Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Khoá nhi bát pháp-Kinh nghiệm dạy chữ Nho đời xưa

Bài viết đăng Thông báo Hán Nôm học 2009 với tiêu đề:
Khóa nhi bát pháp - một số kinh nghiệm trong giảng dạy chữ Hán giai đoạn vỡ lòng.


http://hannom.org.vn/detail.asp?param=1814&Catid=520
Phần chữ Hán có nhầm lẫn 1 chỗ: Con cháu tốt hay không tốt ... Trên Blog này chúng tôi đã chỉnh lại.

KHÓA NHI BÁT PHÁP 課兒八法CHÍNH HỌC CA 正學歌KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY CHỮ HÁN GIAI ĐOẠN "VỠ LÒNG"
NGUYỄN ĐỨC TOÀN
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Giáo dục chữ Hán, từ giai đoạn "vỡ lòng", còn gọi là tiểu học(1)là giai đoạn quan trọng trong đào tạo dạy học chữ Hán ở các nước sử dụng văn tự Hán. Các sách Mông học kinh điển 蒙學經典là những tài liệu cơ bản dạy dỗ người học các tư tưởng đạo đức luân lý của Nho giáo thông qua hình thức học chữ, có vần điệu, dễ nhớ, dễ học từ đó có thể hành văn trôi chảy lưu loát(2). Thậm trí bổ sung đào tạo kiến thức niêm luật đối ngẫu chặt chẽ, điển tích điển cố thuần thục. Xây dựng nền tảng khá vững chắc cho người tiếp thu các tri thức cao về mặt tư tưởng trong Kinh - Sử (-). Các giáo trình tiểu học tiêu biểu mà chúng ta đã từng biết thì có những sách như Tam tự kinh 三字經, Chu tử trị gia cách ngôn 朱子治家格言, Tăng quảng hiền văn hóa 增廣賢文化, Minh đạo gia huấn 明道家訓, Minh tâm bảo giám 明心寶鑑, Ấu học Quỳnh Lâm 幼學瓊林
Vấn đề đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về việc dạy dỗ chữ Hán ở bậc vỡ lòng của các cương vực văn hóa tương đồng vốn là một vấn đề khá lý thú. Trong bài viết này chúng tôi chỉ xin giới thiệu về kinh nghiệm giảng dạy trong dạy chữ Hán giai đoạn vỡ lòng là Khóa nhi bát pháp 課兒八法 (Tám phép dạy trẻ) và và Chính học ca 正學歌 (Bài ca về việc học cho đúng - 10 bài) được chép trong sách Truyền gia bảo 傳家寶 của tác giả Thạch Thành Kim 石成金, người đời Thanh, Trung Quốc(3). Cung cấp chút kinh nghiệm dạy chữ Hán cho con trẻ cũng như người mới học. Khuyên người đi học trong các việc, như: đọc sách, giữ tư thế ngồi đoan chính, đi đứng đàng hoàng, nói năng khiêm tốn, ăn uống giữ gìn, hiếu với song thân, kính người tôn trưởng, đối đãi với xóm giềng, an phận giữ nghiệp, răn những việc sai trái. Là những phẩm chất đức tính cần thiết để rèn luyện mình theo đạo đức luân lý Nho giáo ngay ở giai đoạn vỡ lòng. Giai đoạn căn bản của giáo dục truyền thống.(4)
Truyền gia bảo toàn tập 傳家寶全集là tác phẩm tiêu biểu của Thạch Thành Kim, gồm 4 tập, số lượng thiên chương khá dài. Chúng tôi chỉ xin trích dẫn đôi điều về quan điểm giáo dục của tác giả và chút kinh nghiệm dạy học được tác giả đúc kết trong cuộc đời dạy học của bản thân là Khóa nhi bát pháp 課兒八法(Tám phép dạy trẻ) trong Quyển 1/ Sơ tập /卷一/初集Chính học ca 正學歌trong Quyển 6/ Sơ tập/ 卷六/初集những lời thơ khuyên răn người đi học hiểu rõ giá trị việc học làm người.
Phần đầu tác giả đã đưa ra quan điểm giáo dục đạo đức khá kỹ lưỡng trong việc dạy trẻ. Chỉ ra việc yêu thương con trẻ thế nào mới là đúng:
耀,""退(đời kế nối việc thờ tự, giữ gìn gia nghiệp, nổi thanh danh hiển cha mẹ, rạng rỡ đời trước kế nối đời sau, đều là nhờ ở con cháu. Con cháu hiền giỏi thì nghiệp nhà hưng thịnh; Con cháu không hiền thì gia phong suy bại. Đấy là cái thiết yếu quan trọng liên quan đến con cháu vậy. Vô luận nhà giàu nhà nghèo nhà sang nhà hèn, các bậc cha ông đều rất yêu thương con cháu. Nhưng các bậc cha ông mà không biết cách yêu thương con cháu, cho nên đều khiến cho con cháu bị mê lầm hư lỡ hết cả. Thế nào gọi là cách để yêu thương, giờ phút của một chữ “giáo” không thể thiếu khuyết nó được. Hãy thử xem, thời thượng cổ người phụ nữ hễ khi có mang thì mắt không nhìn tà sắc, tai chẳng nghe tiếng dâm, đó gọi là Thai giáo 胎教, do đó khi sinh con thì hình dung đoan chính, thông minh hơn người; Khi con biết ăn cơm, thì dạy con dùng tay phải; Khi con biết nói năng thì răn con khi nói những lời kiêu ngạo; Khi 6-7 tuổi, trai gái không được ngồi cùng chiếu, không chung đồ ăn; Tất cả các việc ra vào, ăn uống, dạy con kính khiêm bậc trên; áo quần không được lụa bông, ăn uống phải có chừng độ; 8 tuổi đi học, dạy cho quét dọn đối đáp tiến lui, dạy cho hiểu Lễ, Nhạc, Xạ, Ngự, Thư, Số; 15 tuổi học Đại học, dạy cho sáng lý ngay tâm, dạy cho đạo tu thân đãi người; Còn như con gái, 10 tuổi thì không cho ra khỏi chốn khuê phòng, dạy cho cách thêu vá cắt may, các việc nấu nướng bếp núc, tất cả hành vi lời nói dung mạo phải nhu mì cung thuận. Phép dạy của cổ nhân còn nhiều, không thể thuật hết. Thiết nghĩ các vị lúc bấy giờ, há không yêu thương con cháu sao! Sao lại quản lý câu thúc cháu con như vậy. Chính là vì không quản lý câu thúc cháu con như vậy, thì không thành người được. Vậy cho nên Khổng Tử mới nói rằng: Yêu chúng nó có thể không lao nhọc được sao!(5) Nhất định phải khiến cho cháu con cần lao khó nhọc, thì mới không để cháu con bị mê lầm hư lỡ. Đó mới chính là yêu thương con cháu vậy).
Con người có thể trở nên tốt đẹp, có văn hóa hay không chủ yếu ở khâu đào tạo ngay từ lúc bé: ;忿 !(Con cháu tốt hay không tốt, chỉ căn bản ở có dạy dỗ hay không dạy dỗ. Đại thể là không dạy nó cần kiệm bộc trực thì nó sẽ xa hoa; không dạy nó chăm chỉ siêng năng thì nó sẽ chơi bời sa ngã; không dạy nó nhẫn nại thì nó sẽ tranh đua; không dạy nó khiêm cung thì nó sẽ ngạo mạn. Cứ không cái này thì ắt là cái kia, là cái lý tự nhiên vậy. Nhưng ở trên đời này ai là người sinh ra đã là người hiền được ngay đâu? Đều phải có dạy dỗ thì mới thành được; Ai là người sinh ra đã là ác ngay đâu? Đều là do không dạy dỗ nên mới ra hư hỏng thế. Như ngọc không chịu mài là ngọc phế, sao thành đồ quý được! Như ruộng không cày xới, thì thành ruộng hoang, sao có ngày mùa bội thu được!).
Tác giả nhấn mạnh vai trò của các bậc làm cha làm mẹ. Sự hay dở của con cái đều là trách nhiệm nặng nề của cha mẹ. Những người làm cha làm mẹ không thể chối bỏ trách nhiệm của mình:
(Dạy dỗ con vì đâu phải chỉ ở mỗi mình cha mẹ? Giả như cha mẹ không dạy dỗ con cái, thì người trong họ hàng thân tộc cũng có người tốt, nhưng như thế thì có thể dạy dỗ cho từng thứ từng thứ, ngày ngày chẳng dời ư ? Lời nói còn chẳng tin, tình nghĩa còn chẳng gần, ai có thể lòng dạ bằng cha mẹ được, đắng miệng mỏi lưỡi chỉ khiến người ta chán. Do đấy con cái tốt hay không tốt, đều tại trách nhiệm của bố mẹ cả. Chẳng may mà bố mẹ chẳng còn, thì mới việc đến ông, đến chú).
Phần giới thiệu về Tám phép dạy trẻ (儿八法Khóa nhi bát pháp) là những kinh nghiệm đã được tác giả tích lũy chắt lọc trong thời gian dạy học, nó cung cấp cho những người dạy học ngày nay những phương pháp rất đơn giản nhưng hữu ích trong việc dạy dỗ trẻ, nhất là đối với việc học chữ Hán, thứ văn tự có đặc trưng riêng biệt. Tám phép dạy đó là:
1. Học thuộc lòng
sớm khiến cho đọc được liên tục, từ 100 lần đến 200 lần, thuộc như nước chảy, rồi mới đến các việc khác. Đại thể cái căn bản của hôm nay đã sâu, từ đó về sau mãi không quên được, đến lúc đọc sách không phiền hà đọc nhiều, mà đã một mạch tuôn ra, đâu đợi phải phí sức. Mỗi lần thấy ở trường trong làng chẳng thừa buổi nào ra sức đọc thuộc sách mới, đến trưa còn đôn đốc, mỗi câu mỗi cách, thầy lại roi vọt, mà thêm quát giận học trò, càng lâu thành rối dạ, rút cục sách này vừa đọc, sách kia đã quên, về sau lại ra sức ôn lại, chỉ khổ mà khó thuộc được).
2. Dạy vừa phải 少授
(Như đọc sách có thể đọc được 10 hàng, chỉ cho đọc 7 - 8 hàng thôi, một là sức khỏi phí dễ đọc, hai là để dưỡng cái tinh thần mà giảng giải nghĩa chữ. Hoặc khi có hỏi rằng: Nếu dạy con, có dạy đọc 10 hàng mà chỉ dạy đọc 7 - 8 hàng, thì kinh sách không đọc sớm hết xong được thì làm thế nào? Ta đáp: Nếu như 10 tuổi mà đọc xong, có thể không thuộc, cũng có thể thuộc mà không hiểu một chữ. Nhưng cứ theo phép của tôi, cứ đọc đến chỗ nào, thì giảng đến chỗ ấy, tuy chậm 1 - 2 năm mới đọc xong, nhưng có ích lâu dài hơn là được sớm 1 - 2 năm).
3. Nhận mặt chữ 認字
lần lượt viết ra, mỗi ngày lại giảng giải, xem xét tư chất để tính toán ít nhiều, ví dự như trước đó 1 hôm dạy cho 1 chữ liễu, hôm sau lại cho thêm nét nhất ngang chữ liễu, tức là thành chữ tử trong từ phu tử 夫子, phụ tử父子, cứ như thế mà suy, nhận mặt từng chữ, thấu tỏ từng chữ, thế là sách chưa đọc mà nghĩa chữ đã tường tận, khi đọc sách mới cực kỳ đỡ sức).
4. Viết ngay ngắn 正畫
(Chữ thì có quy thức nhất định, 1 chấm 1 nét không thể vội vàng, các dạng như viết bớt nét, tô hai chấm(5), càng không thể để học biết, trẻ có thể thành quen, cứ nhất nhất nghiêm sửa hết).
5. Giảng nghĩa 講義
(Như hôm nay đọc sách mới sớm đã thành thục rồi, đến trưa nhận mặt chữ xong, đến chiều thì viết chữ xong, lý giải sách xong, lại đem sách mới ấy trong vòng 10 hôm lại đọc lại 100 lần, vừa đọc vừa giảng giải. Khi nghĩa chữ đã thông, lúc ấy mới giảng suốt được, mà tự nhiên sáng tỏ hết. Vừa đọc vừa giảng, so với đọc nhiều mà không thuộc lại không biét giải cứu thì thấy thế nào).
6. Giữ nếp kính cẩn 存敬
(Người bắn tên ắt phải để cái chí bên trong cho thẳng thắn, cái thể bên ngoài cho ngay chính, huống chi lúc chúng ta đọc sách viết chữ! Gần đây thấy các trò, đầu nghiêng ngồi vẹo các kiểu đều trái quy thức, làm thế nào để thay đổi được cái khí chất ấy đây? Khi viết chữ, phải ngồi ngay thẳng, hai tay bằng nhau, hai chân đều như một; Khi đọc sách, mắt không nhìn ngang, thân không lắc lư, câu chữ phải rõ ràng. Chẳng may có lúc nào mệt mỏi, thì tĩnh lặng nghỉ 1 lát, chớ có qua loa cho xong chuyện. Lúc bình thường không có việc gì, ngồi thì ngay ngắn, đứng thì trang nghiêm, chẳng phải chỉ mỗi thân thể nhà Nho phải như thế đâu, vậy nên các trò phải nghiêm kính suy nghĩ, thu thập cái tâm phóng túng, chớ vượt phép ấy).
7. Phải hoạt cơ 活机(6)
便(Tiết hè tiết thu ngày dài, các công vụ chính đã xong xuôi, không ngần ngại cùng với thầy nhàn tản dạo chơi, hoặc hỏi han nghĩa chữ hàng ngày học tập, lý lẽ sách vở thầy giảng, hoặc như thấy các loài cây cỏ chim thú, đều nhớ tên thuộc nghĩa, hay như các chuyện vua tôi từ xưa đến nay, hiền nho danh tướng các đời, tranh thủ mà trình bày lại. Lâu ngày, lại thêm mở mang thần trí, tích lũy tự làm giàu kiến thức, chính là không chỉ tan mất cái nhàn mỏi mệt vậy thôi).
8. Hỏi nghĩa lý
(Điều thực liên hệ trọng yếu, là lúc thường không có bên thầy, những người là bậc phụ huynh nên tiếp cận gần nơi học hỏi han hôm nay đọc những sách gì, trình bày triệt để một lần, những điều có quên sót cũng không nề sớm muộn mà hỏi thêm đi. Lại những lúc 5 canh hô dậy, hỏi việc như trước. Năm tháng không ngừng như thế, có ích lợi 10 lần. Còn như văn chương khéo léo, lúc nhàn rỗi thì giảng luận, không để cho lười biếng làm quen).
Tiếp sau là Chính học ca 正學歌, là một chùm 10 bài thơ chữ Hán với nội dung khuyên răn kẻ đi học phải biết chuyên cần sách vở, đứng ngồi nói năng phải đoan chính, giữ gìn đạo hiếu, kính bậc tôn trưởng, đối nhân xử thế hòa mục. Mười bài như sau:

Đọc sách
Chính ngay đọc sách phải bền tâm,
Nghĩa lý tỏ tường miệng rõ âm.
Đọc nhiều quý ở nhiều lần đọc
Giảng ra phải cố gắng suy tầm.
Trước Kinh sau Sử bao công dụng,
Đọc thấu hành văn sức lực thêm.
Lúc rỗi chớ nhàn chăm luyện chữ,
Trước song tranh thủ chút quang âm(6).
Tư thế ngồi
Ngồi khép hai chân buông đủ lề,
Đoan trang như tượng đắp không hề.
Kỵ nhất thân nghiêng phải hoặc trái
Chớ để hai tay nghịch tứ bề(7).
Với bạn cùng ngồi tay khép gọn
Đối diện với khách chân chớ rê.
Tối kỵ đùi rung chân dậm đất
Thế cực hạ tiện khiến người chê.
指從。
Đi đứng
Đi đứng khoan thai phải nhớ lòng,
Đừng theo cử chỉ lũ cuồng ngông.
E chỗ mấp mô chân vấp ngã,
Sợ đường trơn trượt mất oai phong.
Xóm giềng gần gũi chào gặp gỡ,
Bề trên đứng trước phải khiêm cung.
Hiềm nhất nghi ngờ là phải tránh,
Góc phố đầu thôn gặp gỡ cùng(8).

4.
莫逞机鋒樂斗唇。
Nói năng
Nói năng ngôn ngữ chớ coi thường,
Coi thường dễ gặp chuyện ngang ương.
Bình thường đối đáp nên chuyện thực,
Thân thiết giao du phải tỏ tường.
Miệng chọc chuyện riêng ấy hiềm nhất,
Rỗi nhàn chớ kể lể xóm giềng.
Gật đầu tai tiếp ra hình khác(9)
Chớ có chích châm sướng miệng mồm.
Ăn uống
Ẩm thực theo thường no là thôi,
Chớ hay kén chọn với tham mùi.
Như nơi bề trên đừng gắp trước,
Những chỗ ngang hàng khiêm tốn mời.
Vật thừa há để cùng mâm thấy,
Canh dư rất kỵ húp tràn môi.
Người hay chỉ lướt sơ biết vị,
Tham ăn từ trước thẹn ai ơi(10).
Hiếu thân
Thử hỏi duyên đâu có thân này
Một xương một tóc cũng mẹ thầy.
Chỉ xem nuôi dạy ân cần đấy
Là thấy ngày xưa bú mớm dầy.
Ngửa xem trời rộng suy nguồn gốc
Ba xuân tấc cỏ báo sao đây.
Trông kìa quạ con mớm lại mẹ(11)
Dám phụ công lao thẹn với mày.
Kính trên
Trời đất sinh người có trước sau
Hễ gặp người trên kính nhường mau.
Cẩn thận thi lễ đừng vượt trước
Từ từ nối gót tiếp theo sau.
Kính lễ bề trên lẽ trời đặt
Một thôn hiếu đễ khéo dạy nhau.
Bạc đức xưa nay người kiêu ngạo
Chớ học cuồng ngông lũ lau nhau.

Đối đãi
Sinh ra cùng xóm với cùng làng,
Chẳng phải giao du cũng họ hàng.
Lễ tôn qua lại bồi nhân hậu,
Nghĩa tình họ mạc các đời sang(12).
Chớ vì giận nhỏ mất hoà khí,
Rồi kết thành thù bụng giữ giàng.
Chơi nhau hóa hại nên chuốc luỵ,
Mới hay hoà mục là thân an.

An phận
Sĩ nông công thương phải cần lao,
Tự có vinh hoa có phú hào.
Tốt nhất một lòng theo nghề gốc,
Chớ có buông tay đợi sáng sau.
Tinh thần chuyên nhất lòng trời giúp,
Nghề nghiệp thành rồi vận tốt sao.
Đừng có lan man tham lũng đoạn(13),
Cá thèm thành mất củi nhà cao(14).

10.
Răn việc trái
Phàm trăm sự trái chớ có làm,
Trái làm nào buổi chẳng đeo giam.
Vô duyên tự khởi cơn sóng ác,
Phạm pháp số đen chớ có than.
Dấy niềm sai trái sao không ngại,
Quay đầu muôn tiếc sửa sao cam.
Chẳng như giữ phận người quân tử,
Ai dám khinh ta ta chẳng làm.







Chỉ thông qua mấy lời thô dịch một phần trong Truyền gia bảo của Thạch Thành Kim. Chúng ta càng thấy rõ ý nghĩa của giai đoạn đào tạo chữ Hán Tiểu học. Nó không chỉ đem đến cho người học kiến thức, kỹ năng tiếp cận Hán tự mà còn rèn rũa con người trở nên nề nếp, hiếu thuận, kính trên nhường dưới, thương yêu mọi người. Nhất là trách nhiệm vai trò của các bậc phụ huynh, những người làm cha làm mẹ có ảnh hưởng to lớn trong cả quá trình học tập của trẻ nhỏ. Mười bài thơ của Chính học ca không những là lời thơ rèn đức cho con trẻ mà là những lời châm, lời minh răn dạy cho cả những người trưởng thành. Nghiên cứu về giáo dục chữ Hán giai đoạn Tiểu học còn rất nhiều điều lý thú, góp phần bổ ích cho nền tảng của việc giáo dục con trẻ ngày nay.
Chú thích:
(1) Quan niệm Tiểu học ở đây, chúng tôi muốn nói đến giai đoạn học chữ Hán ở giai đoạn vỡ lòng, căn bản. Khác với cách hiểu Tiểu học, theo nghĩa là các sách vở có tính chất Kinh điển, được phân định trong Tứ bộ Kinh - Sử - Tử - Tập, quy Tiểu học là 1 phần của Kinh bộ, trong khi các sách thuộc về Mông học kinh điển lại bị quy về Tử bộ.
(2) Mông học kinh điển 蒙學經典: Các sách dạy chữ Hán giai đoạn vỡ lòng. Thư tịch cổ Trung Quốc liệt các sách Kinh điển mông học vào hàng Tử bộ trong Tứ bộ Kinh - Sử - Tử - Tập.
(3) Thạch Thành Kim 石成金, tự là Thiên Cơ 天基, hiệu là Tinh Trai 惺齋, người Dương Châu. Ông sinh vào khoảng năm Thuận Trị thứ 16 (1658), đời Thanh, mất vào khoảng những năm đầu đời Càn Long. Thạch Thành Kim xuất thân thuộc dòng dõi quý tộc ở Dương Châu, thiên tư thông tuệ, từ nhỏ đã học nhiều sách vở thi văn, Kinh Sử Tử Tập không gì không thông hiểu. Cả đời chỉ lấy trước tác và dạy học làm nghiệp chính, có rất nhiều tác phẩm, đại biểu là Truyền gia bảo toàn tập 傳家寶全集.http://bbs.guoxue.com/
(4) Nguyên văn chữ Hán lấy từ nguồn: http://hi.baidu.com/ ;
(5) Trích sách Luận ngữ - Hiến vấn / /: ?」
(6) Viết bớt nét và tô 2 chấm là kiểu chữ viết tắt, giản hóa các chữ phức tạp. VD: = cố; = văn. Viết 2 chấm hai bên, có người còn gọi là kiểu chữ tháu đấm.
(7)Linh hoạt, không máy móc.
(8)Quang âm 光陰: chỉ thời gian thanh xuân, trai trẻ.
(9)Tứ bề, là dịch từ Đông Tây 東西, nghĩa chữ Hán cũng có nghĩa chỉ nghịch đồ vật.
(10)Ý nói tránh những nơi có thể sinh chuyện thị phi.
(11)Dịch từ 交頭接耳Giao đầu tiếp nhĩ/ Ghé đầu nói thầm vào tai, tai nghe đã thành chuyện khác rồi.
(12)饕餮Thao thiết: Tham ăn
(13)Điển tích loài quạ, chim non thường mớm mồi lại cho chim mẹ. Nhà Nho lấy hình tượng này để chỉ đạo hiếu của loài chim.
(14)休慼Hưu thích: Nói những sự việc lúc nhàn, lúc gấp gáp giúp đỡ tương trợ lẫn nhau; 我先恩Ngã tiên ân: Chỉ mối thâm giao quen biết từ các đời trước.
(15)Lũng đoạn: Lũng đoạn  kẻ tài mưu lợi. Choán nơi tiện lợi của người mà lõng hết lời vào mình.
(16)Hình tượng người đi kiếm củi, thấy người câu được cá, bỏ cả buổi kiếm củi để ngi câu, mong được cá. Nhưng hóa ra cá không được mà mất công, mất việc kiếm củi cả 1 ngày.
Tài liệu tham khảo
- Nguyên văn tư liệu chữ Hán lấy từ nguồn: http://hi.baidu.com/; http://bbs.renlong.com.cn/; http://bbs.guoxue.com/
- Luận ngữ - Hiến vấn.
- Từ nguyên. Thượng Hải. Thương vụ ấn thư quán, 1997.
- Hán Việt từ điển. Thiều Chửu. Phiên bản 1.5 (2005.10.28) Copyright © 2003 - 2005.
- Từ điển Lạc Việt mdt 2005 - CVH.
- Giáo trình Hán Nôm. Trung tâm giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố. Tài liệu lưu hành Nội bộ. H. 2009./.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét