Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

VÀI NÉT VỀ HỌC TẬP VÀ KHOA CỬ THỜI TRẦN

HỌC TẬP VÀ KHOA CỬ THỜI TRẦN
Bài giảng lưu hành Nội bộ - lớp Cao học Khóa I
Viện nghiên cứu Hán Nôm
Chế bản: Nguyễn Ngọc Yến
Viện nghiên cứu Hán Nôm.
----------------------
Nhà Trần  thay thế nhà Lý đã đẩy mọi mặt của công cuộc xây dựng đất nước trên quy mô lớn hơn, tốc độ nhanh hơn. Sức mạnh và trí tuệ của dân tộc đã phát triển không hề dừng lại trong quá trình suy yếu của triều Lý, giờ đây nó được điều kiện phát huy cao hơn, mãnh mẽ hơn trong bước phát triển đầy sinh lực của một triều đại mới- triều Trần.
Công cuộc xây dựng đất nước và ba lần chiến thắng quân Nguyên một đội quân hùng mạnh vào bậc nhất thế giới lúc bấy giờ đã tạo nên “hào khí Đông A” và trí tuệ Đại Việt trên nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, quân sự, y học, tôn giáo...
Về mặt tư tưởng, thời Trần, Phật giáo cũng rất thịnh, chẳng những về mặt tín ngưỡng mà còn đạt được thành tựu trong học thuật giáo lý. Phái Thiền Trúc lâm do người Việt Nam dựng lên với các vị tổ Trần Nhân Tông, Pháp Loa Huyền Quang là một tổ chức tôn giáo đã đạt được thành tựu trong nghiên cứu giáo lý và học thuật, với những tác phẩm Phật học nổi tiếng.
Nhưng so với thời Lý, ở thời Trần, Nho giáo mạnh dần lên, lấn dần địa vị trong chính trị, mở rộng sức hoạt động trong địa hạt văn học giáo dục.
Nhiều công cuộc kích Phật giáo của Nho sĩ còn ghi đậm dấu ấn trong sử sách, tuy chưa phải là cuộc tấn công có tính chất luận chiến về học thuật tư tưởng, cũng chứng tỏ sự lấn át của Nho giáo với Phật giáo trong mối quan hệ hòa hợp. Tất nhiên nhìn vào cuộc sống rộng lớn của nhân dân thì Nho giáo chưa có mấy ảnh hưởng.
Trên bình diện tư tưởng thì tam giáo Nho, Phật, Đạo vẫn tồn tại cùng với tư tưởng truyền thống, trong đó Nho giáo mạnh lên vĩ đội ngũ, gắng giành địa vị trong mọi hoạt động và thể hiện vai trò của mình với đời sống dân tộc, tạo nên nét đặc sắc của tư tưởng và văn hóa giáo dục thời Trần.
Năm Bính Thân- 1236 vua Trần Nhân Tông củng cố tổ chức của Quốc tử giám lúc này gọi là Quốc tử viện nhà vua đã “bổ dụng Phạm Ứng Thần[1] làm Thượng thư kiêm giữ chức Đề điệu- Quốc tử viện cho con em các quan văn vào học viện”[2].
Tại Viện quốc học lúc này học tập theo hệ thống kinh điển Nho giáo Tứ thư và Ngũ kinh. Năm 1253: “tháng 9 xuống chiếu cho các nho sinh trong nước đến Quốc tử giám giảng học Tứ thư, Ngũ kinh”[3].
Quốc học viện lúc này đảm nhận việc học cho các Nho sĩ ở trình độ cao, tại Viện có tài liệu sách vở, có thầy giỏi và tất nhiên có nơi ăn cho các giám sinh ở xa.
Kể từ năm Nhâm Tý-1276 Quốc tử viện được vua Trần cho phép đón con em nhà dân thường nhưng giỏi vào học.
Năm Tân Tỵ- 1281 vua Trần lập thêm một nhà Quốc học nữa tại phủ Thiên Trường quê hương học Trần, nhưng chỉ tiếp nhận học viên trong phủ. Kỳ thi tiến sĩ thường mở tại Quốc tử giám- Văn miếu nhưng năm Giáp Dần- Long Khánh thứ 2 (1374) tại nhà Quốc học phủ Thiên Trường đã mở khoa thi Thái học sinh.
Cùng với hai trường Quốc học nhiều trường tư thục lớn do những thầy giỏi đỗ cao mở, tại đây nó đảm nhận bậc học cao ngang với trường quốc học vì nhiều học sinh của trường này đỗ tiến sĩ.
Tiêu biểu nhất là trường của Chu Văn An, ông đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà ở nhà dạy học. Đời Trần Minh Tông ông được triều đình mời ra giữ chức Tư nghiệp Quốc tử giám. Sau dâng sớ “thất trảm” không được vua chấp nhận, từ quan về tiếp tục dạy học. Ông là người thầy tiêu biểu về đạo đức đã đào tạo ra nhiều bậc đỗ đạt cao nổi tiếng về chính sự và thơ văn như Phạm Sư Mạnh và Lê Bá Quát... Hình ảnh và gương sáng của Chu Văn An sáng ngời trong sử sách: “Nét đẹp nghiêm nghị mà đạo làm thầy được tôn, lời nói lẫm liệt mà kẻ nịnh phải sợ. Người sau nghìn năm nghe phong thái của ông há kẻ điêu ngoa không thành liêm chính, mà kẻ hèn nhát không tư lập được hay sao?”[4] và “thật đáng là bậc tôn sư nhà nho cả nước”[5].
Nhà nước cũng tạo nhiều điều kiện cho việc học tập như tìm sách vở, lập thư viện. Nghề in thời Lý bó hẹp trong phạm vi in ấn của nhà chùa, sang thời Trần nhà nước in nhiều tài liệu để phục vụ học tập như Tứ thư, Ngũ kinh và nhiều tài liệu khác.
Đến năm Giáp Tý- 1384 đời Trần Phế đế một thư việ lớn được xây dựng trên núi Lạn Kha bên cạnh chùa Phật Tích[6] nổi tiếng. Đến tháng 2 năm này nơi chùa và thư viện đã tổ chức kỳ thi Thái học sinh[7]. Danh nho Trần Tôn được cử làm viện trưởng thư viện Lạn Kha, ông đồng thời là người thầy nổi tiếng.
Việc học phát triển rộng trong nhân dân, cho nên khoa thi năm Quí Hợi- 1323 có người lính thi đỗ Thái học sinh (chỉ tiếc rằng luật lệ lúc đó không công nhận người đang ở quân ngũ thi cử).
Năm Đinh Sửu- 1337 Trần Thuận Tông xuống chiếu mở mang thêm một bước về việc học, đặc biệt là ở địa phương: “Đời xưa, nước có nhà học lại có nhà trường là để tỏ rõ giáo hóa, giữ gìn phong tục, ý Trẫm rất mộ. Nay quy chế ở kinh đô đã đủ mà ở châu huyện thi còn thiếu làm thế nào để mở rộng giáo hóa cho dân được? Nên hạ lệnh cho các lộ phủ Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông đều đặt một học quan, cho ruộng công theo thứ bậc khác nhau... để cung phí cho nhà học... quan lộ và quan đốc học dạy bảo học trò cho nên tài nghệ cứ đến cuối năm chọn người vào ưu tú tiến cử lên triều đình Trẫm sẽ thân hành thi để lấy dùng”[8].
Từ hệ thống trường lớp này nhà Trần đã tổ chức được một nền học tập và khoa cử chính qui. Kể từ khoa thi đầu tiên tổ chức cuối năm Đinh Hợi- năm 1227 đời vua Trần Thái Tông đến khoa thi cuối cùng của triều này năm Bính Tý- 1396 đời vua Trần Thuận Tông nhà Trần đã tổ chức được 19 khoa thi chủ yếu là thi Thái học sinh tương đương với tiến sĩ sau này, trong đó có một khoa thi Tam giáo.
Trong 19 khoa thi thời Trần có một số khoa đánh dấu những mốc điểm lịch sử và các thể thức của chế độ khoa cử mà sau này các đời vẫn lấy đó làm chuẩn mực.
Khoa thi thứ nhất: Thi Tam giáo Khoa này tổ chức năm Đinh Hợi- 1227 đời vua Trần Thái Tông niên hiệu Kiến Trung thứ 3. Phan Huy Chú ghi “Thi tam giáo tử”[9]. Đây là khoa thi đầu tiên của triều Trần và cũng là kỳ thi Tam giáo cuối cùng trong lịch sử khoa cử.
Khoa thi thứ hai: Thi Thái học sinh khoa này thi vào tháng 2 năm Nhâm Thìn- 1232 đời vua Trần Thái Tông niên hiệu Kiền Trung thứ 8.
Lịch triều hiến chương loại chí ghi giống Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đông nhưng rõ hơn:
“Thi Thái học sinh cho đỗ Tam giáp (nhất giáp, nhị giáp, tam giáp) theo thứ bậc khác nhau”[10].
“Số người đỗ chưa rõ, đỗ đầu là Trương Hanh”[11].
Phan Huy Chú cũng trích lời của Ngô Sĩ Liên trong sách của mình: “Phép thi nước ta chia ra giáp đệ bắt đầu từ đây, nhưng niên hạn chưa định rõ vì bắt đầu xây dựng thì phải thế”. Đây là khoa thi Thái học sinh đầu tiên cảu khoa cử nước ta.
Khoa thi thứ 3: Thi Thái học sinh Khoa này thi vào tháng 8 năm Bính Thân- 1236 đời vua Trần Thái Tôn, niên hiệu Thiên Ứng, Chính Bình thứ 5 [12]Lê Quý Đôn cho khoa này cũng giống khoa thi Nhâm Thìn- 1232 “Đều thi Thái học sinh chia làm Tam giáp” Phan Huy Chú cùng ý với Đại Việt sử ký toàn thư cho đây là khoa thi tuyển học sinh để chọn người vào hầu vua học.
Khoa thi thứ 4: Thi Thái học sinh, khoa này tổ chức vào tháng 2 năm Đinh Mùi- 1247 đời vua Trần Thái Tông niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ 16, số người đỗ là 48 người[13]. Đây là khoa thi đầu tiên lấy tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).
Lê Quý Đôn ghi “Khoa này Nguyễn Hiền 13 tuổi người huyện Thượng Nguyên đỗ trạng nguyên, Lê Văn Hưu người Đông Sơn đỗ bảng nhãn, Đặng Ma Lôi 14 tuổi người Mỹ Lương đỗ thám hoa cũng là sự lạ”[14].
Khoa thi thứ 5: Thi Thái học sinh, khoa này tổ chức vào tháng 2 năm Bính Thìn- 1256 đời vua Trần Thái Tông niên hiệu Nguyên Phong thứ 6, số người đỗ 43 vị.
Về thứ bậc tam khôi, khoa này lần đầu tiên lấy hai trạng nguyên: Kinh trạng nguyên người vùng Kinh ở phía Bắc và Trại trạng nguyên người từ Thanh Hóa trở vào.
Theo Lê Quý Đôn “Lại chia tứ chiếng (Sơn Bắc, Sơn Tây, Kinh Nam, Hải Dương) làm kinh, người Ái Châu và Hoan Châu (Thanh Hóa trở vào) làm trại. Lấy đỗ hai trạng nguyên ở Kinh, một ở trại”[15].
Ý nghĩa của việc lấy thêm Trại trạng nguyên bên Kinh trạng nguyên được Ngô Sĩ Liên nói rõ (Phan Huy Chú trích dẫn lại):
“Vì đời Trần lấy Hoan Ái làm các châu xa giáo dục chưa được thấm nhuần nhân tài không bằng các kinh trấn cho nên mỗi khoa thi lấy người giỏi nhất về bên trại gọi là Trại trạng nguyên cho ngang bằng với Kinh trạng nguyên để tỏ ý khuyến khích”[16].
Hai vị trạng nguyên của khoa này là Trần Quốc Lặc[17] Kinh trạng nguyên và Trương Sán[18] Trại trạng nguyên.
Khoa thi thứ 7: Thi Thái học sinh, khoa này thi vào năm Ất Hợi- 1275 đời vua Trần Thánh Tôn niên hiệu Bảo Phù thứ 3, số người độ 27 vị. Sau hai khoa thi lấy Kinh trạng nguyên và Trại trạng nguyên đến khoa này chỉ lấy trạng nguyên chung cho cả nước. Trạng nguyên khoa này là Đào Thúc người Đông Sơn[19].
Khoa thi thứ 8: Thi Thái học sinh. Khoa này tổ chức vào tháng 3 năm Giáp Thìn- 1304 đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12. Số người đỗ tiến sĩ là 44 vị, ba vị đỗ tam khôi là Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Bảng nhãn Bùi Mộ[20], Thám hoa Trương Phóng[21], khoa này ngoài tam khôi có danh hiệu Hoàng giáp. Theo Lê Quý Đôn danh hiệu Hoàng giáp có từ đây.
Vị Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn[22] sau này trở thành nhân vật nổi tiếng trong triều đã đi sứ phương Bắc và là tác gia lớn của triều Trần.
Ghi về khoa thi này cả Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú đều ghi được nội dung phép thi tứ trường:
Trường một: Thi Kinh nghi (những chỗ còn nghi ngờ trong kinh) Kinh nghĩa (nghĩa lý của kinh).
Trường hai: Thi thơ và phú.
Trường ba: Thi ba bài chế, chiếu, biểu.
Trường bốn: Một đạo văn sách.
Trước khi vào trường mỗi thí sinh còn viết ám tả hai thiên Y quốc và Thiên tử truyện trong sách cổ của Trung Quốc để loại bớt người kém.
Phan Huy Chú cho biết thêm về lệ khuyến khích các tam khôi: “Cho dẫn những người đỗ tam khôi ra cửa Long Môn, Phượng Thành đi chơi phố 3 ngày...”[23].
Rõ ràng đến khoa thi này thể thức của một kỳ thi đại khoa đã hoàn chỉnh, sau này các triều đó thêm bớt sửa đổi nhưng không ngoài thể thức cơ bản này.
Khoa thi thứ 9: Thi Thái học sinh: Khoa thi này tổ chức vào tháng 2 năm Giáp Dần- 1374 đời vua Trần Duệ Tông niên hiệu Long Khánh thứ 3, lấy đỗ 50 vị, địa điểm tự cung điện ở Thiên Trường. Những người đỗ khoa này còn được sử sách ghi là Tiến sĩ: Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh) thân phụ của Nguyễn Trãi đã dự kỳ thi này trong bài có câu: “Long Khánh nhị niên tân tiến sĩ” (Vị tiến sĩ mới của khoa thi năm Long Khánh thứ 2).
Khoa này cũng lấy tam khôi: Trạng nguyên Đào Sư Tích[24], Bảng nhãn Lê Hiến Phủ[25], Thám hoa Trần Đình Thám.
Khoa thi thứ 17: thi Thái học sinh: khoa này tổ chức vào năm Giáp Tý- 1384 đời vua Trần Đế Hiệu (Phế đế) niên hiệu Xương Phù thứ 8, lấy đỗ 30 vị, đỗ đầu là Đoàn Xuân Lôi[26], địa điểm thi ở chùa Vạn Phúc vì thượng hoàng ở chùa Vạn Phúc núi Tiên Du nên thi Thái học sinh ở đây”[27].
Khoa thi thứ 19: thi Thái học sinh, khoa thi này được tổ chức vào năm Đinh Tý- 1396 đời vua Trần Thuận Tông niên hiệu Quang Thái.
Khoa thi này cả Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú đều ghi về việc nhà vua “”Định phép thi”.
-         Bỏ môn ám tả cổ văn trước khi bước vào tứ trường.
-         Ai đỗ thi hội vào thi đình đối.
Cả bốn trường đều ghi rõ ràng về văn bài:
Trường thứ nhất: thi một bài kinh nghĩa, có những đoạn phá tiếp ngữ, điều giảng, nguyên đề, đại giảng, kết thúc, bài làm hạn 500 chữ trở lên.
Trường thứ nhì: ngoài bài thơ Đường luật, bài phú dùng cổ thể Ly Tao hoặc thể văn tuyển cũng hạn 500 chữ trở lên.
Trường thứ ba: Thi một bài chiếu dùng thể thời Hán, chế, biểu mỗi thứ một bài dùng thể tứ lục (4-6) đời Đường.
Trường thứ tư: Văn sách ra đề về kinh sử, thời vụ 1000 chữ trở lên.
Ngô Sĩ Liên có bàn về khoa này: “Phép thi cử đời Trần đến đây mới đủ bốn trường, đến nay (thời Lê) còn theo không thay đổi được. Chọn nhân tài bằng văn học không gì hơn phép này. Xem những người đỗ về các khoa mới đời Trần thì Ức Trai là nhất, văn chương mưu trí của ông đã giúp triều Lê buổi đầu dựng nước. Sau nữa như Lý Tử Tấn, Vũ Mông Nguyên, Phan Phu Tiên, Nguyễn Thiên Túng đều là văn chương cự phách của một thời. Thế mới biết từ tam đại (Hạ, Thương, Chu) về sau chọn người bằng khoa cử thì văn nghệ không thiếu được”[28].


B- CÁC KHOA THI THỜI TRÂN
KHOA THI THỨ NHÂT: Thi Tam giáo
Khoa tam giáo này tổ chức năm Đinh Hợi- 1227, niên hiệu Kiến Trung thứ 3 đời vua Trần Thái Tông. Phan Huy Chú ghi: “Thi tam giáo tử”. Đây là khoa thi đầu tiên của triều Trần và cũng là kỳ thi Tam giáo cuối cùng trong lịch sử khoa cử. Về “Tam giáo tử” có người dịch là “con các nhà tam giáo” chỉ là những người nối nghiệp ba đạo, cũng có thể “tam giáo tử” chỉ là tam giáo (hiểu như Sĩ trong Sĩ tử). Khoa thi “Tam giáo tử” thời Trần có lẽ cùng một mạch thi với tam giáo cuối cùng thời lý, hiện nay chưa rõ được những người đỗ khoa này.
KHOA THI THỨ HAI: Thi Thái học sinh.
Khoa thi Thái học sinh (tương đương với khoa thi Tiến sĩ) được tổ chức vào tháng 2 năm Nhâm Thìn- 1232 niên hiệu Kiến Trung thứ 8, đời vua Trần Thái Tông.
Lịch triều hiến chương loại chí ghi giống Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn nhưng rõ hơn:
“Thi Thái học sinh cho đỗ Tam giáp (nhất giáp, nhị giáp, tam giáp) theo thứ bậc khác nhau”
“Số người đỗ chưa rõ, đỗ đầu là Trương Hanh (người xã Mạnh Tân huyện Trường Tân nay thuộc xã Gia Lương huyện Tứ Lộc tỉnh Hải Hưng)”.
Phan Huy Chú cũng trích lời của Ngô Sĩ Liên trong sách của mình: “phép thi nước ta chia ra giáp đệ bắt đầu từ đây, nhưng niên hạn chưa định rõ vì bắt đầu xây dựng thì phải thế. Đây là khoa thi Thái học sinh đầu tiên của khoa cử Lưu Diễn (có sách chép là Lưu Bính), Đặng Diễn, Trịnh Phẫu, Trần Chu Phổ đỗ khoa này”.
KHOA THI THỨ 3: Khoa Thái học sinh.
Khoa thi này vào tháng 8 năm Bính Thân- 1236, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ 5 đời vua Trần Thái Tôn. Lê Quý Đôn cho khoa này cũng giống khoa thi năm Nhâm Thìn- 1232 “Đều thi Thái học sinh chia làm Tam giáp”. Phan Huy Chú cùng ý với Đại Việt sử ký toàn thư cho đây là khoa thi tuyển học sinh để chọn người và hầu vua học. Khoa này hiện sử sách cũng chưa cho biết về người đỗ.
KHOA THI THỨ 4: Thi Thái học sinh.
Khoa thi này tổ chức vào tháng 2 năm Đinh Mùi- 1247, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 đời vua Trần Thái Tông, số người đỗ là 48 người. Đây là khoa thi đầu tiên lấy tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).
Lê Quý Đôn ghi “Khoa này Nguyễn Hiền 13 tuổi (1235-?) người huyện Thượng Nguyên đỗ trạng nguyên, Lê Văn Hưu (1230- 1322) người Đông Sơn đỗ Bảng nhãn, Đăng Ma Lôi (hay La?) 14 tuổi (1234-?) người Mỹ Lương đỗ Thám hoa cũng là sự lạ”. Ngoài 3 vị tam khôi sử sách không ghi được ai nữa.
KHOA THI THỨ 5: Khoa thi Thái học sinh.
Khoa này tổ chức vào tháng 2 năm Bính Thìn- 1256 niên hiệu Nguyễn Phong thứ 6, đời vua Trần Thái Tông, số người đỗ 43 vị.
Về thứ bậc tam khôi khoa này lần đầu tiên lấy hai trạng nguyên: Kinh trạng ngyên người vùng Kinh ở phía Bắc và Trại trạng nguyên người từ Thanh Hóa trở vào.
Theo Lê Quý Đôn lại chia tứ chiếng (Sơn Bắc, Sơn Tây, Kinh Nam, Hải Dương) làm kinh, người Ái Châu và Hoan Châu (Thanh Hóa trở vào) làm trại, lấy đỗ hai trạng nguyên ở kinh, một ở trại.
Ý nghĩa của việc lấy thêm Trại trạng nguyên bên Kinh trạng nguyên được Ngô Sĩ Liên nói rõ, Phan Huy Chú dẫn lại:
“Vì đời Trần lấy Hoan Ái làm các châu xa, giáo dục chưa được thấm nhuần, nhân tài không bằng các kinh trấn cho nên mỗi khoa thi lấy người giỏi nhất về bên trại gọi là Trại trạng nguyên cho ngang bằng với Kinh trạng nguyên để tỏ ý khuyến khích”.
Hai vị trạng nguyên của khoa này là Trần Quốc Lặc Kinh trạng nguyên và Trương Sán Trại trạng nguyên. Và sử sách còn ghi được 2 vị nữa là Trần Chu Hinh, Trần Uyên.
KHOA THI THỨ 6: Thi Thái học sinh.
Khoa “đại tỷ” này tổ chức vào năm Bính Dần- 1266, niên hiệu Thiện Long thứ 9, đời vua Trần Thánh Tông. Số người thi đỗ khoa này là Phan Huy Chú (LTHCLC- Khoa mục chí) cho biết 47 người.
Kinh trạng nguyên là Trần Cố (không biết năm sinh năm mất, người xã Phạm Triều, huyện Thanh Miện xưa nay thuộc huyện Ninh Thanh, Hải Hưng). Sau khi  đỗ làm quan tới chức Thiên Chương các đại học sĩ.
Trại trạng nguyên là Bạch Liêu (Người Diễn Châu- Nghệ An)- ông vốn là môn khách của Chiêu Ninh Vương Trần Quang Khải, sau khi đỗ tiếp tục làm gia khách không ra làm quan.
Bảng nhãn là Lưu Huyền (người Vĩnh Trị, Hoằng Hóa- Thanh Hóa) các sách Đăng khoa lục, và cả những sách dẫn gần đây không ghi chép về ông, nhưng trong “Tam khôi bị lục” có ghi tên ông: Thám hoa Hạ Nghi (Người xã Hạ Lạc, huyện Thanh Lâm, nay là Nam Thanh tỉnh Hải Hưng). Sau khi đỗ làm quan đến chức Thị lang.
Ngoài 4 vị thuộc đệ nhất giáp này hiện chưa biết thêm ai.
KHOA THỨ 7: Khoa Thái học sinh.
Khoa này thi vào năm Ất Hợi- 1275, niên hiệu Bảo Phù thứ 3 đời vua Trần Thánh Tôn. Sau hai khoa thi lấy Kinh trạng nguyên và Trại trạng nguyên, đến khoa này bỏ, chỉ lấy một trạng nguyên chung cho cả nước.
Số người độ 27 vị.
Trạng nguyên khoa này là Đào Tiêu (hay Đào Thúc) người xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (hay xã Yên Hồ, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh?).
Bảng nhãn Trần Tuấn (người Kỳ Phúc, Thân Lộc- Nghệ An). Về Trần Tuấn, các sách Đăng khoa lục và sách tra cứu gần đây không thấy ghi. Trong “Tam khôi bị lục” sau Trạng nguyên Đào Tiêu và trước Thám hoa Quách nhẫn thì Trần Tuấn được ghi rõ ràng (Bảng nhãn Trần Tuấn, Nghệ An, Châu Lộc, Kỳ Phúc nhân).
Còn Thám hoa Quách Nhẫn (người xã Song Khê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Ninh. Nay Song Khê vẫn là tên thôn vừa là tên xã thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Hà Bắc). Làm quan đến chức Hành khiển.
KHOA THI THỨ 8: Thi Thái học sinh.
Khoa này tổ chức vào tháng 3 năm Giáp Thìn- 1304 niên hiệu Hưng Long thứ 12, đời vua Trần Anh Tông. Số người đỗ tiến sĩ là 44 vị, ba vị đỗ tam khôi là Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1272- 1346), Bảng nhãn Bùi Mộ, Thám hoa Trương Phóng, khoa này ngoài tam khôi có danh hiệu Hoàng giáp. Theo Lê Quý Đôn danh hiệu Hoàng giáp có từ đây.
Vị Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn sau này trở thành nhân vật nổi tiếng trong triều, đã đi sứ phương Bắc và là tác gia lớn của triều Trần.
Ghi về khoa thi này cả Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú đều ghi được nội dung phép thi tứ trường:
Trường một: Thi Kinh nghi (những chỗ còn nghi ngờ trong kinh) Kinh nghĩa (nghĩa lý của kinh).
Trường hai: Thi thơ và phú.
Trường ba: Thi ba bài chế, chiếu, biểu.
Trường bốn: Một đạo văn sách.
Trước khi vào trường mỗi thí sinh còn viết ám tả hai thiên Y quốc và Thiên tử truyện trong sách cổ của Trung Quốc để loại bớt người kém.
Phan Huy Chú cho biết thêm về lệ khuyến khích các tam khôi: “Cho dẫn những người đỗ tam khôi ra cửa Long Môn, Phượng Thành đi chơi phố 3 ngày...”.
Rõ ràng đến khoa thi này thể thức của một kỳ thi đại khoa đã hoàn chỉnh, sau này các triều đó thêm bớt sửa đổi nhưng không ngoài thể thức cơ bản này.
KHOA THI THỨ 9: Thi Thái học sinh.
Khoa thi này tổ chức vào tháng 2 năm Giáp Dần- 1374, niên hiệu Long Khánh thứ 3, đời vua Trần Duệ Tông, lấy đỗ 50 vị, địa điểm tự cung điện ở Thiên Trường. Những người đỗ khoa này còn được sử sách ghi là Tiến sĩ: Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh) thân phụ của Nguyễn Trãi đã dự kỳ thi này trong bài có câu: “Long Khánh nhị niên tân tiến sĩ” (Vị tiến sĩ mới của khoa thi năm Long Khánh thứ 2).
Khoa này cũng lấy tam khôi: trạng nguyên Đào Sư Tích, bảng nhãn Lê Hiến Phủ, thám hoa Trần Đình Thám.
KHOA THI THỨ 10: Thi Thái học sinh.
Khoa này tổ chức vào năm Giáp Tý- 1384, niên hiệu Xương Phù thứ 8 đời vua Trần Đế Hiệu (Phế đế), lấy đỗ 30 vị, đỗ đầu là Đoàn Xuân Lôi, địa điểm thi ở chùa Vạn Phúc vì thượng hoàng ở chùa Vạn Phúc núi Tiên Du nên thi Thái học sinh ở đây”.
KHOA THI THỨ 11: Thi Thái học sinh.
Khoa thi này được tổ chức vào năm Đinh Tý- 1396 đời vua Trần Thuận Tông, niên hiệu Quang Thái.
Khoa thi này cả Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú đều ghi về việc nhà vua “”Định phép thi”.
-         Bỏ môn ám tả cổ văn trước khi bước vào tứ trường.
-         Ai đỗ thi hội vào thi đình đối.
Cả bốn trường đều ghi rõ ràng về văn bài:
Trường thứ nhất: thi một bài kinh nghĩa, có những đoạn phá tiếp ngữ, điều giảng, nguyên đề, đại giảng, kết thúc, bài làm hạn 500 chữ trở lên.
Trường thứ nhì: ngoài bài thơ Đường luật, bài phú dùng cổ thể Ly Tao hoặc thể văn tuyển cũng hạn 500 chữ trở lên.
Trường thứ ba: Thi một bài chiếu dùng thể thời Hán, chế, biểu mỗi thứ một bài dùng thể tứ lục (4-6) đời Đường.
Trường thứ tư: Văn sách ra đề về kinh sử, thời vụ 1000 chữ trở lên.
Ngô Sĩ Liên có bàn về khoa này: “Phép thi cử đời Trần đến đây mới đủ bốn trường, đến nay (thời Lê) còn theo không thay đổi được. Chọn nhân tài bằng văn học không gì hơn phép này. Xem những người đỗ về các khoa mới đời Trần thì Ức Trai là nhất, văn chương mưu trí của ông đã giúp triều Lê buổi đầu dựng nước. Sau nữa như Lý Tử Tấn, Vũ Mông Nguyên, Phan Phu Tiên, Nguyễn Thiên Túng đều là văn chương cự phách của một thời. Thế mới biết từ tam đại (Hạ, Thương, Chu) về sau chọn người bằng khoa cử thì văn nghệ không thiếu được”.



[1] Phạm Ứng Thần:
[2] Việt sử thông giám cương mục, chính biên Q.5, tr.458.
[3] Đại Việt sử ký toàn thư, T.2, tr.25.
[4] Đại Việt sử ký toàn thư T2, tr.177
[5] Đại Việt sử ký toàn thư T2, tr.177.
[6] Chùa Phật Tích, nay thuộc huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
[7] Đại Việt sử ký toàn thư T.2, tr.196.
[8] Đại Việt sử ký toàn thư T.2, tr.220-221.
[9] Lịch triều hiến chương loại chí. Tr.7
[10] Lịch triều hiến chương loại chí. Tr.7
[11] Lịch triều hiến chương loại chí. Tr.36. Người xã Minh Tân huyện Trường Tân nay thuộc Tứ Lộc- Hải Dương.
[12] Lể Quý Đôn chép nhầm là Thiên Đức.
[13] Kiến văn tiểu lục, tr.73.
[14] Kiến văn tiểu lục.
[15] Kiến văn tiểu lục.
[16] Lịch triều hiến chương loại chí. Tr.8.
[17] Trần Quốc Lặc: xã Nông Hạ, huyện Thanh Lãng.
[18] Trương Sán: Hoành Sơn, Nghệ An.
[19] Mạc Đĩnh Chi: Người Lũng Động- Chí Linh nay thuộc Chí Linh, Hải Dương.
[20] Bùi Mộ: Người Giáo Hưng, huyện Thanh Oai.
[21] Trương Phóng: người Thanh Hóa.
[22] Nguyễn Trung Ngạn: Người huyện Thanh Thi, nay là Ân Thi, Hải Hưng.
[23] Lịch triều hiến chương loại chí.
[24] Xã Cổ Lễ, huyện Tây Châu, thuộc đất Nam Trực, tỉnh Nam Định.
[25] Lê Hiến Phủ: xã Trí Trịnh, huyện Đông Triều.
[26] Đoàn Xuân Lôi: người Ba Lỗ, huyện Tân Phúc.
[27] Lịch triều hiến chương loại chí.
[28] Kiến văn tiểu lục.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét