désintéressé)... Ông chứng tỏ là
một người có tư cách đứng đắn nghiêm chỉnh, và có tri thức rất uyên bác (homme correct et très lettré)”.
Bản  thảo  của  Nguyễn  Hải  Nguyên  cho  biết  đầu  năm  Quí Mão (1903) ông còn là hội viên Hội  đồng Tòa án Bắc Kỳ(cải sung Bắc Kỳ án tòa Hội  đồng hội viên). Tuy nhiên thời gian quá ngắn, chỉ từmùa xuân sang  đầu mùa hạ, trời chẳng chiều lòng người,  ngày  22  tháng  4  ông  lâm  bệnh    mất  tại  nơi  ở,  chiểu
theo quan chếcáo nhận danh hiệu Gia Nghị  đại phu, thụy là Ôn Mục.
Ngày  mai  táng  ông  là  13  tháng  5  năm  Quý  Mão  (tức ngày 8 tháng 6 năm 1903). Tang lễ  được tổ chức trọng thể sau nhiều ngày quàn  ở nhà  để các môn sinh có thể về  đông  đủ tiễn đưa Thầy.
Có thể nói hơn hết ông  đã là một người Thầy  đáng  trọng.  Đạo lý thánh hiền  đã chỉra “kinh sư dị  đắc, nhân sư nan tầm” (Thầy dạy chữ dễcó, Thầy dạy làm người khó tìm). Các môn sinh  đã tặng  bức  hoành  phi  sơn  son  thếp  vàng    bốn  chữ  “Kinh  sư, nhân sư” để ở từ đường thờ Thầy. Hai bên có đôi câu đối “Trâm hốt  gia  thanh  cựu;  Thi  thư thế trạch  trường” (Tiếng  nhà  làm quan có từ xưa, Văn chương  đèn sách còn truyền lâu dài). Tiếc rằng sau những biến cố của lịch sử, từ  đường bị phá hoại, nay chỉ còn lại những chữ trên ở phần mộ của Thầy. 
Dương Xuân Thự (nguồn qua E-mail)
Chân dung Dương Danh Lập
Sách về cơ bản đã nêu rõ được Nhân cách, Cuộc đời của nhà Khoa bảng Dương Danh Lập trong giai đoạn đất nước đổi thay. Tuy nhiên về phần sáng tác, nhất là phần thơ, câu đối được nêu trong sách có nhiều điểm dịch thuật sai lầm cơ bản. Đây là điều không thể tránh khỏi với những văn bản dịch không có đối chiếu Hán Văn và không có sự kiểm tra hiệu đính, góp ý của những người hiểu biết về Hán Nôm.
Xin kính lỗi với bạn đọc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét