Phạm tiên sinh,
biểu tự ý Son. Tức Phạm Văn Thắm, viện Hán Nôm. Vốn cao nhân bổn Viện trí sĩ đã lâu. Xưa gặp buổi Trung – Việt đối
đầu, nghề Trung văn bất lợi. Mộc ân Thánh hóa, bổn viện sáng tân. Các cựu nho
thạc học hết dần. Tân chế bài phong kiến, bức cựu học muôn phần. Phu thê đồng
nhập Hàn các. Cũng là người trí thức hiền hòa quân tử ở đời, sống chân thành
mộc mạc đã quen. Nơi rừng văn múa bút mấy phen; Gặp cội Đào cứng lòng giữa gió.
Cũng có vết tích lưu truyền sử ký.
Gần đây, Trung –
Việt đông hải dương ba. Những ngờ đời đôi phen sóng gió. Nhưng mệnh trời chẳng
bỏ. Cựu thần trí sĩ, văn hiến ích chương. Được Lễ bộ thỉnh vào Tu toản. Sự biển
đảo chửa từng qua, nhưng chữ nghĩa hằng xém mặt. Này công trình, nọ dự án. Cũng
dự ngồi trung quỹ văn chương. Hành tẩu ngoại phương, ra chiều công cán. Khi
phát biểu, khi bàn tán. Cửa Học viện cũng giáng nêu danh. Tỏ ý đua ghanh, phần
tôi đúng nhất.
Dân tình bấy giờ
để ý đến tài liệu Biển Đảo đã lâu không nhắc tới. Vì sự lãnh thổ chủ quyền ai
nấy cũng muốn phát ngôn. Này giáo khoa thư trích dẫn. Kìa bản đồ cổ đề dâng.
Đảo Lí Sơn họ Đặng tưng bừng, đem gia bảo nâng làm quốc bảo. Tờ bằng xưa cấp
cho cụ tổ, dịp sóng cường quốc tế dâng lên. Bản Viện tôi cũng có một tên. Chưa
ra dáng nhưng ông Nghè đỗ chắc. Tài văn hay đã nổi hai miền. Thương việc nước mà
đau lòng vì nước. Nghĩ quốc bảo còn ở trong dân. Nên cố gắng mua vé đường gần.
Bay 1 chuyến Lí Sơn trực đến, bản thảo về tay. Ngẫm văn tài cũng lắm người hay,
một mình gánh việc nước cũng gay. Nên triệu tôi cùng ngồi thẩm luận. Hai vai
đồng đối. Nghĩ sự lạ Cát Vàng cũng rối. Tôi đây cũng lắm mối mà hóa không. Vậy
thì cùng đọc luận cho thông, để mà tường cái rối bời của thiên hạ. Bài dịch gửi
báo, láo nháo 2 tên. Phạm tiên sinh lại động nỗi niềm. Đem tâm sự tuyên truyền
khắp chốn. Nào dịch sai dịch dở. Nào lỗ mỗ ngắt câu. Mới thoáng nghe thực rất
đau đầu. Chung quy lại 90 phần sai toét. Tai nghe miệng Tiên sinh sổ toẹt. Vội
gấp hỏi sai những ở đâu. Phong Văn Tư cụ cũng lắm màu. Chỉ tủm tỉm chữ Khâm
chưa được. Hai bên lảng lảng, sai nói bâng quơ. Nhìn nhau mắt những hững hờ.
Chuyện béo bở những đâu im tiệt. Giấu chờ xôi chín oản đóng thành khuôn. Phần
ai suất nấy, nào dám tơ hào. Nhưng bực cái thói vu phao, giữ phần cho chặt. Đồ
Nghệ ta sai là chuyện vặt, mà phải đích danh. Ghét cái sự vòng quanh, sau lưng
đưa hớt.
Chuyện cũ gác qua nay đà sách
đến. Vạch mặt hỏi tên, chữ nghĩa đôi bên cho tường hư thực. Dẫn lại lời dịch
cho kèm nguyên văn.
Đối chiếu so sánh hai
bản dịch
Bản dịch của
Nguyễn Đức Toàn – Nguyễn Xuân Diện
|
Bản dịch của
Bộ Ngoại giao
|
Quan Án sát và Bố chánh tỉnh
(Quảng) Ngãi làm việc cấp bằng này.
Chiếu theo tháng trước tiếp
được công văn của bộ Binh, vâng sắc (triều đình) cho bộ ấy trước là phải thi
hành việc tuyển chọn, trưng tập 3 thuyền, sửa sang bền chắc, đợi sẵn ở kinh.
Các phái viên và lính thủy đi trước để cùng thám sát các vùng của xứ Hoàng
Sa.
Nhân kính theo đó mà xem xét và
tuyển chọn trong tỉnh 3 thuyền tốt, cùng với đó là các vật dụng được tu bổ
vững chắc, lại chọn ra tên Võ Văn Hùng – đã được cử đi từ năm trước và chọn
thêm những dân phu ven biển thạo đường biển để sung làm thủy thủ trên thuyền.
Cốt yếu là phải chọn mỗi thuyền 8 tên, tổng cộng là 24 tên, cứ đến hạ tuần
tháng Ba thì thuận theo thời tiết mà đi.
Nay, nhân các việc đã xong
xuôi, các phái viên đã đi lê thuyền đến; chọn thủy thủ giỏi mà Võ Văn Hùng đã
tuyển chọn là bọn Đặng Văn Siểm có thể đảm nhận công việc lái thuyền. Nhân
đấy mà cấp cho bằng này để đi một thuyền dẫn các thủy thủ trên thuyền theo
quân của phái viên và Võ Văn Hùng cùng đến Hoàng Sa thi hành việc công.
Đường biển ấy là nơi quan yếu,
phải dốc sức mà thừa hành để cho công việc được mười phần trọn vẹn. Nếu bất
cẩn, sẽ phạm trọng tội.
Các người có trách nhiệm kê ở
dưới đây. Vậy nên có bằng cấp này.
Trở lên là bằng cấp.
Đà công Đặng Văn Siểm người
phường An Hải huyện Bình Sơn và Dương Văn Định, người thôn Hoa Diêm theo đây
mà thi hành.
Kê:
Thủy thủ:
Tên Đề - Phạm Vị Thanh, An Vĩnh
phường;
Tên Sơ - Trần Văn Kham, An Vĩnh phường; Tên Lê - Trần Văn Lê, Bàn An ấp; thuộc đội súng ống, 2 tên.
Vũ Văn Nội,
Tên Trâm - Ao Văn Trâm, Lệ Thủy
Đông hai tên
Tên Xuyên - Nguyễn Văn Mạnh, An
Hải phường
Tên Doanh - Nguyễn Văn Doanh, Mộ Hoa huyện, An Thạch, Thạch Than thôn Trương Văn Tài
Minh Mệnh năm thứ 15 (1834),
tháng Tư, ngày 15.[1]
|
Quan Bố chính, Án sát tỉnh
[Quảng] Ngãi căn cứ vào việc cấp bằng.
Theo tờ tư1 của bộ
Binh nhận được tháng trước có đoạn trình bày: Vâng theo sắc lệnh2
[của nhà vua], bộ đã tư [cho tỉnh] chuẩn bị điều động trước ba chiếc thuyền
lớn3, cho tu sửa chắc chắn đợi tại kinh, Phái viên4 và
Biền binh5 thủy quân đến trước để hiệp đồng nhanh chóng đi khảo
sát các xứ của Hoàng Sa. Hãy tuân mệnh.
[Kính vâng theo, tỉnh thần6]
làm lễ cầu khấn7, [sau đó], điều động, thuê ba chiếc thuyền nhanh,
nhẹ ở tỉnh cùng các vật kiện theo thuyền, mỗi loại đều cho tu bổ [cẩn thận].
Lại phái Vũ Văn Hùng, người được cử đi năm trước và chọn thêm dân phu miền
biển am hiểu đường biển sung làm thủy thủ phục vụ trên thuyền trước sau, mỗi
thuyền 8 người cộng 24 người, [đến] mùa từ hạ tuần tháng 3 thuận gió, thì
nhanh chóng cho thuyền ra khơi.
Nay các việc lo liệu xong xuôi,
Phái viên đã đi thuyền đến. Nay căn cứ vào các lý lẽ tuyển lựa của Vũ Văn
Hùng [là] phù hợp, [tỉnh thần] thực hiện cấp bằng cho những thủy dân thạo
đường biển là bọn Đặng Văn Xiểm đảm đương công việc lái thuyền, [bọn Đặng Văn
Xiểm] hãy đi trên một chiếc thuyền, dẫn theo thủy thủ trong đoàn theo Phái
viên, Biền binh và Vũ Văn Hùng đến Hoàng Sa thực hiện công vụ.
Chuyến đi này có tầm quan trọng
đặc biệt, các người phải dốc lòng thực hiện công việc cho thực sự thỏa đáng.
Nếu sao nhãng, sơ xuất tất bị trọng tội.
Tất cả số người bao nhiêu đều
liệt kê dưới đây. Các người lái thuyền là bọn Đặng Văn Xiểm, người phường An
Hải huyện Bình Sơn, Dương Văn Định người thôn Hoa Diêm được cấp bằng trên đây
chiểu theo thi hành.
Ngày 15 tháng 4 năm Minh Mệnh
thứ 15 (1834)
Thủy thủ:
Tên Đề Phạm Vị Thanh, người
phường An Hải
Tên Trâm Ao Văn Trâm, người Lệ
Thủy Đông (hai tên)
Tên Sơ Trần Văn Kham, người
phường An Vĩnh
Tên Xuyên Nguyễn Văn Mạnh,
người phường An Hải
Tên Lê Trần Văn Lê, người ấp
Bàn An
Tên Doanh Nguyễn Văn Doanh,
người thôn Thạch Ốc An Thạch huyện Mộ Cách.
Từ đội Kim Thương đưa sang hai
tên
Vũ Văn Nội
Trương Văn Tài
|
Vốn chúng tôi còn có Phiên âm, ngắt câu cũng lỗ mỗ. Chả dám đưa lên mà lại phiền đến Tiên sinh chỉ giáo. Ai muốn tỏ thì lên đây thời rõ.
http://www.lyson.org/t53-topic |
Chú thích:
1-
Tư 咨
: thuật ngữ chỉ một loại hình văn bản hành chính dành cho các quan. Các quan
sử dụng loại văn bản này để truyền đạt công việc như dạng công văn ngày nay.
2-
Sắc 敕
: thuật ngữ chỉ một loại hình văn bản hành chính chuyên dành cho nhà vua. Nhà
vua sử dụng loại văn bản này để ban mệnh lệnh yêu cầu quần thần phải thực
hiện một công việc nào đó.
3- Chinh thuyền: một loại
thuyền lớn chuyên dùng cho việc đi tuần nơi biển khơi xa xôi.
4- Phái viên: người được
triều đình cử đi thực hiện công vụ
5- Biền binh: chức quan võ
cấp thấp trong quân đội thời phong kiến
6- Tỉnh thần: tên gọi chung
cho các quan làm việc ở tỉnh. Ở đây chỉ quan Bố chính và Án sát.
7-
Kỳ 祈
: thuật ngữ trong tế lễ. Xét ở góc độ từ loại, kỳ (祈) là động từ thì mang nét nghĩa cầu
mong, kỳ (祈) là danh
từ thì mang nét nghĩa là một loại hình thức tế lễ cầu khấn. Từ kỳ (祈) xuất hiện trong văn
bản hành chính, mang nét nghĩa tế lễ cầu khấn, điều này phù hợp với các tập
tục của người dân vùng biển, trước khi đi biển bao giờ họ cũng làm lễ cầu
khấn, mong sự bình yên trước khi ra khơi.[2]
|
Nhưng các vị biên tập giả nhầm, cái này không phải Châu Bản mà là Bằng cấp của Tỉnh cho cụ tổ họ Đặng. Chẳng có 1 chữ Châu phê nào hết. hi hi !!!
[2] Bộ
Ngoại Giao/ Ủy ban Biên giới Quốc gia. Tuyển
tập các Châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nxb Tri thức Hà Nội 2013.
trang 94-100
Nguyên văn ảnh trong sách mới ra:
trang 94
95
96
98
97
99
100
Còn văn bản thứ 18 trang 188, cũng có chữ Sắc tỏ ý vua ban. Phạm tiên sinh không chú thích nữa.
188
189
191
Bản dịch sang tiếng Việt:
Trả lờiXóaBàn thêm về Phạm tiên sinh
Phạm tiên sinh tên Thắm (Phạm Văn Thắm), vốn là cán bộ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, về hưu cũng đã lâu. Trước đây, khi Trung – Việt còn đối đầu, người tốt nghiệp ngành Trung văn đều bất lợi. Nhờ chính phủ quan tâm, thành lập ra Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Khi ấy,các nhà Nho lão thành uyên bác thưa dần mà việc bài bác phong kiến mà làm nghẹt cựu học lắm. Hai vợ chồng Phạm tiên sinh đều về làm việc tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Tiên sinh cũng là người trí thức hiền hòa quân tử, có lối sống chân thành mộc mạc. Nơi rừng văn múa bút cũng trải mấy phen, có thư hùng một trận với ông Đào Thái Tôn, thành ra câu chuyện lưu truyền trong giới nghiên cứu.
Gần đây, Trung – Việt lại dậy sóng Biển Đông. Tưởng chừng chữ nghĩa yếu như thế, lại qua sóng gió như vậy thì cũng không đoái hoài nữa, lại là một cán bộ từng giữ chức bí thư chi bộ đã nghỉ hưu. Nhưng mà vẫn được Bộ Ngoại giao mời đến, giao cho việc sưu tầm biên soạn chỉnh lý tài liệu. Việc nghiên cứu về tư liệu biển đảo chưa từng làm qua, mà chữ nghĩa cũng dốt nát từng bị mắng đến xém mặt. Này công trình, nọ dự án, lại cũng ngồi trong quỹ nọ quỹ kia, đi nước này nước nọ ra chiều bôn tẩu công cán lắm! Khi thì đứng lên phát biểu, lúc cũng lớn tiếng lạm bàn. Phạm tiên sinh cũng đã từng được mời làm giảng viên của Học viện Khoa học xã hội Việt Nam. Trong luận bàn, tuy Phạm tiên sinh ù lỳ về tư duy, vẫn cứ có ý đua ganh cho mình là nhất.
còn tiếp
Nay, dân tình đang để ý đến tài liệu biển đảo từng nằm im trong các thư viện, ai cũng muốn phát ngôn về chủ quyền lãnh thổ. Nào trích dẫn giáo khoa thư. Nào hiến tặng bản đồ cổ. Họ Đặng ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vui mừng đem hiến dâng cho nhà nước tờ bằng cấp, để từ một của gia bảo thành ra một quốc bảo.
Trả lờiXóaViện tôi có một anh tiến sĩ - tài văn đã nổi tiếng cả ở hai miền Nam Bắc – thương việc nước mà đau lòng vì nước nghĩ rằng quốc bảo còn ở trong dân nên đã tự bỏ tiền mua vé máy bay vào Lý Sơn để tận mắt trông thấy văn bản đó. Về, anh ấy mời tôi cùng thảo luận và giám định văn bản. Hai anh em cùng ngồi dịch với nhau. Xong thì gửi đăng báo, ghi tên cả hai chúng tôi Nguyễn Xuân Diện – Nguyễn Đức Toàn.
Phạm tiên sinh lại động nỗi niềm, mới đưa chuyện khắp nơi rằng chúng tôi nào dịch sai, dịch dở, nào là ngắt câu lỗ mỗ rồi kết luận rằng bản dịch dịch sai đến 90 %.
Tôi, tai nghe Phạm tiên sinh sổ toẹt bản dịch, bèn hỏi sai ở chỗ nào. Cụ Phong Văn Tư thì chỉ cười tủm tỉm bảo dịch chữ “Khâm” như thế là chưa được. Tôi với Phạm Văn Thắm tiên sinh thành ra nhìn nhau như người xa lạ. Sau đó, Phạm tiên sinh nhờ việc bài xích chúng tôi mà chiếm được cái dự án béo bở ở Bộ nọ, chuyện đó cũng giấu biệt đi chẳng nói với ai. Xôi đã đóng thành oản, xôi mình mình giữ, oản mình mình ăn. Tôi là dân Nghệ rất ghét cái sự loanh quanh, hớt lẻo sau lưng.
Chuyện bẵng đi đã lâu, nay sách đã ra. Bèn vạch mặt hỏi tên, rồi xem từng chữ nghĩa đôi bên cho rõ hư thực xem thế nào. Thì đây, nguyên văn như thế này:
HẾT
Xem bản dịch của Nguyễn Xuân Diện và Nguyễn Đức Toàn công bố trên báo Thanh Niên ngày 10 tháng 4 năm 2009.
Trả lờiXóahttp://www.thanhnien.com.vn/news/pages/200915/20090409231024.aspx
"Ai mà biết được huyền cơ của ta thế!"
Trả lờiXóabản dịch 2 bên về tinh thần không khác mấy. Chỉ có Bản BNG hơn được mấy cái chú thích. Nhưng giọng văn thì có vài chỗ như: họ Võ họ Vũ, từ miền Trung đổ vào người ta gọi là họ Võ chứ không có Vũ. Tên người thì hai lối ngắt theo cột và theo hàng dọc, nhưng bản 2 tên có dịch đội Kim thương là đội Súng nghe hợp lý hơn, vì đi đường biển xa, có mang theo vũ trang. khác hẳn với Bản BNG, đội Kim thương (không rõ là đội gì, nếu hiểu theo danh từ).
Trả lờiXóaHai bản dịch: của Bộ ngoại giao (BNG) và bản Toàn Diện, về tinh thần không khác nhau là mấy. Bản BNG hơn được bộ 7 cái chú thích (tỏ ý cẩn thận). Lại lòng vòng chỗ sắc [của nhà Vua] (ra vẻ cho oai). Thêm được cái lễ cầu khấn trước khi ra khơi (trầm trọng vấn đề). Nhưng ở chỗ đội Kim Thương thì không giải thích gì cả (?; có thể là đội giáo vàng chăng?, hay là danh từ riêng? Không thấy giải thích gì cả?). Chỗ tên thuỷ thủ đoàn thì ngắt theo hàng dọc (ra vẻ đúng lối cổ trang).
Trả lờiXóaBản Toàn Diện thì sát được cái ý cứ đến hạ tuần tháng Ba thì thuận theo thời tiết mà đi (tỏ ý là đi Hoàng Sa đã thành định kỳ của triều đình đấy). Họ của người tuyển mộ đọc là Võ Văn Hùng chứ không phải Vũ, người miền trong chỉ đọc Võ không đọc Vũ (cũng hiểu biết phương ngữ ra phết). Chỗ tên người thì ngắt mạch theo cột trên cột dưới (rất tiện cho người viết- cũng biết về thư pháp đây). Đội Kim Thương thì dịch ngay là Đội súng (tỏ ý chuyến đi xa thuỷ thủ đoàn có được vũ trang súng ống. Tuy nước ta kém về súng ống, nhưng thời Minh Mệnh thì các loại súng hoả mai, điểu thương, súng bắn đạn đá không phải không có – hiểu biết lịch sử vũ khí quân sự ra phết chứ đừng đùa). Bảo là dịch sai thì quá đáng quá. Hay là nghe nhầm sai 9-10% thành ra 90% chăng. Nhưng 9% thôimà phủ nhận cả bài dịch của 1 Tiến sĩ và 1 Thạc sĩ châu đầu vào cùng đọc là sai thì chậc … chặc … tội nặng đấy, ô uế cả 1 nền giáo dục chứ ít đâu. Mà động cơ phủ nhận người ta dịch sai để làm cái gì cơ chứ? Cứ đằng thẳng nói bản dịch thấy chưa thoả đáng chúng tôi dịch lại, thì có làm sao. Tội nặng đấy.