Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Hai bức Tâm Thư.


Con người ta từ thời tối cổ, vượt lên những điều kiện khó khăn của tự nhiên để trường tồn thành một giống loài ưu việt. Hình thành xã hội, lập nên nhân quần. Trong cuộc sống bao điều bon chen vất vả, cũng vượt lên muôn loài để đứng vào vị trí Vạn vật chi linh. Ấy là nhờ cái bản thiện mà Tạo hóa ban cho, ban cho muôn vật cái sở đắc của từng vật. Nhưng cũng phải có các đấng Thánh nhân ra đời mà đem giáo hóa truyền khắp cả Ngũ châu để con người luôn giữ được cái Người của nó. Cái Người ấy khác vật ở chỗ y quan mũ áo, cái Người đó là khác vật ở ngôn ngữ văn tự, khác vật ở chỗ tình thương yêu. Nhưng người vẫn là con người, vật vẫn là con vật. Bộ phận con-người lúc tăng lúc giảm theo sự thịnh suy của xã hội, theo chiều giáo hóa của mỗi nơi. Những đấng người đạt đến cái giác ngộ tối cao như Thích Ca, Jesus, Khổng Tử rồi, được người người suy tôn là Phật tổ, là Chúa con, là Thánh nhân. Đem cái sự Giác ngộ dạy khắp ra. Con người ta tiếp thu hấp thụ thật nhanh lắm, mà quên cũng chóng lắm. Vì là cái giống Con Người mà. Sự Giác Ngộ nhất thời rồi lại những cơm áo gạo tiền, thú vui xác thịt lẫn lộn ham muốn dục lạc và kiêu mạn lại che lấp mất Giác Ngộ. Có chăng khi lên Thiên đường, khi nhập Niết bàn rồi mới đến cảnh giới tái sinh, hay đắc đạo quả vị này nọ. Vì Nhục thân chi phối phần lớn Tâm hồn, Tâm hồn lại tác động lại cái hành vi của Nhục thân. Vậy cái tinh hoa nhất thời ấy như được lưu lại giữa đời thì quý hóa biết bao. Nó có thể còn giác ngộ cho người khác. Dù chỉ là nhất thời. Người ta gộp được các cái Giác ngộ nhất thời mà thành một tập Đại Giác Ngộ thì cái công với Thích Ca, với Jesus, với Khổng tử thật là thêm lên rồi đấy.
Những bức tâm thư Khuyên người niệm Phật của Diệu Âm[1] đã tỉnh ngộ bao người. Tôi chưa được đọc nhiều, có lẽ cơ duyên còn mỏng. Nhưng tiếp được 2 thư của Đạo hữu phương xa gửi ngỏ cho Cư sĩ Tâm Nhật Thuyết[2] gợi nên cho tôi cảm xúc. Có lẽ duyên phận tôi là được đọc những bức thư này chứ không phải những bức khác. Xin đem chia sẻ cùng Bằng hữu. Nếu có điều gì nghi vấn, xin lưu làm Án nghi không đàm thoại lại nữa.
1.      Bức thư gửi Tâm Nhật Thuyết
2.      Bức thư tâm tình gửi con, gửi chồng, gửi Mẹ già




[1] Cư sĩ Tịnh độ người Việt tại Úc châu.
[2] Cư sĩ Tịnh độ người Việt tại Âu châu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét