Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Minh ký trùng tu chùa Vạn Niên cổ tự bên Hồ Tây

Nước ta non kỳ thủy tú, thắng cảnh biến lãm. Hồ Tây là cảnh thú tuyệt vời nhất của của Hà Nội. Quanh hồ xưa kia, làng xóm chen chúc. Cảnh thôn quê trài lưới đậm đà nét Việt thân thương. Lại còn nhiều di tích danh thắng. Chùa Vạn Niên ven Hồ Tây xưa thuộc thôn Vệ Hồ, phường Xuân Tảo là một trong những danh thắng  cổ của đế đô xưa. Trải năm tháng giờ lại được trùng tân tái tạo. Cảnh trí mới mà nước non không mới. Cái cũ có còn cũng là còn trong ký ức, người nay sửa sang mới mà vẫn giữ được cái đẹp tân - cổ giữa cảnh phù hoa, xe người tấp nập. Tôi được Trụ trì đưa lời, nhân cảnh chùa đổi mới soạn lời văn để kỷ niệm cái công đức lớn lao này của bậc thiện nhân. Xét sử cũ, khảo lời văn kê ra mấy nỗi để phiền tai của chính nhân quân tử, nhưng với người hạn hẹp thì xin góp chút đàm tiếu vậy.
萬年碑記
萬年是何年! 萬歲是幾歲! 古人已有如此之言後人應當如何為. 蓋以設萬之數以比歲月之久與天地之長也. 不是以百年千年億年萬年兆年秭年為限哉. 然而萬字之數其數是圓滿正中環環福果.從一而十十而百百而千千而萬焉. 如佛家之卍, 像法輪常轉之形,吉祥之及於萬民萬國; 教法之于無窮無盡也. 詩曰: 虎拜稽首,天子萬年[1]; 漢籍載: 雍容垂拱,永永万年. 此之意也. [2]
昇龍古都河內新都. 西湖是都城名勝迦藍寺院處處有之. 春早之衛湖今西湖春羅坊是大都之名勝. 春早衛湖之萬年寺亦是名勝之靈跡也. 本寺還有古聯一對曰: 南無大慈悲金碧熒煌三寶; 北圻此名勝香花頂戴十方民[3]. 考諸全書稽諸禪錄;徵於野史究於口傳[4]. 又加實証旁計, 萬年寺李朝稱為萬歲由李太祖順天二年所命建[5]. 後有李代慧生草堂辯才多名僧在此住持[6], 多次開場說法為皇家開示教典[7]. 在寺曾有顯跡靈瑞. :辰天成一年五月六日神人見迹于萬歲寺; 己已天成二年冬十月朔萬歲寺階前天雨白米成堆[8]; 新制丁亥年亥月亥日亥辰萬年寺有吉祥風雲會聚.
歷自李朝開國建寺釋教崇奉此之謂興耶! 迨諸後代儒風流俗此之謂衰耶! 於斯寺乃依然[9]. 後世幾升沉江山多換改, 從兵火干戈從桑田蒼海, 雨多時寺今已變然而本願泰國安民救迷渡苦又不異, 既得千年已千年[10].
寺改成萬年是何年不徵也. 可為後代萬歲是至尊之稱人人避諱而改之號之為萬年乎. 寺名如此意為國祚延長百姓康樂也. 人生於世上物在于宇內孰得萬年焉得萬歲乎. 只謂華言浮美而已矣乎. 不是也. 深深之處隱隱之微是此名此寺, 是寺是道, 其道在人心. 民彝物則道理綱常同攸萬古. 是慈父之金光恆照[11], 代代渡苦處處救迷也. 實自無始無終佛心已在; 實於十方九有妙法已恆. 只因心迷見執而不覺悟而分差別也. 創於前續於後繼往開來而斯道永傳, 斯寺並於泰山盤石, 天理人心協光明于萬年. 或世態人情是非或道脈興衰否泰, 燃如日月明暝萬年萬年不缺也.
壬申年間順人民所願職色所求香山主正派天廚上座釋成受此寺住持. 還因法緣佛事委任與第五法子大德釋明慧繼管住持萬年寺. 大德俗姓阮在家曰名明, 法字明慧[12]. 本貫國威柴山瑞圭人, 父阮貴公字明璨府君; 母阮氏字福多. 本是令族良家純真慕道. 童年出家受法脈天廚香跡. 從任尊師付托下山望闕惓惓. 意弘揚法脈培築禪家. 師徒之道見苦分賒, 法乳之功萬千一答. 此時年少道未精學未馴而離祖脈, 此會鴛雛翼未長羽未多而分群集. 世態多端更改人心覆蓋難量初基仁址樸陋鄉田寄身於繁華. 是非雜亂古寺荒涼若盡恆心信施近空. 然其人其行堅之貞之. 有修補就修補為多少為少一 年一分一月一段. 或時三關建立或期祖室增培俾風光塽蕩景致康莊愿寺與國家長久. 丁亥年沿湖開路寺地截耗. 大德勸化興工設木牆包裝畫雕密教之奇. 內鑿水池放魚外開木觀望. 勢成陰陽對偶風水展開. 內外湖池月光朗朗, 瑞聖祖塔左寶閣觀音樓. 中正金身坐菩提覺慧放于無盡.
庚寅年豎玉殿造玉宮. 十方恆產大力弘施 上有三寶加持下有檀那信恭. 實深圖遠智其人真願力精純其行. 心清品玉價潔純冰; 道行勤修止精止一纔到此度後達此程. 鳩工集匠煉玉尋人, 雕成大日如來一座寶玉, 九品蓮華二柱轉環. 還有如意大玉一塊. 願聖制萬代願國勢萬年願生民萬劫安樂. 碩功洪德代代有之 然一世之功德何為不記載以表明鑑于後. 因以此功此德前願三寶証明後願善繼善述. 遣徵余言, 有以銘永刻留人心也
演國文:

聖制萬萬年歲在辛卯季冬
河內西湖春羅萬年寺住持國威柴山瑞圭人香山第五法子大德釋明慧敬立.
年制庚辰科北字舉人翰墨待召古驩南塘阮華園子敬撰.


VẠN NIÊN BI KÝ
Vạn Niên là bao nhiêu năm? Vạn Tuế là bao nhiêu tuổi? Người xưa đã có lời vậy. Hậu thế phải suy xét làm sao. Ấy là lấy cái số Vạn để chỉ sự dài lâu cùng năm tháng vậy, sự trường tồn cùng trời đất vậy. Chứ đâu phải lấy cái hạn của thời gian trăm năm, nghìn năm, ức năm, vạn năm, triệu năm, tỷ năm thôi đâu. Mà số Vạn ấy là cái số tròn đầy viên mãn phúc quả chính trung. Một mà mười, mười mà trăm, trăm mà nghìn, nghìn mà vạn. Như chữ Vạn của Phật gia, như hình Pháp luân xoay mãi không ngừng vậy[13]. Là ý lan tỏa ra vạn dân vạn quốc, cho cát khánh, phúc tường như hằng hà sa số, đến muôn nơi, đến muôn đời vậy. Kinh Thi rằng: Hổ ghé đầu lậy, chúc vua muôn tuổi[14]; Hán thư chép: Ung dung rủ áo, mãi mãi vạn năm[15]. Là ý này đây.
Thăng Long, là cổ đô. Hà Nội, là tân đô. Hồ Tây là danh thắng của đô thành. Già lam tự viện kể đâu cho hết. Mà thôn Vệ Hồ xã Xuân Tảo (kim Tây Hồ, Xuân La phường) bên Hồ Tây, lại là danh hương của đại đô. Chùa Vạn Niên của thôn Vệ Hồ, Xuân Tảo là linh tích của danh thắng vậy. Chùa cổ còn câu đối rằng:
Nam mô đấng đại từ bi, vàng biếc huy hoàng ngôi tam bảo
Bắc kỳ đây danh thắng, hương hoa đội đức dân thập phương[16]
Khảo trong Toàn thư, kê trong Thiền lục; Trưng nơi Dã sử, cứu nơi Khẩu truyền[17]. Lại thực chứng, bàng kê. Chùa Vạn Niên, thời Lý xưng là chùa Vạn Tuế, do Lý Thái Tổ cho xây dựng năm Thuận Thiên thứ hai (1011)[18]. Sau các danh tăng như Huệ Sinh, Thảo Đường, Biện Tài[19] từng ở đấy, để thuyết pháp giảng đạo cho Hoàng gia[20]. Chùa có nhiều linh tích kỳ lạ. Ngày 6 tháng 5 năm Mậu Thìn, niên hiệu Thiên Thành năm thứ 1(1028), có dấu vết của thần nhân hiện ra ở chùa Vạn Tuế. Ngày mồng 1, tháng 10, mùa đông năm Kỷ Tỵ, niên hiệu Thiên Thành năm thứ 2 (1029), trời mưa gạo trắng thành đống trước bậc thềm chùa Vạn Tuế[21]. Lại giờ Hợi, ngày Hợi, tháng Hợi, năm Đinh Hợi(2007), ở chùa Vạn Niên có phong vân cát tường hội tụ.
Trải từ Lý triều dựng nước lập chùa, Thích giáo sùng phụng. Hưng đấy ư. Đến các đời sau, Nho phong lưu hành. Suy đấy ư. Chùa vẫn y nhiên[22]. Hậu thế bao thăng trầm, non sông bao biến đổi. Từ binh lửa chiến tranh, từ tang thương dâu biển. Mưa gió là bao phen, chùa nay đã khác. Mà nguyện cầu quốc thái dân an, cứu mê độ khổ thì không khác. Mới được có nghìn năm[23].
Chùa đổi thành Vạn Niên từ năm nào không rõ. Có lẽ về sau, Vạn Tuế là từ để tôn xưng ngôi chí cao[24] nên người ta kiêng mà đổi ra là Vạn Niên chăng.
Tên chùa như thế, ý muốn mong cho vận nước được dài lâu, cho sinh dân được khang thọ vậy. Nhưng ở đời người ta, cái gì mà được vạn năm, ai mà được vạn tuổi. Phải chăng lời chúc cầu hoa mỹ đấy thôi ư! Không phải vậy đâu. Mà sâu xa cốt tủy là tên ấy gắn với chùa ấy, chùa ấy gắn với đạo ấy, đạo ấy còn mãi ở lòng người vậy. Dân di vật tắc, luân lý cương thường, đạo đồng muôn thủa là ở đó. Đó là nói đạo vàng của Từ phụ[25] ta được hoằng dương, cứu mê độ khổ khắp cả muôn nơi, trải cả muôn đời vậy. Thực từ vô thủy vô chung, Phật đạo mầu nhiệm đã có. Thực khắp thập phương cửu hữu, Phật tâm hằng tại đã luôn. Chỉ vì người đời mê lầm mà không nhận ra, bởi vì chấp kiến mà phân sai biệt đó. Người xây dựng đời trước, người kế tục đời sau mà đạo này còn mãi mãi, chùa này còn vững bền, thiên lý nhân tâm soi tỏ đến muôn vạn năm vậy. Dù cho cuộc đời có biến đổi, dù cho dòng đạo có hưng suy mà vạn niên vẫn vạn niên không mòn vậy.
Nhận lời thỉnh của chính quyền và nhân dân, năm Nhâm Thân (1992) Động chủ Hương Sơn, Thiên Trù chính phái Thượng tọa Thích thượng Viên hạ Thành nhận lời trụ trì bản tự. Ủy cho đệ ngũ pháp tử là Đại Đức Thích Minh Tuệ[26] quản nhiệm trụ trì chùa Vạn Niên.
Đại đức tục tính Nguyễn, tại gia viết Danh Minh, pháp tự Minh Tuệ. Bản quán Thụy Khuê, Sài Sơn, Quốc Oai nhân. Phụ Nguyễn quý công tự Danh Xán phủ quân, mẫu Nguyễn thị tự Phúc Đa. Vốn dòng lương gia thuần hậu, mộ đạo chân tâm.  Xuất gia từ thủa hình đồng, thụ giới pháp dòng Thiên Trù Hương Tích. Tự khi nhận ủy nhiệm của tôn sư, lòng thắc thỏm trông về núi cũ. Ý những hoằng dương pháp mạch, bồi trúc thiền gia. Tình sư đồ phải lúc chia xa, ơn pháp nhũ mong muôn vàn đền một. Thiếu niên đạo học chưa thuần sớm lìa mạch tổ, chim non cánh lông chưa đủ côi cút xa bầy. Lại gặp thời buổi canh cải đa đoan, hẵng còn sơ cơ nền móng. Tính người chân quê giản dị, đem thân đến chốn thị phi. Đô hội phồn hoa, chùa cũ hoang tàn như hết, hằng tâm tín thí gần không. Vẫn một lòng bền chí vững tâm. Ít sửa ít, nhiều sửa nhiều. Năm nay sửa một, năm sau sửa một. Lúc dựng Tam quan, khi xây Tổ thất. Khiến cảnh chùa ngày một khang trang vững trãi, ý những cùng non nước muôn thu. Năm Đinh Hợi (2007) làm đường quanh hồ Tây, diện tích chùa bị hao mòn. Đại đức khuyến hóa, làm thêm tường bao gỗ, họa thiết Mật giáo chi kỳ, trong thì đào ao, dựng cửa Mộc trông ra hồ lớn. Thế thành âm dương đối ngẫu. Phong thủy trong ngoài được rạng tỏ lòng trăng. Bên thì Thiên Thụy Thánh tổ tháp, bên thì gác báu Quan âm lâu. Chính giữa Kim thân tọa bồ đề, chiếu hào quang ư vô tận.
Năm Canh Dần (2010) dựng ngọc điện, tạo ngọc cung. Thập phương hằng sản, đại lực hoằng thi. Trên có Tam bảo gia trì, dưới có Đàn na tín cúng. Phải là người thâm đồ trí viễn, phải là người nguyện lực tinh thuần. Tâm thanh phẩm ngọc, giá khiết thuần băng; Đạo hạnh cần tu, chỉ tinh chỉ nhất. Mới nên đức độ ấy, công trình ấy. Tuyển công tập thợ, kén ngọc tìm người. Điêu khắc thành Đại nhật Như lai một tòa ngọc báu. Cửu phẩm liên hoa hai trục vần xoay. Lại thêm Như ý ngọc một khối luân chuyển. Nguyện thánh chế muôn vạn đại, nguyện thế nước muôn vạn năm, nguyện sinh dân vạn kiếp an lạc. Đại công đại đức, đời nào cũng có. Nhưng công đức của một đời sao không nhắc đến. Để công trước được nhớ ghi, để gương sáng được soi mãi về sau. Nhân dĩ thử công thử đức, nguyện cho Tam bảo trên dưới chứng minh. Nguyện cho đời sau kế tiếp. Khiển trưng dư ngôn. Nhân có lời minh ghi vào lòng mãi mãi:
Vạn Niên chùa cũ năm nào

Tây hồ thắng tích biết bao công trình

Dựng từ triều Lý sáng danh

Nghìn năm trở lại nhật tinh đổi dời

Công lao đời trước còn dài

Vạn năm còn bởi tại người nối sau

Bản sư Thích ca Ni mầu

Đệ tử nối pháp non sâu Thiên Trù

Viên Thành nhất đẳng tôn sư

Dòng truyền Đạo Hạnh thánh Từ Sài Sơn

Thụy Khuê làng đó một thôn

Nguyễn Danh dòng họ vốn truyền lương gia

Pháp danh Minh Tuệ gần xa

Chân tâm nhập đạo kể đà xiết bao

Tôn sư ủy nhiệm thác trao

Vạn Niên nghiệp đức trông vào mình con

Một thân chèo lái cô đơn

Thiền đăng một ngọn khêu bên Tây hồ

Chùa xưa còn được đến giờ

Là nhờ công quả đợi chờ bao năm

Trên Tam bảo dưới muôn dân

Lại thêm Đại đức bội phần công lao

Công lao ghi tạc thế nào

Để cho con cháu trông vào mà noi

Mấy lời mượn bút thảnh thơi

Ghi câu công đức muôn đời còn đây

Vạn năm sau vẫn đất này

Vẫn còn chùa cũ vẫn cây bên hồ

Mong cho non nước nghìn thu

Muôn dân còn đó con đò độ mê

Vạn niên Vạn tuế là gì

Là còn công đức vẫn ghi trong lòng.

Thời
Thánh chế vạn vạn niên tuế tại Tân Mão quý đông (2011).
Hà Nội - Tây Hồ - Xuân La, Vạn Niên tự Trụ trì, Quốc Oai - Sài Sơn - Thụy Khuê nhân, Hương Sơn đệ ngũ pháp tử, Đại đức Thích Minh Tuệ kính lập.
Niên chế Canh Thìn khoa Bắc tự Cử nhân, Hàn mặc đãi triệu, Cổ Hoan -Nam Đường Nguyễn - Hoa Viên tử, kính soạn.





[1]Thi/ Đại nhã/ Giang Hán: Hổ bái khể thủ, Thiên tử vạn niên·大雅·江汉:虎拜稽首,天子万年.
[2]Hán thư/ Vương Bao truyện: Ung dung thùy củng, Vĩnh vĩnh vạn niên汉书·王褒传:雍容垂拱,永永万年.
[3] Câu đối nguyên văn: 南無大慈悲金碧熒煌三寶座/北圻此名勝香花頂戴十方民/ 保大辛已夏本甲二太老善信譜仝拜進
[4] Toàn thư: Đại Việt sử ký toàn thư; Thiền lục: Thiền uyển tập anh; Dã sử: Đại Việt sử lược;Khẩu truyền: Tây Hồ chí.
[5] 辛亥順天二年城內左起大清宮右起萬歲寺(大越史記全書)Tân Hợi, [Thuận Thiên] năm thứ 2 [1011], Năm ấy, ở trong thành bên tả dựng cung Đại Thanh, bên hữu dựng chùa Vạn Tuế. (Đại Việt sử ký toàn thư)
[6] Huệ Sinh: tức Lâm Huệ Sinh, từng làm chức Tăng thống thời Lý Thánh Tông; Thảo Đường: thiền sư Thảo Đường, thông hiểu Phật pháp. Lưu lạc sang Chiêm Thành. Trong chiến tranh Việt – Chiêm, sư bị bắt làm tù binh, sau được Lý Thánh Tông phát hiện tài năng phong làm Quốc sư, mở ra Thiền phái Thảo Đường thời Lý, nhiều Hoàng thân quốc thích nhà Lý đến theo học đạo. Tây Hồ chí chép, Sư Thảo Đường ở chùa Khai Quốc và cả chùa Vạn Tuế; Biện Tài: Thiền sư người Quảng Châu, Trung Quốc vân du sang phương Nam, được nhà vua cho ở chùa Vạn Tuế để sửa sách chép kinh.
[7] Sách Thiền uyển tập anh ghi lại, nhiều lần các vua nhà Lý, Thái hậu, hoàng hậu, quan lại đến tham học Phật pháp của các danh tăng ở đây. Kể cả các danh tăng từ nơi khác cũng đến đây để lĩnh ngộ yếu chỉ Thiền tông, như Tăng tống Khánh Hỷ, đến tham học với Thiền sư Biện Tài.
[8] ư戊辰天成一年五月六日神人見迹于萬歲寺Mậu Thìn, [Thiên Thành] năm thứ 1 – Thuận Thiên thứ 19 [1028], tháng 5, ngày 6, có dấu vết của thần nhân hiện ra ở chùa Vạn Tuế; 己已天成二年冬十月朔萬歲寺階前天雨白米成堆(大越史記全書)Kỷ Tỵ, niên hiệu Thiên Thành năm thứ 2 [1029], Mùa đông, tháng 10, ngày mồng 1, trời mưa gạo trắng thành đống trước bậc thềm chùa Vạn Tuế. (Đại Việt sử ký toàn thư).
[9] Thời Lý – Trần sùng phụng Phật giáo như là Quốc giáo. Sang các đời Lê – Nguyễn về sau, suy tôn Nho học, đạo Phật không còn là Quốc giáo, nhưng lại càng lan truyền mạnh mẽ trong đời sống tâm linh nhân dân, đến nay nước ta vẫn là nước có gần 90% dân số theo đạo Phật thuộc các hệ phái.
[10] Năm 2010, Việt Nam mới tổ chức đại lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, tính từ khi Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long, chùa Vạn Niên xây dựng từ 1011, thời Lý Thái Tổ, cũng chừng ngần ấy tuổi 999 năm.
[11] Từ phụ慈父: cha hiền, đây chỉ đức Thế tôn Thích Ca Mâu Ni phật.
[12] Đại đức Thích Minh Tuệ, sinh năm 1971, tục danh Nguyễn Danh Minh, nguyên quán Thụy Khuê, xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây (nay thuộc về Hà Nội). Bố tên là Nguyễn Danh Sán, mẹ là Nguyễn Thị Đa. Xuất gia năm 1985, thụ giới Sa di năm 1990, thụ giới Tỳ kheo năm 1991. Năm 1992 về trụ chùa Vạn Niên.
[13] Chữ Vạn của nhà Phật:
[14]Thi/ Đại nhã/ Giang Hán: Hổ bái khể thủ, Thiên tử vạn niên·大雅·江汉:虎拜稽首,天子万年.
[15]Hán thư/ Vương Bao truyện: Ung dung thùy củng, Vĩnh vĩnh vạn niên汉书·王褒传:雍容垂拱,永永万年.
[16] Câu đối nguyên văn: 南無大慈悲金碧熒煌三寶坐/北圻此名勝香花頂戴十方民/ 保大辛已夏本甲二太老善信譜仝拜進
[17] Toàn thư: Đại Việt sử ký toàn thư; Thiền lục: Thiền uyển tập anh; Dã sử: Đại Việt sử lược;Khẩu truyền: Tây Hồ chí.
[18] 辛亥順天二年城內左起大清宮右起萬歲寺(大越史記全書)Tân Hợi, [Thuận Thiên] năm thứ 2 [1011], Năm ấy, ở trong thành bên tả dựng cung Đại Thanh, bên hữu dựng chùa Vạn Tuế. (Đại Việt sử ký toàn thư)
[19] Huệ Sinh: tức Lâm Huệ Sinh, từng làm chức Tăng thống thời Lý Thánh Tông; Thảo Đường: thiền sư Thảo Đường, thông hiểu Phật pháp. Lưu lạc sang Chiêm Thành. Trong chiến tranh Việt – Chiêm, sư bị bắt làm tù binh, sau được Lý Thánh Tông phát hiện tài năng phong làm Quốc sư, mở ra Thiền phái Thảo Đường thời Lý, nhiều Hoàng thân quốc thích nhà Lý đến theo học đạo. Tây Hồ chí chép, Sư Thảo Đường ở chùa Khai Quốc và cả chùa Vạn Tuế; Biện Tài: Thiền sư người Quảng Châu, Trung Quốc vân du sang phương Nam, được nhà vua cho ở chùa Vạn Tuế để sửa sách chép kinh.
[20] Sách Thiền uyển tập anh ghi lại, nhiều lần các vua nhà Lý, Thái hậu, hoàng hậu, quan lại đến tham học Phật pháp của các danh tăng ở đây. Kể cả các danh tăng từ nơi khác cũng đến đây để lĩnh ngộ yếu chỉ Thiền tông, như Tăng tống Khánh Hỷ, đến tham học với Thiền sư Biện Tài.
[21] ư戊辰天成一年五月六日神人見迹于萬歲寺Mậu Thìn, [Thiên Thành] năm thứ 1 – Thuận Thiên thứ 19 [1028], tháng 5, ngày 6, có dấu vết của thần nhân hiện ra ở chùa Vạn Tuế; 己已天成二年冬十月朔萬歲寺階前天雨白米成堆(大越史記全書)Kỷ Tỵ, niên hiệu Thiên Thành năm thứ 2 [1029], Mùa đông, tháng 10, ngày mồng 1, trời mưa gạo trắng thành đống trước bậc thềm chùa Vạn Tuế. (Đại Việt sử ký toàn thư).
[22] Thời Lý – Trần sùng phụng Phật giáo như là Quốc giáo. Sang các đời Lê – Nguyễn về sau, suy tôn Nho học, đạo Phật không còn là Quốc giáo, nhưng lại càng lan truyền mạnh mẽ trong đời sống tâm linh nhân dân, đến nay nước ta vẫn là nước có gần 90% dân số theo đạo Phật thuộc các hệ phái.
[23] Năm 2010, Việt Nam mới tổ chức đại lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, tính từ khi Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long, chùa Vạn Niên xây dựng từ 1011, thời Lý Thái Tổ, cũng chừng ngần ấy tuổi 999 năm.
[24] Thời phong kiến thường xưng tụng Hoàng thượng là Vạn tuế hoặc Vạn tuế gia, …. Có lẽ vì thế về sau, tránh húy phạm ngôi chí tôn nên chùa đổi thành Vạn Niên chăng ?
[25] Từ phụ慈父: cha hiền, đây chỉ đức Thế tôn Thích Ca Mâu Ni phật.
[26] Đại đức Thích Minh Tuệ, sinh năm 1971, tục danh Nguyễn Danh Minh, nguyên quán Thụy Khuê, xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây (nay thuộc về Hà Nội). Bố tên là Nguyễn Danh Sán, mẹ là Nguyễn Thị Đa. Xuất gia năm 1985, thụ giới Sa di năm 1990, thụ giới Tỳ kheo năm 1991. Năm 1992 về trụ chùa Vạn Niên.

1 nhận xét:

  1. quá tuyệt vời, tri ân tác giả đã bò nhiều tâm tư vào đây. Đã gọi là blog yêu hán - nôm mà chỉ đọc toàn bản dịch chữ quốc ngữ thì chán lắm!!!

    Trả lờiXóa