Bài đã được đăng trên T/c Hán Nôm 2/2003
http://hannom.org.vn/web/tchn/data/0302v.htm#ndt57
http://hannom.org.vn/web/tchn/data/0302v.htm#ndt57
Thêm một tấm
bia ðời Trần ở Thanh Hoá
Nguyễn
Ðức Toàn
Nãm 2002 một nhóm cán bộ của Viện
nghiên cứu Hán Nôm ðã về công tác tại Thanh Hoá. Tại hang Ðộng Bồng, thôn Ðộng
Bồng, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá chúng tôi ðã làm thác bản một
tấm bia mang niên hiệu ðời Trần. Trước ðây khu vực này có chùa, sau bị ðổ nát,
nền chùa bỏ hoang, chỉ còn lại mấy trụ ðá kê chân cột và tấm bia trên vách hang
này.
Bia thuộc loại ma
nhai, cao 80 cm, rộng 60 cm. Trán bia có khắc hình hai con rồng chầu vào giữa,
bốn chữ tên bia “Ðộng Bồng sơn am”(洞篷山庵) chia làm 2 dòng. Hoa văn hai bên
diềm bia trang trí dây lá hình sin móc vào nhau; chân bia trạm hình sóng nhô
cao cách ðiệu lớp lớp như núi. So sánh với cách trình bày của các thác bản bia
thời Trần hiện có trong kho của thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, chúng tôi thấy
có tới 11 bia có cách trình bày giống bia này, như: Thanh Mai Viên Thông tháp
bi, Sùng Nghiêm tự bi, v.v...
Do thời gian lâu
ngày, nước mưa chảy từ trên vách núi xuống ðã bào nhẵn phần bên phải của bia, mặt
ðá có vết nứt nghiêng, cuối bia có một vết vỡ lớn. Phần bên trái tuy không bị mất
hết chữ, nhưng ða số bị mờ, sứt sẹo nên việc ðọc gặp nhiều khó khãn.
Mặc dù dòng lạc khoản
ðã mờ mòn nhiều, thậm chí những chữ phía dưới ðã bị ðục bỏ (có lẽ là tên người
soạn), chúng tôi vẫn có thể ðọc ðược dòng niên ðại : “Thiệu Phong thập niên
Canh Dần nhị nguyệt sơ nhất nhật tả bi”(紹豐十年庚寅二月初一日寫碑).
Nội dung phần còn lại ghi về việc cung tiến ruộng ðất cho
nhà chùa. Chúng tôi thấy ðoạn văn này cho biết một số thông tin quý:
Thứ hai, về chữ Nôm. Trên bia còn ghi lại một số mã chữ Nôm
theo 3 dạng :
1.Mượn chữ Hán ðọc chệch
âm :
Cù 劬 ðọc là Gò4
Khảm坎ðọc là Khóm
Ðội 隊 ðọc là Ðỗi
Biến變 ðọc là Bến
Cá 个+ Lễ 禮 ðọc là Trê
Cá 个+ Lỗ 魯ðọc là Rô (?)
3.Loại kết hợp biểu âm, biểu ý :
Khẩu 口+ Lỗ 魯ðọc là Rõ (?)
Hơn nữa trên bia có một cụm ðịa danh dùng theo kết cấu Nôm:
Ðộng Bồng
Sự xuất hiện của chữ Nôm “là thành tựu của thời ðại Lý- Trần”,
“thời kỳ phát triển bước ðầu của một nhà nýớc phong kiến dân tộc ðang ở giai ðoạn
ði lên, trong những thế kỷ ðầu tiên sau khi nhà nước dành ðược ðộc lập; thành tựu
của giai ðoạn từ ðầu thế kỷ thứ X ðến ðầu thế kỷ thứ XV”6 . Tuy nhiên chứng
tích thành vãn của thời kỳ này không còn lại gì hơn ngoài những chữ Nôm lẻ tẻ
xuất hiện trên các bi ký. Những chữ Nôm trên tấm bia này sẽ góp phần bổ sung cứ
liệu về lịch sử hình thành và phát triển Nôm trong lịch sử.
Thứ ba, về ðơn vị ðo ruộng ðất: có nhiều ðõn vị ðo ruộng ðất
chỉ thấy trên các vãn bản ðời Trần, ðời sau không dùng : 田一面ðiền nhất diện;田一隊
ðiền nhất ðội (ðọc là ðỗi);田一坎 ðiền nhất khảm (ðọc
là khóm).
Trong số các từ này,
chữ Diện, theo Cảnh Huệ Linh1 là ðơn vị là tương ðương với Mẫu. Trường
hợp này Toàn thư có ghi: “Năm Nguyên Phong thứ 4 (1254) tháng 6, bán ruộng
công, mỗi diện 5 quan tiền, bấy giờ gọi mẫu là diện”2 .
Còn chữ Ðỗi, tìm trên các vãn bia ðời Trần hiện còn,
chúng tôi không thấy hiện tượng sử dụng nó làm ðơn vị chỉ ruộng ðất. Có thể ðây
là một chữ Nôm ghi âm cổ của vùng Thanh Hóa. “Ðiền nhất ðỗi” có thể hiểu
là “một mảnh ruộng, một quãng ruộng”3 . Giống như vậy chữ Khảm
phiên âm Nôm là Khóm, cũng ðể chỉ một mảnh ruộng, một khoảnh ruộng.
Ngoài ra, còn một ðơn vị ðo chiều dài: 田一坎闊五高長六高Ðiền
nhất khảm (khóm), khoát ngũ cao, trường lục cao. Từ Cao ở ðây không
dùng theo nghĩa của chữ Cao là Sào ðể ðo diện tích mà phải hiểu là “con sào”- một
ðơn vị ðo chiều dài (một sào ðộ mấy thước), giống như trong câu “Mặt trời mọc
ðã ba con sào”4 . Vậy thì câu trên có nghĩa là: “Một khóm ruộng, bề rộng
5 con sào, bề dài 6 con sào”. Chúng tôi chưa thấy tìm cách dùng ðơn vị này trên
các vãn bản ðương thời, nhưng trong dân gian vẫn còn ðược dùng ðể tính chiều
dài.
Thứ tý, vãn bia còn có những cụm từ chỉ chức quan, như: 管甲Quản
giáp,左聖翼Tả thánh dực, 虎翼都火火Hổ dực ðô hoả hoả, 監火主都都Giám
hoả, Chủ ðô, Ðô (一都nhất ðô)
Trong số các chức
danh này thì chức Quản giáp, Chủ ðô là hai chức quan nhỏ ðã có từ thời
Lý5
. Ðến cuối ðời Trần chức Quản giáp vẫn còn6
Còn chức Tả thánh
dực thì chính xác là một chức võ quan ðời Trần. Toàn Thư ghi: “Nãm Thiên ứng
Chính Bình thứ 15 (1246) chọn ðinh tráng lộ Hồng, lộ Khoái sung vào quân Tả, Hữu
thánh dực”7 . Riêng hai chức Hổ dực ðô hoả hoả và Giám
hoả thì chưa rõ. Theo Cảnh Huệ Linh chú Văn khắc ðời Trần1
có chức Hổ dực ðô hiệu ðầu, dẫn sách An Nam chí lược của Lê Trắc, phần Binh
chế : “Thân quân gồm có : Thánh dực ðô, Thần dực ðô, Long dực ðô, Hổ dực
ðô”. Có lẽ chức Hổ dực ðô hoả hoả ở ðây là chức Hổ dực ðô ðýợc Lê Trắc nhắc ðến
chãng?
Về chữ cụm từ Nhất ðô chúng tôi chưa xác ðịnh rõ. Tuy
nhiên, theo Cổ Hán ngữ ðại từ ðiển2 chữ Ðô còn có
hai nghĩa :
+ Chỉ một ðơn vị hành chính thời cổ.
+ Ðể gọi tân quân ở các phiên trấn ðời Ðường mạt.
Phải chăng dưới ðời Trần, ở vùng phên dậu như Thanh Hoá người
ta vẫn còn dùng chữ Ðô với một trong hai nghĩa trên.
Thứ nãm, vãn bản cho biết hai khái niệm khá ðặc biệt: Tín
ðạo bà 信道婆 và Tam bảo lộ 三寶路.
Tín Ðạo bà là từ chỉ người phụ nữ mộ ðạo, hiệu
là Tín Ðạo. Trong Vãn khắc ðời Trần cũng hay gặp như: Tín Tâm bà
(tr376), Tiểu Huệ bà (tr436, 460), Huyễn Tâm bà, Viên Tâm bà, Chính Tín bà (tr
699), Huyễn Tịnh bà (tr 270), Tín Tâm bà (tr 580), v.v... Các cụm kết cấu này ðời
sau không thấy xuất hiện nữa.
Khái niệm Tam bảo lộ là chỉ con ðường thuộc về nhà
chùa, cũng giống như Tam bảo ðiền, Tam bảo thị. Về sau khái niệm này cũng không
còn, chỉ còn lại Tam bảo ðiền và Tam bảo thị, Tam bảo lộ trở thành Quan
lộ (là ðường chung của nhà nýớc). ở ðời Trần, thế lực của nhà chùa vẫn còn mạnh,
có quyền sở hữu riêng con ðường ði vào chùa3 .
Ngoài ra, trên bia còn cho biết một ðịa danh cấp xã ðời Trần
là xã Hiệu Liễu (校了). Ðến ðầu thời Nguyễn tên xã này không còn nữa
nhưng Ðộng Bồng (洞蓬) là tên Nôm thì vẫn còn, nay là thôn Ðộng Bồng
xã Hà Tiến.
Từ các chứng cứ trên, chúng tôi cho rằng vãn bản bia Ðộng
Bồng sơn am ðược khắc vào năm Thiệu Phong thứ 10 (1350), ðời Trần. Không thấy
có hiện tượng khắc lại.
Bia tuy ðã bị mờ mòn
mất phần ðầu, phần còn lại chỉ ðọc ðược lõm bõm, nhưng những thông tin mà nó
ðem lại như chữ huý, mã chữ Nôm, ðõn vị ruộng ðất, chức quan, khái niệm liên
quan ðến nhà chùa rất ðáng lưu ý. Tuy nhiên, ðể có thể tìm hiểu, ðánh giá ðược
những giá trị của nó chúng tôi cần phải ði sâu nghiên cứu thêm.
Ðể giới thiệu ðược tấm bia này, chúng tôi ðược sự giúp ðỡ chỉ
bảo của một số các cô, chú trong Viện. Đặc biệt là TS Nguyễn Thuý Nga đã tận tình động viên và chỉ ra nhiều điểm quan trọng để tôi hoàn thành bài viết này. Nhân ðây chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Bia này tuy đã mờ mòn, nhưng nhóm Phan Bảo, Lê Quốc Việt, Phạm Văn Ánh, Trần Trọng Dương, Nguyễn Tô Lan đã sưu tầm và dịch trong Tuyển tập văn bia đời Trần của Nxb. Thanh Hóa, 2013.
Bia này tuy đã mờ mòn, nhưng nhóm Phan Bảo, Lê Quốc Việt, Phạm Văn Ánh, Trần Trọng Dương, Nguyễn Tô Lan đã sưu tầm và dịch trong Tuyển tập văn bia đời Trần của Nxb. Thanh Hóa, 2013.
_________________
Tài liệu tham khảo
- Ðào Duy Anh, Ðất nước Việt Nam qua các ðời, Nxb Thuận
Hoá, 1998.
- Nguyễn Tài Cẩn, Một số vấn ðề về chữ Nôm, Nxb. ÐH
và THCN, H,.1983.
- J. F. M. Genibrel. Tự ðiển Việt Pháp, Khai Trí, S,.
1898
- Nguyễn Tá Nhí, Các phương thức biểu âm trong cấu trúc
chữ Nôm Việt, Nxb. KHXH, H,.1997.
- Ngô Ðức Thọ, Chữ huý Việt Nam qua các triều ðại.
Nxb Vãn Hoá. H,. 1997.
- Hà Văn Tấn chủ biên, Khảo cổ học lịch sử, Nxb KHXH,
H,. 2001.
- Ðại Việt sử ký toàn thư, Nxb. KHXH, H,. 1998.
- Lịch triều hiến chương loại chí, Viện sử học, Nxb.
KHXH, H,. 1993
- Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1996-1997.
- Tên làng xã Việt Nam thế kỷ XIX, Viện nghiên cứu
Hán Nôm, Nxb. KHXH, H,. 1981.
- Vãn Khắc Hán Nôm Việt Nam ðời Trần, Thượng- Hạ,
VNCHN-Trung Chính ðại học văn học viện. 2002.
1 Xem thêm Ngô Đức Thọ, Chữ huý Việt
Nam qua các triều đại, Nxb. Văn hoá, H. 1997, tr.38.
2 Toàn thư , Nxb KHXH, H,. 1993.
Bk, Q.4, tờ 5b.
3 “Quang Thái thứ 8 (3/1395) vua Trần Thuận
Tông xuống lệnh bỏ kiêng huý chữ Nguyệt và chữ Nam, cho dùng nguyên dạng như cũ” Toàn thư, BK, Q.8, tờ 25a.
4 Nguyễn Tài Cẩn: Một số vấn đề về chữ
Nôm, Nxb. ĐH và THCN, H,. 1985, tr.31,
5 Nguyễn Tài Cẩn, sđd, tr.29,
6 Nguyễn Tài Cẩn, sđd, Tr.19.
1 Văn khắc
Hán Nôm Việt Nam đời Trần, Viện nghiên cứu Hán Nôm, 2002. quyển Hạ, tr. 736
2 Toàn thư, BK, Q.5, tờ 19b.
3 J. F. M. Genibrel. Tự điển Việt Pháp,
Khai Trí, S,. 1898. Tr 229. Có ghi chữ Đỗi, nghĩa thứ 2 là chỉ: một quãng. Vd :
Đi cách một đỗi; Một đỗi nữa thì tới; Cách một đỗi.
4 J. F. M. Genibrel,... sđd, tr 66, 685.
5 “Năm Đại Định thứ 7 (1147) đời Lý Anh
Tông, tháng 8 xuống chiếu rằng các quan Quản giáp và Chủ đô, phàm sung bổ Cấm
quân phải chọn những hộ nhiều người, không được lấy người cô độc, làm trái thì
trị tội.” Toàn thư, BK, Q.4, tờ 6a.
6 “Năm Quang Thái thứ 10 (1397), mùa hạ,
tháng 4. Bãi các chức Đại, Tiểu tư xã, Đại toát, còn chức Quản giáp vẫn theo
quy chế cũ”. Toàn thư, BK, Q.8, tờ 29b.
7 Toàn thư, BK, Q.5, tờ 14b
1 Quyển Thượng,
Tr .195, 201 , sđd.
2 Cổ Hán Ngữ
đại từ điển, Thượng Hải từ thư xuất bản xã, 1999.
3 Xem thêm
Văn khắc đời Trần, sđd, tr. XXIII, Q. Thượng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét