Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Bia đá dòng họ Lê Hữu, DQ, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng



Bia 1
Ngày mùng 10 tháng 10 niên hiệu Bảo Đại thứ 17 (1942)
Từng nghe: Núi sông dưỡng anh khí, trời đất đúc tinh hoa. Nhánh ta sinh tháng 10, gốc phát tích đao hòa[1]. Dòng nối dài ở Nam Kinh Châu, mạch truyền xa nơi non Đào Lĩnh[2]. Sức học suốt cả 5 xe[3], một lần thi mà Hiệu sinh đôi trúng. Tài cao 8 đấu[4], chốn quê nhà tên tuổi nêu cao. Mười dặm giữ gìn, đủ ba trang Y đạo gồm kiêm, huyện hào nổi tiếng[5]. Dòng hoa truyền Ưu Bát đến nay, lá cành nối mạch Phượng[6]. Vậy nên đặt văn bia, kê thế thứ, giỗ chạp, tế tự của họ để biểu tỏ cái huân nghiệp công lao của tiên tổ như thế. Lại thứ tự trước sau đều tôn sùng vào bia cả. Nay lập bia đá. Lời minh rằng:
Kính sửa đức độ
Duy tiên tổ ta
Càng dài càng tỏ.
Đáng kính đáng mộ
Ân huệ đến nay
Là truyền tự cổ
Kính giữ chăm dân
Phúc ban vô số.

Diễn ca:
Kính sửa đức độ dân ta
Duy noi tiên tổ nếp nhà dựng xây
Càng dài càng tỏ càng dày
Đáng kính đáng mộ dạy bầy cháu con
Ân huệ đến nay vẫn còn
Là truyền từ thủa tổ tôn đến giờ
Chăm dân kính giữ đừng lơ
Phúc ban vô số bao giờ chẳng vơi
Phụng kê khảo các vị tiên tổ
1. Cao cao tổ: trước là Hiệu sinh của xã, ở tổng. Tên là QUÁN, Lê tiên sinh[7].
          Cụ bà: Lê Thị Thức nhụ nhân.[8]
2. Cao cao tổ khảo: trước trong xã. Tên là ĐÌNH THIỆN, Lê tiên sinh.
3. Cao cao tổ khảo: trước là Chánh Tổng trưởng của xã. Tên là ĐÌNH CÁCH, Lê tiên sinh.
          Cụ bà: Nguyễn Thị Kiểu nhụ nhân.
4. Cao tổ khảo: trước là Thập Lý hầu của xã. Tên là THỰC, Lê tiên sinh.
          Cụ bà: Lê Thị Én nhụ nhân
5. Cao tổ khảo: tên là ĐÌNH MẬT, Lê tiên sinh.
          Cụ bà: Lê Thị Hiên nhụ nhân.
6. Cao tổ khảo: trước ở xã kiêm Quản suất 3 xã, chức Phó huyện của bản huyện. Tên là TÔNG HÂN, Lê tiên sinh.
          Cụ bà: Nguyễn Thị Điểu nhụ nhân.
7. Cao tổ khảo: tên là CÔNG TRÁC, Lê tiên sinh.
          Cụ bà: Lê Thị Mỗi nhụ nhân.
8. Cao tổ khảo: tên là ĐÌNH MÃO, Lê tiên sinh.
          Cụ bà: Nguyễn Thị Tí nhụ nhân.
9. Cao tổ khảo: tên là ĐÌNH THÁN, Lê tiên sinh.
          Cụ bà 1: Lê Thị Xuân nhụ nhân.
Cụ bà 2: Nguyễn Thị Tí nhụ nhân.
          Từ đời thứ tư trở đi, kê phía dưới: (Tứ đại dĩ hạ)
          10. Tổ khảo (ông): tên là CÔNG KHÔI, Lê tiên sinh.
                   Cụ bà: Nguyễn Thị Tí nhụ nhân.
          11. Tổ khảo (ông): tên là HỮU SĨ, Lê tiên sinh.
                   Cụ bà: Nguyễn Thị Nhễ  nhụ nhân.
          12. Tổ khảo (ông): tên là ĐÌNH QUẬN, Lê tiên sinh.
                   Cụ bà: Lê Thị Tầm nhụ nhân.
          13. Tổ khảo (ông): tên là CÔNG BÒ, Lê tiên sinh.
                   Cụ bà: … nhụ nhân (khuyết tên)
          14. Tổ khảo (ông): tên là ĐÌNH NGẢI, Lê tiên sinh.
          15. Tổ khảo (ông): tên là ĐÌNH KIỆT, Lê tiên sinh.
                   Cụ bà: … nhụ nhân (khuyết tên)
          16. Tổ khảo (ông): tên là ĐÌNH TRUÂN, Lê tiên sinh.
                   Cụ bà: Phạm thị … nhụ nhân (chỉ ghi họ, không ghi tên)
          17. Tổ khảo (ông): tên là ĐÌNH HẠO, Lê tiên sinh.
                   Cụ bà 1: Lê Thị Từ nhụ nhân.
                   Cụ bà 2: Đặng Thị Biều nhụ nhân.
          18. Tổ khảo (ông): trước là Phó lí của xã, tên là ĐÌNH TRẤN, Lê tiên sinh.
                    Cụ bà: Nguyễn Thị Thúy nhụ nhân.
          19. Tổ khảo (ông): tên là ĐÌNH ĐEN, Lê tiên sinh.
                   Cụ bà: … nhụ nhân (khuyết tên)
          20. Tổ khảo (ông): trước là Xã Nhiêu của xã[9], tên là ĐÌNH TỊNH, Lê tiên sinh.
                   Cụ bà 1: Nguyễn Thị Dục nhụ nhân.
                   Cụ bà 2: Đoàn Thị Thân nhụ nhân.
          21. Tổ khảo (ông): trước làm Trưởng Giáp ở xã[10], tên là CÔNG HOẰNG, Lê tiên sinh.
                   Cụ bà: Lê Thị Bé nhụ nhân.
          22. Tổ khảo (ông): tên là ĐÌNH ĐÔI, Lê tiên sinh.
          23. Tổ khảo (ông): tên là ĐÌNH VIỆT, Lê tiên sinh.
                   Cụ bà: Lê Thị Tí nhụ nhân.
          24. Tổ khảo (ông): tên là ĐÌNH CON, Lê tiên sinh.
          25. Tổ khảo (ông): tên là ĐÌNH TÍ CON, Lê tiên sinh.
          26. Tổ khảo (ông): tên là ĐÌNH TRĂM, Lê tiên sinh.       
                   Cụ bà: Lê Thị Dược nhụ nhân.
          27. Tổ khảo (ông): trước là Hương hào của xã, tên là ĐÌNH BÚT, Lê tiên sinh.
                   Cụ bà: Bùi Thị Khoán nhụ nhân.
Xã Tả Quan, tổng Hoàng Pha, phủ Thủy Nguyên tỉnh Kiến An. Tộc trưởng tộc Lê Hữu là Lê Hữu Thùy; Thượng lão[11] là Lê Hữu Kế; Cựu lý trưởng hành văn là Lê Hữu Cẩm; Thượng lão là Lê Hữu Hạt (, có thể đọc là Hiệt); Chính ngũ trưởng hưng công[12] là Lê Hữu Chống; Đương chức thứ Phó lý là Lê Hữu Lỗi; Hộ lại là Lê Tử Kính; Hưng công là Chánh cửu phẩm Lê Hữu The.
Lý trưởng hưng công là Lê Hữu Gẫm; Lý trưởng hưng công là Lê Hữu Trừ; Lý trưởng hưng công là Lê Hữu Hoàn cùng toàn thể họ tộc trên dưới tôn lập bia ký.
Cựu Lý trưởng là Lê Hữu Xứng kính soạn viết chữ.

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2013
Người dịch: Nguyễn Đức Toàn


[1] Hòa đao: tức là họ Lê. Nguyên chữ (họ Lê) có 2 chữ hòa và chữ đao ghép lại. Về sau con cháu họ Lê thường tự nhận họ mình là Hòa Đao.
[2] Nam Châu, Đào Lĩnh: Địa danh, nơi phát tích của họ Lê, hiện nay chưa rõ ở đâu. Nguyên văn là Nam Châu Kinh. Đối chiếu với bia kia chép là Nam Kinh Châu.
[3] Nguyên văn: Học quán ngũ xa. Ý nói sức học rộng nhiều đầy ắp cả 5 xe sách vở.
[4] Nguyên văn: Tài cao bát đấu. Người xưa ví tài năng nhiều thường xưng là bát đấu là 8 đấu.
[5] Ba trang: ý nói trong họ học hành giỏi giang, tài cán lại thông cả nghề y, nổi tiếng 3 trang trong vùng?.
[6] Hoa Ưu Bát: là hoa của Phật giáo. Ý nói dòng họ nối đời thanh bạch, con cái sánh như loài chim Phượng
[7] Lê tiên sinh: cách gọi chung cho các cụ ông. Từ đây về sau đều là Lê tiên sinh cả.
[8] Nhụ nhân: là cách gọi dành cho các cụ bà trong họ.
[9] Xã Nhiêu: là một chức dịch trong xã.
[10] Trưởng Giáp: là một chức đứng đầu 1 Giáp.
[11] Thượng lão: có lẽ là chỉ người cao tuổi trong họ.
[12] Ngũ trưởng: đơn vị quân đội xưa có Vệ, Cơ, Ngũ. Ngũ là một đơn vị gồm 1 số quân nhất định, người đứng đầu là Ngũ trưởng.


Bia 2
Ngày mùng 10 tháng 10 niên hiệu Bảo Đại thứ 17 (1942)
Từng nghe: Cây có cội, nước có nguồn, nghĩa lí từ muôn thủa; Lẽ của trời, đạo của đất, ơn nặng tâm tư. Công tổ đức tông, huyết mạch còn đó; Núi cao biển rộng, cảm khái tình con[1].
          Kính thay Tiên tổ họ ta, nguyên quán châu Nam Kinh. Từ thời Lê Cảnh Hưng thiên cư sang đất này. Chiêu dân lập ấp, đắp đập ngăn mặn. Công lao đều có Sắc phong Hậu thần[2] để biểu tỏ đức độ. Nhưng việc thờ tự phải có nơi chốn đàng hoàng. Thế nên dựng Từ đường là thế.
Nhưng đến năm Bảo Đại thứ 17 (1942), Từ đường trải gió giật mưa tuôn, gỗ lạt bị mọt nhấm mối xông. Nếu không qua một lần thay đổi thì sao còn để mà lưu truyền muôn vạn đời được. Vậy là trong họ tộc trên dưới một lòng, gây tạo lại Từ đường. Công trình thật là to lớn, chi phí hao nhiều. Các cụ tính suy từ đời thứ 4 trở lên bầu làm Hậu Tổ. Đặt đủ lên bia đá. Từ đời thứ 5 trở xuống, cả họ thỏa thuận cung tiến tiền Hậu Tổ, mỗi vị 3 đồng 5 hào để bổ sung kinh phí tu sửa.  Con cháu trong họ ai mà cung tiến thêm tiền nữa, thì bản tộc sẽ kính tôn Tiên nhân[3] của người đó là Hậu Tổ. Xuân Thu cúng tế, đủ cả tên tuổi khắc vào bia đá để đời sau theo biết.
Nay lập bia:
Một: Kính ghi Hậu Tổ từ đời thứ 5 ở dưới: (Phụng kê ngũ đại hậu tổ dĩ hạ)
1.     Tổ khảo: Chánh đội trưởng, LÊ THUẦN ĐÀO tiên sinh.
Cụ bà Lê Thị Chùng nhụ nhân
2.     Tổ khảo: tên là ĐÌNH LẪM, Lê tiên sinh.
Cụ bà (vợ cả): Bùi Thị Ngâm nhụ nhân.
Cụ bà (vợ hai): Trịnh Thị Mau nhụ nhân.
3.     Tổ khảo: tên là ĐÌNH TẠP (hoặc Tịp -Tợp 米集)? [4], Lê tiên sinh.
Cụ bà: Lê Thị Trạch nhụ nhân.
4.     Tổ khảo: chức Quản xã, tên ĐÌNH HẠNH, Lê tiên sinh.
Cụ bà: Ngô Thị Hào nhụ nhân.
5.     Tổ khảo: bậc Hương hào, tên ĐÌNH TẾ, Lê tiên sinh.
Cụ bà: Nguyễn Thị Ghẻ nhụ nhân.
6.     Tổ khảo: tên ĐÌNH ĐÍNH, Lê tiên sinh
Cụ bà: Trần Thị Dược nhụ nhân.
7.     Tổ khảo: chức Lí trưởng, tên ĐÌNH THĂNG, Lê tiên sinh.
Cụ bà 1: Nguyễn Thị Hột nhụ nhân.
                   Cụ bà 2: Nguyễn Thị Nghĩ nhụ nhân.
8.     Tổ khảo: tên ĐÌNH VỤ, Lê tiên sinh.
Cụ bà: Lê Thị Sẻ nhụ nhân.
9.     Tổ khảo: chức Quản xã, tên ĐÌNH GIỐC (hoặc Giấc角翟)[5], Lê tiên sinh.
Cụ bà: Nguyễn Thị Ít nhụ nhân.
10. Tổ khảo: tên ĐÌNH PHÌ, Lê tiên sinh.
Cụ bà: Tống Thị Uyển nhụ nhân.
11. Tổ khảo: chức Lí trưởng, tên là ĐÌNH BÉO?(hoặc Biếu身表), Lê tiên sinh.
Cụ bà: Tống Thị Dịu (hoặc Diệu) nhụ nhân.
12. Tổ khảo: chức Phó lí, tên là ĐÌNH BÉO(hoặc Biếu身表), Lê tiên sinh.
Cụ bà: Lê Thị Tỉnh nhụ nhân.
Một: Kính ghi kê từ đời thứ 6  ở dưới(Phụng kê lục đại dĩ hạ)
1.     Hiển khảo[6]: chức Quản xã, tên là ĐÌNH VỊ (), Lê tiên sinh.
Cụ bà: Nguyễn Thị Vuông (方平) nhụ nhân.
2.     Hiển khảo: chức Hương trưởng, tên là ĐÌNH BỒ, Lê tiên sinh.
Cụ bà: Nguyễn Thị Toan nhụ nhân.
3.     Hiển khảo: chức Hương trưởng, tên là ĐÌNH KỶ, Lê tiên sinh.
Cụ bà 1: Lê Thị Cồn nhụ nhân.
                   Cụ bà 2: Lê Thị Trông (月竜) nhụ nhân.
4.     Hiển khảo: chức Lí trưởng, tên là ĐÌNH CỐNG, Lê tiên sinh.
Cụ bà: Bùi Thị Vàng nhụ nhân.
5.     Hiển khảo: tên là ĐÌNH QUYẾT, Lê tiên sinh.
Cụ bà: Bùi Thị ?(khuyết) nhụ nhân.
6.     Hiển khảo: chức Quản xã, tên là ĐÌNH MEN (hoặc Mịn米冕) , Lê tiên sinh.
Cụ bà: Nguyễn Thị Niễng?(虫曩) nhụ nhân.
7.     Hiển khảo: chức Xích binh, tên là ĐÌNH NHI, Lê tiên sinh.
Cụ bà: Nguyễn Thị Côn (Con)? nhụ nhân.
8.     Hiển khảo: chức Hương trưởng, tên là ĐÌNH TOÀN, Lê tiên sinh.
Cụ bà: Lê Thị Đạc? (金持) nhụ nhân.
9.     Hiển khảo: chức Lí trưởng, tên là ĐÌNH NIÊN, Lê tiên sinh.
Cụ bà 1: Lê Thị Hạ nhụ nhân.
Cụ bà 2: Nguyễn Thị Phung(Phong) nhụ nhân.
Cụ bà 3: Trần Thị Cơm nhụ nhân.
Cụ bà 4: Trần Thị  Sồi(Rối) nhụ nhân.
10. Hiển khảo: chức Hương trưởng, tên là ĐÌNH KẾ, Lê tiên sinh.
Cụ bà: Ngô Thị Rủ nhụ nhân.
11. Hiển khảo: chức Tộc biểu, tên là ĐÌNH CANH, Lê tiên sinh.
Cụ bà: Nguyễn Thị Danh nhụ nhân.
12. Hiển khảo: tên là ĐÌNH BON, Lê tiên sinh.
Cụ bà: Lê Thị Noi nhụ nhân.
Một, Kính ghi kê từ đời thứ 7, ở dưới (Phụng kê thất đại tổ dĩ hạ)
1.     Hiển khảo: đỗ Khóa sinh, tên là ĐÌNH ĐỒN(), Lê tiên sinh.
2.     Hiển khảo: tên là ĐÌNH THUẾ, Lê tiên sinh.
3.     Hiển khảo: tên là ĐÌNH THỦY, Lê tiên sinh.
Cụ bà: Phạm Thị Sửu nhụ nhân.
4.     Hiển khảo: chức Lí trưởng, tên là ĐÌNH HẢO, Lê tiên sinh.
Cụ bà: Trần Thị Gậm nhụ nhân.
5.     Hiển khảo: tên là ĐÌNH LĂNG, Lê tiên sinh.
Cụ bà: Bùi Thị ? (khuyết) nhụ nhân[7].
6.     Hiển khảo: tên là ĐÌNH BÁI, Lê tiên sinh.
Cụ bà: Lê Thị Dịu nhụ nhân.
7.     Hiển khảo: nguyên cựu Lí trưởng, tên là ĐÌNH THANG, Lê tiên sinh.
Cụ bà: Lê Thị ? (khuyết) nhụ nhân[8].
8.     Hiển khảo: chức Hương sư, tên là ĐÌNH HỈ, Lê tiên sinh.
Cụ bà: Trần Thị Thềm nhụ nhân.
9.     Hiển khảo: chức Lí trưởng, tên là ĐÌNH TẠU?(買奏), Lê tiên sinh.
Cụ bà: Bùi Thị Oanh (Huỳnh) nhụ nhân.
Toàn tộc Lê Hữu xã Tả Quan cùng lập văn bia. Tự nay về sau, ai chia nhánh tách dòng, con cháu không rõ sự tích nữa.
Lý trưởng Lê Hữu Cẩm kính viết.



Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2013
Người dịch: Nguyễn Đức Toàn


[1] Hai câu đầu là hai câu đối: Mộc bản thủy nguyên thiên cổ niệm; Thiên kinh địa nghĩa hệ tâm tư. Chúng tôi phóng dịch cho vần điệu hài hòa.
[2] Hậu thần: Một kiểu suy tôn những người có công đức, có đóng góp với nhân dân được nhân dân suy tôn thờ phối hưởng với các đấng linh thiêng. Như Hậu Phật, Hậu Thần, Hậu Tổ, Hậu Ngõ. Về sau có thể dùng tiền để mua theo suất. Tùy theo sự đóng góp.
[3] Tiên nhân: tức chỉ cha mẹ, ông bà người cung tiến đó
[4] Dấu ? là chỉ chữ Hán nguyên văn bị mờ không đọc được.
[5] Chữ Hán trong ngoặc là nguyên thể, chưa tra được, tạm để trong ngoặc.
[6] Hàng từ Tổ khảo là hàng vai Ông; hàng từ Hiển khảo là hàng vai Bố.
[7] Nguyên văn chỉ có Bùi Thị, khuyết tên.
[8] Nguyên văn chỉ có Lê Thị, khuyết tên.


1 nhận xét: